Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 44 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo

. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Cho HS thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- Nắm được đặc điểm của ngành kinh tế biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển, thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp .

- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nuớc ta và phương huớng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 44 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 44 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Cho HS thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo. - Nắm được đặc điểm của ngành kinh tế biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển, thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp . - Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nuớc ta và phương huớng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển . 2. Kĩ năng Nắm vững cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ. 3. Tư tưởng - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển-đảo. II. Chuẩn bị 1. GV - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Sơ đồ... 2. HS Xem trước bài và dự kiến các câu trả lời theo SGK. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định và kiểm tra bài cũ (không) 2. Giới thiệu bài (LDSGK) 3. Bài mới HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1(15’) GV sử dụng lát cắt các bộ phận của biển Đông (nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa nước ta) ? Quan sát hình 38.1 hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta ? ? Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? (bờ biển dài, vùng biển rộng) Chuyển ý ? Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam xác định các đảo và quần đảo lớn ? GV mở rộng về giá trị của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ? Ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng ? Hoạt động 2(25’) GV sử dụng sơ đồ hình 38.3 về các ngành kinh tế ở nước ta: ? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển ở nước ta ? (Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều hải sản, nhiều bãi tắm, dầu khí, vũng vịnh để lập hải cảng...) Hoạt động nhóm Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau: ? Tiềm năng phát triển của ngành ? ? Những hạn chế ? ? Phương hướng phát triển ? GV hướng dẫn cho HS thảo luận: Sau khi HS báo cáo kết quả có nhận xét bổ sung của nhóm khác giáo viên chốt lại kiến thức: Cả lớp/nhóm Theo dõi quan sát Trả lời Trả lời Xác định trên bản đồ Trả lời Cá nhân/nhóm Trả lời Nhóm thảo luận Báo cáo theo bảng I. Biển và đảo Việt Nam. 1. Vùng biển nước ta. - Việt nam là quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển rộng. 2. Các đảo và quần đảo. - Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn là TS và HS. - Có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. 1. Tiềm năng phát triển của ngành. - Có hơn 2000 loài cá, 110 loài có gá trị kinh tế cao. - Trữ lượng hải sản hơn 4 triệu tấn. 2. Những hạn chế. - Sản lượng đánh bắt gần bờ gấp 2 lần khả năng cho phép. - Sản lượng đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 sản lượng cho phép. 3. Phương hướng phát triển - Ưu tiên phát triển xa bờ. - Đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản. - Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến hải sản. Kết luận: ? Tại sao cần ưu tiên đánh bắt xa bờ ? GV cho HS quan sát hình 38.4 SGK. ? Công nghiệp chế biến hải sản phát triển sẽ tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ? Chuyển ý ? Ngoài hoạt động tắm biển nước ta còn có các hoạt động du lịch biển nào khác ? (Du lịch sinh thái biển, thể thao trên biển, lặn biển...) Trả lời Trả lời (- Tăng giá trị sản phẩm, chế biến khối lượng lớn. - Tăng nguồn hàng xuất khẩu. - Nâng cao thu nhập bình quân đầu người...) Trả lời - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác và nuôi trồng. 2. Du lịch biển-đảo - Du lịch có nhiều tiềm năng phát triển. - Phát triển nhanh trong những năm gần đây. IV. Đánh giá (4’) Đánh dấu X vào ô trống bên phải sao cho phù hợp. Điều kiện phát triển các ngành kinh tế phát triển TL KK 1. Vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn 2. Vùng biển nhiệt đới, bờ biển nhiều cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vịnh biển tốt. 3. Vùng biển có nhiều bão gió mạnh. 4. Tài nguyên hải sản ven bờ đang cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đang gia tăng. 5. Lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. 6. Trình độ người lao động chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. 7. Nguồn đầu tư cho ngành kinh tế biển còn hạn chế 8. Thị trường cho các ngành kinh tế biển còn hạn chế. V. Dặn dò nối tiếp (1’) - Làm bài tập : Trả lời câu hỏi 1,2,3 vào vở bài tập - Xem bài tiếp theo về phát triển tổng hợp tài nguyên biển đảo .

File đính kèm:

  • docTUẦN 29 TIẾT 44.DOC