Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 6 : Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (Tiếp theo)

1.Kiến thức:

- Trình bày tóm tắt quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây.

- Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta.

2.Kỹ năng:

- Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.

- Nhận biết các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ.

II. CHUẨN BỊ:Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam.Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 6 : Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần3 –Tiết 6 Soạn : 28/8/2009 Dạy:29/8/2009 Bài 6 : SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: Trình bày tóm tắt quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. 2.Kỹ năng: Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Nhận biết các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ. II. CHUẨN BỊ:Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam.Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP. IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định : 2.KTBC : Kiểm tra 15 phút 3.Bài mới : GTBM: theo SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới * Mục tiêu : HS biết được tình hình KT nước ta trước thời kỳ đổi mới * Hình thức hoạt động : Cá nhân * Thời gian : 5 phút * Các bước tiến hành : GV thuyết trình về Q.trình phát triển của nền KT nước ta ta từ 1945 đến 1986. ?.Nhận xét gì về nền KTVN trước thời kỳ đổi mới? Kết luận HĐ 2: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới Bước 1: HS dựa vào SGK hoàn thành các câu hỏi sau: (?) Công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm nào? Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới nền kinh tế là gì? (?) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt nào? (?) Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế? (?) Trả lời các câu hỏi ở mục II trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các vùng kinh tế. Kết luận HĐ 3 Nhóm Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thực tiễn, thảo luận theo gợi ý: (?) Nêu những thành tựu trong đổi mới nền kinh tế nước ta. Tác động tích cực của công cuộc đổi mới tới đời sống người dân? (?) Theo em trong quá trình phát triển đất nước, chúng ta còn gặp những khó khăn nào? Lấy ví dụ qua thực tế địa phương? Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. Kết luận I.Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới -Gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, sản xuất đình trệ, lạm phát tăng cao ,mức tăng trương kinh tế thấp. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới 1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu ngành + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 2.Những thành tựu và thách thức SGK 4.CỦNG CỐ - Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? - Vì sao nói: chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn không ít những khó khăn và thách thức trong công cuộc đổi mới nền kinh tế? IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - HS làm bài tập 2 trang 23. Chuẩn bị Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp Các tài nguyên Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn Biện pháp Đất Khí hậu Nước Sinh vật Phụ lục : Đề kiểm tra 15 phút Họ và tên:. KIỂM TRA 15 phút - MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1: Nước ta có : A. 52 dân tộc B. 53 dân tộc C. 54 dân tộc C. 55 dân tộc Câu 2: Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ở Việt Nam chủ yếu ở: A. Đồng bằng, ven biển và trung du. B. Miền trung du và cao nguyên C. Miền núi và cao nguyên. D. Tất cả các ý trên. Câu 3:Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng nào ? A. Giảm tỉ lệ trẻ em, tăng tỉ lệ người trong và ngoài độ tuổi lao động B. Giảm tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ trẻ em và người ngoài độ tuổi lao động C. Giảm tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ trẻ em và người trong độ tuổi lao động II. Tự luận : Cơ cấu dân số nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Cần có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này? Tuần 4 –Tiết 7 Soạn : 02/9/2009 Dạy: 03/9/2009 BÀI 7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ N.NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố trên đến sự hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa. 2.Kỹ năng Biết đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên, phân tích môi liên hệ địa lý; biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp . II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.; Atlat địa lí Việt Nam; Bản đồ khí hậu Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: 2 KTBC: - Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? - Vì sao nói: chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn không ít những khó khăn và thách thức trong công cuộc đổi mới nền kinh tế? 3.Bài mới: GTBM: Phần mở bài trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Các nhân tố tự nhiên * Mục tiêu : HS hiểu được vai trò của các nhân tố tự nhiên, đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. * Hình thức hoạt động : nhóm, cá nhân * Thời gian : 20 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên đất . GV HD HS (cá nhân) đọc SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi sau : - Tài nguyên đất có vai trò ntn đối với NN ? (Là tài nguyên không thể thay thế của NNà sử dụng hợp lý TN đất có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển NN VN) - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nhóm đất chính của VN, mỗi nhóm đất thích hợp với những loại cây trồng nào? GV HD HS lập sơ đồ : Tài nguyên ĐẤT Đất phù sa (3 triệu ha) Phân bố : ĐB sông Hồng, sông Cửu Long và ven biển miền Trung Cây trồng thích hợp: Cây lúa nước và cây trồng ngắn ngày Đất feralit (16 tr ha) Phân bố : Trung du, miền núi Cây trồng thích hợp:Cây CN lâu năm, cây ăn quả và cây ngắn ngày Bước 2: HS thảo luận . Nêu đặc điểm của khí hậu VN? Với những đặc điểm đó đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển và phân bố NN ? HS thảo luận để hoàn thành sơ đồ sau : KHÍ HẬU VN ĐĐ 1:Nhiệt đới gió mùa Thuận lợi: - Cây trồng phát triển tốt - Trồng được nhiều loại cây - Cơ cấu cây trồng, mùa vụ đa dạng Khó khăn : - Sâu bệnh hại dễ phát triển - Thiên tai : bão lụt, hạn hán, sương muối, rét hại à gây tổn thất cho NN ĐĐ 2:Phân hoá theo chiều Bắc-Nam, theo độ cao và theo mùa ĐĐ3:Tai biến thiên nhiên Bước 3: HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi : - Mạng lưới sông ngòi, ao, hồ, có vai trò ntn đối với NN? - Sông ngòi đã có những tác động khó khăn gì đối với sự phát triển NN? Bước 4: HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi - Nêu đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta? Có ảnh hưởng ntn đối với phát triển NN? Bước 5: GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Tài nguyên thiên nhiên nước ta về cơ bản thuận lợi để chúng ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng, song yếu tố quyết định là con người và chính sách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. HĐ 2: Các nhân tố kinh tế- xã hội * Mục tiêu : HS hiểu được vai trò của các nhân tố KT-XH, đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. * Hình thức hoạt động : nhóm, cá nhân * Thời gian : 17 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào kênh chữ mục II, kết hợp vốn hiểu biết, hoàn thành phiếu học tập (phụ lục) . Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức Kết luận: I.Các nhân tố tự nhiên 1.Tài nguyên đất :khá đa dạng -Tài nguyên vô cùng quí giá . -Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được . 2.Tài nguyên khí hậu : -Khí hậu nhiệt đới ẩm gío mùa, Phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc -Nam, theo mùa,theo độ cao à đa dạng SP nông nghiệp, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho phát triển NN . 3.Tài nguyên nước : - Sông ngòi có giá trị thủy lợi cao, nhưng thường xuyên gây lũ lụt vào mùa mưa, mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho nông ngiệp. - Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô. 4.Tài nguyên sinh vật -Động ,thực vật phong phú cho nhiều giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao . Các nhân tố kinh tế- xã hội 1.Dân cư và lao động nông thôn : -Năm 2003 : 74% dân sống ở nông thôn , trên 60% làmnông nghiệp 2.Cơ sở vật chất kỹ thuật: CSVC ngày càng hoàn thiện 3.Chính sách phát triển nông thôn: phát triển Kt hộ gia đình, KT trang trại, NN hướng ra xuất khẩu 4.Thị trường trong và ngoài nước mở rộng à thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 4. Củng cố 1. Làm bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập (tài liệu tham khảo). 2. Câu sau đúng hay sai? Tại sao? Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước là nhân tố quyết định làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt những thành tựu to lớn, tiến bộ vượt bậc. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * HS làm bài tập 3 trang 27 SGK * Chuẩn bị - Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? Theo em ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang gặp phải khó khăn gì? PHỤ LỤC Phiếu học tập số : Các nhân tố kinh tế- xã hội Đặc điểm (nội dung) Thuận lợi Khó khăn Giải pháp 1.Dân cư và lao động 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật 3.Chính sách phát triển nông nghiệp 4. Thị trường Tuần 4 –Tiết 8, PĐ3 Soạn : 02/9/2009 Dạy: 04, 10/9/2009 Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: HS biết cơ cấu và xu hướng thay đổi cơ cấu của ngành trồng trọt, chăn nuôi nước ta. Hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta. 2. Kỹ năng: Biết đọc lược đồ, bản đồ nông nghiệp Việt Nam ; PT bảng số liệu, sơ đồ ma trận về phân bố các cây CN chủ yếu theo các vùng; biết cách xác lập mối QH giữa các nhân tố TN, KT-XH với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam Atlat địa lí Việt Nam. - Bảng I: Ngành trồng trọt, bảng II: Ngành chăn nuôi (trống). - Một số tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp của nước ta. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. KTBC - Những thuận lợi của TNTN để phát triển nông nghiệp? - Phân tích vai trò nhân tố chính sách phát triển nông nghiệp trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp? 3. Bài mới GTBM: Phần mở bài trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Sự thay đổi cơ cấu Ngành trồng trọt * Mục tiêu : HS biết cơ cấu và xu hướng thay đổi cơ cấu của ngành trồng trọt. Hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta. * Hình thức hoạt động : cá nhân * Thời gian : 10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: GV nêu nhiệm vụ. Dựa vào bảng 8.1, em hãy cho biết: (?) Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây trồng nào? (?) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? Bước 2: HS làm việc độc lập Bước 3: HS trình bày kết quả và GV chuẩn kiến thức Kết luận: Ngành trồng trọt đã phá thế độc canh cây lúa và đang phát triển da dạng Chuyển ý: Vậy mỗi nhóm cây có đặc điểm phát triển và phân bố như thế nào, chúng ta tiếp tục nghiên cứu. HĐ2 : Tìm hiểu phân bố mộ số cây trồng : * Mục tiêu : HS hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số cây trồng, chủ yếu ở nước ta. * Hình thức hoạt động : cá nhân * Thời gian : 30 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ : Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: cây lương thực Ngành trồng trọt -Đang phát triển đa dạng . 1.Cây lương thực -Lúa là cây lương thực chính . -Hai vùng trọng điểm lúa : +ĐB sông Cửa Long . +ĐB sông Hồng . 2. Cây công nghiệp : -Tập trung nhiều ở TâyNguyên và Đông Nam Bộ . Nhóm 2,3: Phiếu học tập số 2: cây công nghiệp Nhóm 4: Phiếu học tập số 3: cây ăn quả Bước 2: HS làm việc theo nhóm Bước 3: Thảo luận cả lớp, GVKết luận: HĐ 3: Ngành chăn nuôi * Mục tiêu : HS Hiểu và trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số vật nuôi chủ yếu ở nước ta. * Hình thức hoạt động : cá nhân /cả lớp * Thời gian : 25 phút * Các bước tiến hành : GV trình bày khái quát vị trí của ngành chăn nuôi. GV hỏi: Nước ta nuôi những con gì là chính? GVtreo bảng2 (trống) và yêu cầu HS kẻ nhanh bảng vào vở. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với sự vốn hiểu biết của bản thân, trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về nội dung cần điền vào bảng thông kê (đã kẻ). GV gọi HS lên điền kết quả vào bảng đã kẻ sẵn ở trên bảng, các HS khác nhận xét. HS lên chỉ bản đồ vùng phân bố của ngành chăn nuôi lợn và trả lời câu hỏi: Lợn được nuôi nhiều nhất ở đâu? Vì sao? Hỏi: Theo em ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang gặp phải khó khăn gì? Kết luận: 1.Cây ăn quả : -Đang phát triển . Vùng trồng cây ăn quả lớn :là ĐB sông Cửa Long và ĐB sông Hồng . Ngành chăn nuôi -Còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp. 1. Chăn nuôi trâu, bò: -Phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi . 2.Chăn nuôi lợn : -Tập trung ở ĐB sông Cửa Long và ĐB sông Hồng. 3. C hăn nuôi gia cầm : -Phát triển nhanh ở đồng bằng. 4.Củng coÁ: - Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta - Nhận xét và giải thích sự phân bố cây lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp IV.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 1. Bài vừa học :GV hướng dẫn vẽ biểu đồ bài số 2 trang 37 và yêu cầu HS về làm bài tập số 2 vào vở. 2. Chuẩn bị bài mới : Sự phát triển và phân bố thủy sản (?) Vai trò của từng loại rừng đối với việc phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường ở nước ta? (?) Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành thủy sản? * Phụ lục : Phiếu học tập số 1: Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực Dựa vào bảng 8.2, H 8.2 và trong SGK, kiến thức đã học, điền tiếp vào nội dung các chỗ trống. Cơ cấu ngành trồng cây lương thực gồm: Thành tựu của sản xuất lúa c- Phân bố cây lúa Giải thích vì sao cùng điều kiện tự nhiên đó, trước đây nước ta thiếu ăn nay thừa gạo xuất khẩu? Phiếu học tập số 2: Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp Dựa vào bảng 8.3, H 8.2 và kênh chữ trong SGK, kiến thức đã học, điền tiếp vào nội dung các chỗ trống. - Cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp - Thành tựu trong sản xuất cây công nghiệp Phiếu học tập số 3:Tình sản xuất và phân bố cây ăn quả Dựa vào bảng 8.2, kênh chữ trong SGK, kiến thức đã học, điền tiếp vào nội dung các chỗ trống. Cơ cấu cây ăn quả: miền Bắc, miền Nam b-Thành tựu c-Phânbố d- Vì Sao có sự khác nhau về các loại cây ăn quả ở miền Bắc và miền Nam? Hai vùng trọng điểm cây ăn quả tập trung ở phía nam. Tuần 5 –Tiết 9, PĐ4 Soạn : 09/9/2009 Dạy: 11,12/9/2009 BÀI 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được vai trò của ngành LN trong việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, tình hình phát triển và phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp. - Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản, xu hướng phát triển của ngành. 2. Kỹ năng :Có kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, vẽ biểu đồ đường. 3. Thái độ- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.Atlat địa lí Việt Nam. - Bản đồ lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam. Một số tranh ảnh về hoạt động LN-TS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. ổn định 2. KTBC - Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? - Theo em ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang gặp phải khó khăn gì? 3. Bài mới : GTBM: Phần mở bài trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Ngành lâm nghiệp * Mục tiêu : HS Hiểu và trình bày được vai trò của ngành LN trong việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, tình hình phát triển và phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp. * Hình thức hoạt động : cá nhân /cả lớp * Thời gian : 15 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào bảng 9.1 và H 9.2 để trả lời : (?) Độ che phủ rừng của nước ta là bao nhiêu? Tỉ lệ này là cao hay thấp? Vì sao? (?) Nước ta có những loại rừng nào? Cơ cấu các loại rừng? (?) Vai trò của từng loại rừng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Kết luận: HĐ 2: Sự phân bố ngành lâm nghiệp * Mục tiêu : HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp. * Hình thức hoạt động : cá nhân + cặp đôi * Thời gian : 20 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào trang 15, thảo luận theo cặp đôi (?) Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Tên các trung tâm chế biến gỗ? (?)lợi ích gì? Tại sao phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? (?) Hướng phấn đấu của ngành lâm nghiệp? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức Kết luận: Chuyển ý: HĐ 3: Ngành thủy sản * Mục tiêu : HS Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản, xu hướng phát triển của ngành. * Hình thức hoạt động : cá nhân – cặp đôi * Thời gian : 15 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào H 9.2, kết hợp vốn hiểu biết: (?) Đọc tên 4 ngư trường lớn của nước ta? (?) Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành TS Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: HĐ 4: * Mục tiêu HS Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản, xu hướng phát triển của ngành.* Hình thức hoạt động : cá nhân – cặp đôi * Thời gian : 20 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào bảng 9.2, H 9.2, (?) NX về sự phát triển các NTS nước ta? Giảithích? (?) Đọc tên các tỉnh có sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản lớn ở nước ta? (?) Tiến bộ của XK có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành? Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức. Kết luận: I. Ngành lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng - Độ che phủ rừng 35%(2000) - Tổng S rừng: 11,6 triệu ha - Nước ta có nhiều loại rừng, + Rừng phòng hộ + Rừng đặc dụng +Rừng sản xuất 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Mô hình N-L kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân II. Ngành thủy sản 1. Nguồn lợi thủy sản - Thuận lợi: + Nguồn lợi lớn về thủy sản: 4 ngư trường lớn: Cà Mau- Kiên Giang, NT - BT - Bà Rịa-VũngTàu Hải Phòng- Quảng Ninh, QĐHoàng Sa và Trường Sa. + Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. - Khó khăn: hay bị thiên tai, vốn ít. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản - Phát triển mạnh, trong đó sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn - Nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh - Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc 4. Củng cố: - Vai trò của từng loại rừng đối với việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường ở nước ta? - Đọc tên các tỉnh có sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản lớn ở nước ta? IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Làm bài tập 3 trang 37 - Chuẩn bị bài mới : thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầmmáy tính cá nhân, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ. Tuần 6 –Tiết 10, BS1 Soạn : 16/9/2009 Dạy: 17,18/9/2009 BÀI 10 THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Biết xử lí bảng số liệu theo yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ: chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tính tỉ lệ %), tính tốc độ tăng trưởng, lấy năm gốc bằng 100%. - Củng cố và bổ sung phần lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi. 2. Kỹ năng : - Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và vẽ biểu đồ đướng thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Biết đọc biểu đồ, nhận xét và xác lập mối liên hệ địa lý. II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. - HS chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. KTBC - Nước ta có những loại rừng nào? Vai trò của từng loại rừng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta? - Nêu những thuận lợi, kk của ngành TS. NX về sự phát triển các NTS nước ta? Giảithích? 3. Bài mới Mở bài: - GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: + Trên lớp mỗi cá nhân phải hoàn thành 2 bài tập của bài thực hành. - Cách thức tiến- cá nhân/ nhóm Mỗi cá nhân phải hoàn thành công việc- cùng nhóm trao đổi, báo cáo kết quả. Hoạt động của GV và HS Bài tập số 1: * Vẽ biểu đồ tròn : Bước 1: HDHS xử lý số liệu chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tỉ lệ %) Bước 2: GV HD HS cách vẽ: + Vẽ biểu đồ theo quy tắc; bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, đi theo chiều thuận của kim đồng hồ. + Các hình quạt ứng với tỉ trọng từng thành phần, ghi trị số %, vẽ đến đâu làm kí hiệu đến đó và lập chú giải. + Ghi tên biểu đồ: Chú ý: 2 hình tròn có bán kính khác nhau (năm 2002 có bán kính to hơn năm 1990 1,2 lần) Bước 3 : HS vẽ biểu đồ : - 2 HS trực tiếp vẽ trên bảng - Cả lớp vẽ vào vở BT Bước 4 : HD HS nhận xét hình vẽ trên bảng, sửa sai *Nhận xét sư thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây Bước 1: HS thảo luận theo nhóm Bước 2 : Trình bày kết quả thảo thuận trước lớp, lớp bổ sung Bước 3 : GV kết luận : - Cơ cấu: cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất. - Từ năm 1990 đến 2000 diện tích gieo trồng đều tăng nhưng tỉ trọng cây lương thực giảm. Bài tập số 2: * Vẽ biểu đồ đường: Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ + Trục tung: trị số %, gốc thường lấy trị số 0 hoặc có thể lấy trị số phù hợp ≤100 + Trục hoành: đơn vị thời gian, lưu ý khoảng cách các năm. + Các đồ thị có thể biểu diễn bằng nhiều màu (ở nhà) hoặc bằng các nét khác nhau. + Lập chú giải. + Tên biểu đồ. Bước 2: HS vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích. Bước 3: HS trong nhóm cùng nhau trao đổi, kiểm tra lẫn nha

File đính kèm:

  • docTuan 36.doc