Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 22 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài này, HS cần:

1. Kiến thức:

 Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.

 Có nhiều điều kiện thuận lợi như: Vị trí, khí hậu, đất nước, sinh vật, dân cư, xã hội , để xây dựng thành vùng kinh tế động lực với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

2. Kỹ năng:

 Đọc lược đồ tự nhiên, sơ đồ tài nguyên, bảng số liệu thống kê.

 Nhận xét, phân tích lược đồ, bảng số liệu.

3. Thái độ: Thêm yêu vùng đất tự nhiên màu mỡ, phì nhiêu của đất nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 22 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 TIẾT 39 BÀI 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ----------------ooOoo---------------- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài này, HS cần: 1. Kiến thức: Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. Có nhiều điều kiện thuận lợi như: Vị trí, khí hậu, đất nước, sinh vật, dân cư, xã hội, để xây dựng thành vùng kinh tế động lực với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 2. Kỹ năng: Đọc lược đồ tự nhiên, sơ đồ tài nguyên, bảng số liệu thống kê. Nhận xét, phân tích lược đồ, bảng số liệu. 3. Thái độ: Thêm yêu vùng đất tự nhiên màu mỡ, phì nhiêu của đất nước. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sơ đồ tài nguyên thiên nhiên. Bảng số liệu chỉ tiêu phát triển. Một số hình ảnh: Sông Cửu Long, đồng lúa Tây Nam Bộ, nhà cá bè. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẳn có của vùng Đông Nam Bộ? Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước? 3. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua 6 vùng kinh tế của đất nước, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm vùng kinh tế cuối cùng của đất nước: Vùng đồng bằng sông Cửu Long. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PHẦN GHI CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: Cá nhân/ Cặp Mục tiêu: HS xác định được vị trí địa lí và thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí trên bản đồ. GV cho HS quan sát lược đồ hình 35.1 (trang 126/ SGK): Hãy xác định ranh giới và đọc tên các tỉnh, thành phố, diện tích của vùng? Hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của đồng bằng sông Cửu Long? Ä HS trả lời, lớp góp ý. GV chuẩn xác kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2: Nhóm. Mục tiêu: HS nắm được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng này. - HS dựa vào hình 35.1 và hình 35.2 (trang 126 +127/ SGK), các nhóm thảo luận: * Nhóm 1: Cho biết các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng. * Nhóm 2: Cho biết đặc điểm Địa hình, khí hậu và sinh vật của vùng ĐBSCL? * Nhóm 3: Dựa vào H35.1 nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL để sản xuất lương thực, thực phẩm? * Nhóm 4: Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở ĐBSCL? Ä Đại diện nhóm lên trả lời, các nhóm khác góp ý. GV chuẩn xác kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: Cặp. Mục tiêu: HS nắm được tình hình dân cư và xã hội của vùng. GV cho HS quan sát bảng 35.1 (trang 127/SGK) Hãy so sánh dân số, mật độ dân số, dân tộc của vùng với đồng bằng sông hồng đã học và so với cả nước? Hãy nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? Ä Sau khi HS trả lời, lớp góp ý. GV chuẩn xác kiến thức. HS quan sát H35.1, xác định ranh giới vùng ĐBSCL, đọc tên các tỉnh, TP, diện tích của vùng, Cực nam của đất nước, gần Xích đạo, nằm sát vùng Đông Nam Bộ, Có 3 mặt là biển, có chung biên giới với Campuchia ®Lợi thế về giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước, với tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực - HS quan sát H35.1 và 35.2, thảo luận nhóm: * Nhóm 1: Có 3 loại đất chính- đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.. * Nhóm 2: Địa hình bằng phẳng, thấp. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Sinh vật phong phú, đa dạng * Nhóm 3: Thế mạnh về tài nguyên Nguồn nước dồi dào Nguồn thủy sản phong phú Phù sa bồi đắp hằng năm,. * Nhóm 4: - Đất mặn, phèn chiếm diện tích lớn - Mùa khô kéo dài, - Mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng, - HS Dựa vào bảng 35.1 trả lời các câu hỏi: + So sánh các chỉ tiêu về dân số của ĐBSCL với ĐBSH và cả nước? à Là vùng đông dân, thứ hai sau ĐBSH, thành phần dân tộc gồm: người Kinh, Khơ me, Hoa, Chăm, à Vì tỉ lệ người lớn biết chữ và dân số thành thị thấp hơn so với cả nước,.. à HS khác bổ sung ý kiến. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: - Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển kinh tế và mở rộng hoạt động trong khu vực. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Đồng bằng: Rộng, thấp, bắng phẳng. Đất: Phù sa ngọt, mặn, phèn. Khí hậu: Cận Xích Đạo, nóng, ẩm quanh năm. Nguồn nước và sinh vật phong phú. Ê Điều kiện tốt để sản xuất lương thực và thực phẩm. Đặc điểm dân cư và xã hội: Vùng nông nghiệp trù phú. Dân trí chưa cao. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 4. Củng cố: Nêu một số thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? 5. Dặn dò: Học bài này. Soạn trước bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo). 6. Rút kinh nghiệm : ---------------ooOoo--------------

File đính kèm:

  • docbien viet nam.doc