. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Nắm được các loại rừng ở nước ta ; vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ; các khu vực phân bố chủ yếu ngành lâm nghiệp. Thấy được nước ta có nhiều nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ. Rèn luyện kỹ năng vẽ biều đồ đường, lấy gốc = 100%.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV : ĐDDH : B/đ kinh tế Việt Nam, l/đ lâm nghiệp và thuỷ sản SGK, một số hình ảnh (tranh ảnh, phim video) về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta phiếu học tập, thông tin phản hồi.
- HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Tiết : 9 Bài 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Nắm được các loại rừng ở nước ta ; vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ; các khu vực phân bố chủ yếu ngành lâm nghiệp. Thấy được nước ta có nhiều nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ. Rèn luyện kỹ năng vẽ biều đồ đường, lấy gốc = 100%.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV : ĐDDH : B/đ kinh tế Việt Nam, l/đ lâm nghiệp và thuỷ sản SGK, một số hình ảnh (tranh ảnh, phim video) về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta phiếu học tập, thông tin phản hồi.
- HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS.
Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài.
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
%
100
3.9
2.4
90
80
12.9
17.3
70
19.3
17.5
60
50
40
63.9
62.8
30
20
10
0
1990 2002 năm
Biểu đồ cơ cấu giá trị SX ngành chăn nuôi
- GV hỏøi :
1. Xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng vật nuôi ở nước ta.
2. Ngành nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng như thế nào ?
- GV gọi HS sửa bài tập. GV treo biểu đồ.
- GV nhận xét, cho điểm.
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
- HS trả lời.
- HS sửa bài tập, HS khác bổ sung.
1’
17’
16’
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Tài nguyên rừng :
- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng hiện nay tài nguyên rừng đã cạn kiệt nhiều.
- Có 3 loại rừng : rừng sản xuất ,rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp :
a. Sự phân bố các loại rừng :
- Rừng sản xuất : phân bố ở vùng núi thấp và trung bình.
- Rừng phòng hộ : phân bố ở các khu vực núi cao và ven biển.
- Rừng đặc dụng : phân bố ở vùng núi thấp, trung bình, núi cao và ven biển.
b. Chúng ta cần phải vừa khai thác hợp lí vừa trồng mới và bảo vệ rừng để cho đất nước ta mãi mãi xanh tươi và phát triển bền vững.
II. NGÀNH THUỶ SẢN
1. Nguồn lợi thuỷ sản :
Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng có 1 số khó khăn như : phần lớn ngư dân còn nghèo, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm mạnh, biển động.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :
- Nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.
- Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thuỷ sản tăng vượt bậc
GV đọc đoạn đầu trong SGK.
I.
1. GV phát phiếu học tập có nội dung :
NỘI DUNG 1 :
a. Nhận xét về xu hướng biến động của dt rừng Việt Nam, dựa vào bảng số liệu :
Năm
1943
1993
2000
dt rừng (triệu ha)
14.3
8.6
11.8
Tỉ lệ (%)
43.3
26.1
35.8
b.Hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta.
c.Hãy nêu chức năng của từng loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
NỘI DUNG 2 :
a. Dựa vào H 9.2 hãy cho biết sự phân bố các loại rừng.
b. Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào ?
c. Tại sao chúng ta cần phải vừa khai thác hợp lí vừa trồng mới và bảo vệ rừng ?
-GV cho HS làm việc cá nhân (3’), thảo luận nhóm (5’)
-GV treo thông tin phản hồi, nhận xét và tuyên dương các nhóm.
- GV hỏi : nêu chỉ tiêu trồng rừng phấn đấu đến năm 2010. Mô tả H. 9.1
II.
1. GV hỏi :
- Cơ cấu ngành thuỷ sản nước ta gồm những hoạt động nào ?
- Vì sao nói nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ?
- Hãy xác định trên H. 9.2 bốn ngư trường trọng điểm của nước ta.
- Hãy cho biết những khó khăn cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
2. GV hỏi :
- Dựa vào bảng 9.2, hãy so sánh các số liệu, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản. Ý nghĩa ?
- Hãy xác định trên H 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta.
- GV giảng về xuất khẩu thuỷ sản.
I.
1.HS hoạt động nhóm :
HS làm việc cá nhân, thảo luận, các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
NỘI DUNG 1 :
a. Giai đoạn 1943-1993 dt giảm 5,7 tr.ha (1,7 lần), giai đoạn 1993-2000 dt tăng 3,2 tr. ha, nhưng tỉ lệ rừng vẫn còn thấp. Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng hiện nay tài nguyên rừng đã cạn kiệt nhiều.
b. Trong tổng dt 11,6 tr. ha rừng thì khoảng 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chỉ 4/10 là rừng sản xuất.
c. Chức năng các loại rừng :
- Rừng sản xuất : cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp cho dân dụng và cho xuất khẩu.
- Rừng phòng hộ : phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay . . . ).
- Rừng đặc dụng : bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm.
NỘI DUNG 2 :
a. Sự phân bố các loại rừng :
- Rừng sản xuất : phân bố ở vùng núi thấp và trung bình.
- Rừng phòng hộ : phân bố ở các khu vực núi cao và ven biển.
- Rừng đặc dụng : phân bố ở vùng núi thấp, trung bình, núi cao và ven biển.
b. Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động : khai thác gỗ, lâm sản, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.
c. Chúng ta cần phải vừa khai thác hợp lí vừa trồng mới và bảo vệ rừng để cho đất nước ta mãi mãi xanh tươi và phát triển bền vững.
- HS dựa SGK tr. 34 & 36 trả lời.
II.
1. HS trả lời :
- Cơ cấu thuỷ sản nước ta gồm ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Bờ biển dài hơn 3.000 km có nhiều bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh, các dải rừng ngập mặn; vùng biển có các đảo ; có nhiều sông, suối, ao, hồ . . . nên khá thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản.
- HS xác định trên l/đ phóng to.
- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm mạnh, biển động do bão, gió mùa đông bắc.
2. HS trả lời :
- Từ 1990-2002 tổng số sản lượng thuỷ sản (tăng 3 lần), sản lượng ngành khai thác(tăng 2,5 lần) và ngành nuôi trồng thuỷ sản (tăng 5,2 lần) đều tăng. Trong đó ngành nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn nghề nuôi trồng thuỷ sản đang rất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của nước ta. Sản lượng khai thác thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn (68.1%).
- HS xác định trên H. 9.2 các tỉnh dẫn đầu sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- HS nghe.
5’
CỦNG CỐ
- GV hỏi:
1. Hãy xác định trên H. 9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu. Tại sao chúng ta cần phải vừa khai thác hợp lí vừa trồng mới và bảo vệ rừng ?
2. Hãy xếp các tỉnh trọng điểm nghề cá ở cột B cho thích hợp cột A :
A
B
a.Khai thác thuỷ sản.
1.Bình thuận.
b.Nuôi trồng th sản.
2.Bà Rịa-Vũng Tàu.
3.Bến Tre.
4.An Giang.
5.Kiên Giang.
6.Cà Mau.
- HS trả lời :
a
b
1, 2, 5, 6
3, 4, 6
1’
DẶN DÒ
- Dặn dò HS làm bài tập 3 SGK tr. 37 ở nhà.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới.
HS ghi vào sổ tay.
File đính kèm:
- BAI 9.doc