Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

I- Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, học sinh cần:

1-Kiến thức:

- Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu KT tiến bộ nhất trong cả nước, đồng thời cũng hiểu được những hạn chế của vùng, từ đó suy nghĩ biện pháp khắc phục.

- Nắm được cái khái niệm như : Khu công nghệ cao, khu chế xuất.

2-Kỹ năng:

- Xác lập mối quan hệ, con người và hoạt động sản xuất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8-1-2009 Tiết: 36 Ngày dạy:9-1-2009 Tuần:20 Bài 32 ( Tiếp theo) I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1-Kiến thức: - Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu KT tiến bộ nhất trong cả nước, đồng thời cũng hiểu được những hạn chế của vùng, từ đó suy nghĩ biện pháp khắc phục. - Nắm được cái khái niệm như : Khu công nghệ cao, khu chế xuất. 2-Kỹ năng: - Xác lập mối quan hệ, con người và hoạt động sản xuất. 3-Thái độ: -Ý thức bảo vệ môi trường II- Đồ dùng dạy học: - Át lát địa lý Việt Nam - Bản đồ KT Đông Nam Bộ - Tranh ảnh các nhà máy, công trường, trang trại ở Đông Nam Bộ III- Các hoạt động dạy học: A- Ổn định và kiểm tra bài cũ: (6’) HS1:- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển KT Đông Nam Bộ. -Xáác định trên bản đồ tài nguyên khoáng sản có trong vùng ? HS2:- Xác định vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ? - Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? ( Vì tập trung nhiều ngành kinh tế: Cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ và cĩ vị trí thuận lợi. B- Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng 1- Mở đầu: 3’ Bài học trước đã cho ta biết Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Nhưng sự năng động ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp chúng ta chưa rõ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cặn kẻ về điều ấy => Ghi đề bài - GV nói rõ bài có 2 nội dung cần tìm hiểu. . Công nghiệp . Nông nghiệp. 2- Phát triển: IV-Tình hình phát triển kinh tế HĐ 1- GV giới thiệu và ghi nội dung 1 lên bảng. 14/ 1- Công ngiệp: -Dựa vào kênh chữ mục 1: Cho biết đặc điểm cơ cấu SXCN ĐNB trước ngày giải phóng ?( Công nghiệp phụ thuộc, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp, tỉ trọng chiếm 11%) - Ngày nay công nghiệp của vùng như thế nào ta căn cứ vào bảng 32.1: So sánh tỉ trọng công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu KT của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước - Từ đó rút ra nhận xét? => GV kết luận - Có vai trò quan trọng nhất, chiếm hơn 1/2 cơ cấu kinh tế vùng. Quan sát hình 32.2 (BĐKTĐNB ) - Nêu tên các ngành CN ở Đông Nam Bộ? => Nhận xét cơ cấu SXCN ĐNB ? HS trả lời sau đó GV kết luận: -Cho HS xem ảnh 32.1 SGK và 1 số ảnh khác. - Cơ cấu đa dạng: gồm nhiều ngành quan trọng như : khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực - thực phẩm xuất khẩu hàng tiêu dùng - Sắp xếp và xác định các TT CN theo thứ tự từ lớn đến bé? (TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh) - Nhận xét sự phân bố CN ở Đông Nam Bộ? => Học sinh trả lời + bản đồ => GV kết luận -Phân bố: TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu -Vì sao SXCN tập trung chủ yếu ở TPHCM ? (Vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào tay nghề cao, chính sách phát triển luôn đi đầu) -Công nghiệp trong vùng có những khó khăn gì ? * Khó khăn: -Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng -Ô nhiễm môi trường *Tích hợp:Nguyên nhân ô nhiễm môi trường ? Biện pháp ? - Học sinh xem 1 số ảnh: Ô nhiễm môi trường HĐ 2- Công nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ trong vùng mà còn đóng góp 1 tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế cả nước. Còn nông nghiệp thì chiếm tỉ trọng bao nhiêu ? ( 6,2% dựa bảng 32.1). GV: nhưng nơng lâm ngư nghiệp cĩ vai trị rất quang trọng, vai trị quan trọng như thế nào ta tìm hiểu sang mục 2 15’ : 2- Nông nghiệp: Quan sát hình 32.2 :(BĐKTĐNB) - Nêu tên các loài cây trồng chính ở Đông Nam Bộ? - Nêu nhận xét về sự phân bổ của chúng ? - Dựa vào bảng 32.2 em hãy. + Nhận xét tình hình phân bố cây CN lâu năm ở Đông Nam Bộ? + Tại sao cây cao su lại được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ? => GV kết luận: (-Đất đỏ badan, đất xám, đất phù xa cổ -Địa hình tương đối bằng phẳng -Khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít gió lớn. -Người dân có kinh nghiệm -Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su -Thị trường lớn: TQ, EU, Bắc Mỹ, Nhật . . . -Hiệu quả kinh tế cây cao su lớn. Mở rộng: 1877 có những đồn điền cao su đầu tiên của Pháp có ở đây, đến 1914 mới trồng nhiều => người dân có nhiều kinh nghiệm . Giá mủ thô cao su xuất khẩu giá củng cao, khi cao su già gỗ để làm đồ trang trí nội thất có giá trị . Giải quyết được việc làm. H: Dựa vào những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ? ( -Đất badan, đất xám, đất phù sa cổ -Địa hình tương đối bằng phẳng. -Khí hậu cận xích đạo -Tập quán và kinh nghiệm SX lâu đời -Thị trường xuất khẩu lớn) - Là vùng trồng cây CN quan trọng nhất nước đặc biệt là cây cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, thuốc lá và cây ăn quả. -Cho HS quan sát tranh: Chăn nuôi gà, bò, lợn ) -Dựa vào tranh trên nêu một số nét chính về ngành chăn nuôi của vùng? => GV kết luận: - Chăn nuôi gia cầm, gia súc theo phương pháp công nghiệp. * Tích hợp:Vùng biển Đông của ĐNB là vùng đang khai thác dầu khí, vì vậy khai thác và vận chuyển dầu khí phải giữ an toàn tuyệt đối, nếu không sẽ tác hại cho ngành thủy sản - Nuôi trồng thủy sản được chú trọng nhiều. - Xác định vị trí Hồ Dầu Tiếng và Trị An trên bản đồ? - Nêu vai trò của 2 hồ này đối với sự phát triển NN vùng? - Học sinh xem một số ảnh có liên quan: Hồ Dầu Tiếng ( SGK), Hồ Trị An * Tích hợp: việc bảo vệ rừng đầu nguồn của 2 hồ chứa nước này rất quan trọng 3- Củng cố và bài tập: 6’ - GV dùng các câu hỏi và bài tập sau để củng cố: Câu 1: Xác định các trung tâm công nghiệp trên bản đồ ? Mỗi trung tâm có những ngành công nghiệp nào ? Câu 2: Hãy điền Đ ( đúng) hoặc S ( sai) vào các câu trả lời sau đây cho thích hợp: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất của nước là A.Nhóm đất có diện tích lớn và chất lượng tốt là đất badan và đất xám. B.Khí hậu cận xích đạo nền nhiệt độ cao, sự phân hóa sâu sắc theo mùa. C.Đồng bằng châu thổ sông Đồng Nai màu mở, rộng lớn. D.Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp Đ.Thời tiết thất thường, ảnh hưởng sâu sắc, thiên tai, bão lụt. E.Hệ thống thủy lợi tốt và có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nông sản. G.Thị trường xuất khẩu lớn H.Địa hình thuận lợi cho việc tập trung hóa sản xuất nông nghiệp. 4- Dặn dò và nhận xét: (1’) - GV dặn học sinh về nhà làm một số công việc sau: 1. Đọc lại nội dung bài ở SGK 2. Học nội dung được ghi vào tập 3. Làm bài tập 3 SGK Trang 120 4. Xem trước bài 33 SGK: + Tìm hiểu từ TPHCM có thể đến các đia phương trong nước bằng những loại hình giao thông nào + TPHCM có những điểm du lịch nào nổi tiếng trong nước - Nhận xét của GV khi dạy xong *Ưu điểm: *Nhược điểm: 5- Nhận xét của GV sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docBai 32 Vung Dong Nam Bo tt.doc
Giáo án liên quan