I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước.
- Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiểu một khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng đông nam bộ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 36
Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước.
- Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiểu một khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
2. Kĩ năng :
- Kết hợp kênh hình, chữ để phân tích nhận xét...
II. Chuẩn bị.
1. GV
- Lược đồ kinh tế Việt Nam
- Lược đồ vùng Đông Nam Bộ
2. HS
Xem bài trước
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ.(không)
2. Giới thiệu bài mới.
3. Dạy bài mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(20’)
* Biện pháp thực hiện.
GV giới thiệu:
? Dựa vào SGK và bảng 32.1 cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất công nghiệp trước và sau giải phóng (1975) ở ĐNB có thay đổi gì ?
? Căn cứ vào bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐNB và của cả nước ?
(so sánh 3 khu vực trong vùng, và với cả nước).
? Dựa vào hình 32.2 hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở ĐNB ? tập trung ở đâu ?
? Gồm những ngành công nghiệp nào ?
? Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP HCM ?
? Cho biết những khó khăn trong phát triển công nghiệp ở ĐNB ?
Chuyển ý
Hoạt động 2(20’)
* Hình thức tổ chức :
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận các câu hỏi sau:
? Dựa vào bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở ĐNB ?
- Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp.
- Phân bố rộng rãi đa dạng.
? Cây công nghiệp hàng năm phát triển như thế nào ?
? Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở ĐNB ?
- Sau khi HS thảo luận yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm bạn nhận xét.
GV chuẩn xác kiến thức.
? Giải thích vì sao cao su được chú trọng trồng nhiều ở Vùng Đông Nam Bộ ?
? Vùng lúa được trồng ở khu vực nào ?
? Cho biết vai trò của Hồ Dầu Tiếng và Hồ Trị An đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng.
? Ngành chăn nuôi và thủy sản trong vùng phát triển ra sao ?
GV tổng kết bài học.
Nhóm /cá nhân
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- Trả lời.
Cá nhân/nhóm
- Nhóm thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.
IV. tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp.
- Trước ngày giải phóng công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, chỉ tập trung sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến LTTP.
- Sau ngày giải phóng cơ cấu công nghiệp thay đổi giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng lớn (59.3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP HCM (50%), Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu.
2. Nông nghiệp.
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng nhất cả nước.
- Cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh ( cao su, hồ tiêu, điều).
- Cây công nghiệp hàng năm ( mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả...)
- Chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng công nghiệp hóa.
IV: Củng cố(4’)
Câu 1. Dựa vào hình 32.2 lựa chọn các các cụm từ thích hợp điền vào nhận xét sau:
Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng ĐNB tập trung chủ yếu ở (a)..Vì đây là những nơi có (b).nguồn (c)..và cơ sở hạ tầng tương đối tốt (d)
Câu 2. Đánh dấu x vào ô đúng nhất.
Cao su được trồng nhiều ở ĐNB vì.
a. Có nhiều vùng đất badan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trong trồng cây cao su.
b. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh.
c. Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, thị trường lớn.
d. Tất cả các ý trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
a. TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
b. Vị trí thuận lợi.
c. Lao động dồi dào có tay nghề cao.
d. Cảng biển, sân bay, đường giao thông
Câu 2. (đ)
V: Hoạt động nối tiếp(1’)
-Tìm hiểu từ TP HCM có thể đi đến các địa phương trong nước và quốc tế bằng những loại hình giao thông nào?
- TP HCM có những điểm du lịch nào nổi tiếng trong nước.
VI. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- TUẦN 20.TIẾT 36.DOC