- MỤC TIÊU BÀI:
1- Kiến thức:
o Cho HS củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước.
2- Kĩ năng:
o Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1- Hình vẽ - Phóng to:
-Biểu đồ thực hành – Trang 33 – SGK
-Biểu đồ hình tròn, thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các giống cây – Bài thực hành 10 – SGK
2- Thước kẻ, phấn màu
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 / TIẾT 16
SOẠN NGÀY: 8 /10 / 2008 .
DẠY NGÀY: 11 / 10 / 2008.
BÀI 16
THỰC HÀNH
I- MỤC TIÊU BÀI:
1- Kiến thức:
Cho HS củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước.
2- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1- Hình vẽ - Phóng to:
-Biểu đồ thực hành – Trang 33 – SGK
-Biểu đồ hình tròn, thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các giống cây – Bài thực hành 10 – SGK
2- Thước kẻ, phấn màu
III- BÀI GIẢNG :
1- Kiểm tra bài cũ (5’)
-Trình bày đặc điểm ngành thương mại nước ta
-Nêu các yếu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhânvăn . Cho ví dụ
TRẮC NGHIỆM :
Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm thương mại- dịch vụ lớn nhất , đa dạng nhất là do:
Có vị trí thuận lợi
Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
Đông dân nhất cả nước
Tập trung nhiều tài nguyên du lịch .
Đầu mối giao thông quan trọng nhất
Tất cả các ý trên (chọn câu f)
2- Bài thực hành :
* Giới thiệu : Phương pháp vẽ các biểu đồ thể hiện cơ cấu . Đó là biểu đồ hình tròn, hình cột. Khi ta tưởng tượng các cột chồng trong biểu đồ hình cột thu thật nhỏ bề rộng bằng một đường kẻ nhỏ và nối các đoạn cột chồng với nhau thì chính là biểu đồ miền. Bài thực hành hôm nay, hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế .
BÀI TẬP 1 (20’)
Yêu cầu HS đọc bài tập số1 SGK
a- Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền
Nhận biết khi nào vẽ biểu đồ miền ?
Hướng dẫn HS cách vẽ
-Vẽ từ dưới lên trên (Cách xác định điểm giiống như biểu đồ cột chồng )
Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ miền- SGK
? Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông – Lâm – Ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0%, nói lên điều gì ? (Từ 23,8% đến 38,5% )
Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)
a- Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 theo bảng 16.1
Bước 1 : Đọc yêu cầu nhận biết số liệu trong đề bài
+ Trường hợp ít năm (Số liệu ) thì vẽ biểu đồ hình tròn.
+Trường hợp số liệu nhiều năm thì vẽ biểu đồ miền
+Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
-Khung biểu đồ là 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông
+Cạnh đứng bên trái (Trục tung) thể hiện tỉ lệ phần trăm
+cạnh ngang bên dưới (Trục hoành)thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ. (Khoảng cách năm phải chính xác)
+vẽ lần lượt từng đối tượng chứ không vẽ theo năm
-Đối tượng 1 (miền 1) --> Khu vực nông – lâm – Ngư
-Đối tượng 2 (miền 2) --> Khu vực công nghiệp - xây dựng .
-Đối tượng 3 (miền 3) --> Khu vực dịch vụ
* vẽ đến đâu kí hiệu đến đó và thiết kế chú giải
- HS tham gia vẽ.
-vẽ xong , ghi tên bản đồ
b- (10’) Nha än xét biểu đồ : Sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong thời kì 1991 – 2002
-nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp
-tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp -xây dựng tăng nhanh nhất
+Thực tế này phảnánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến nhanh
+Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá hanh trong nửa đầu thập kỉ 90, sau đó giảm rõ rệt --> ảnh hưởng năm 1997, nên lao động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm
IV- CỦNG CỐ (5’)
-Cho HS xem 1 biểu đồ mẫu (Chuẩn ) --> Bảng phụ
-GV chấm 1 số bài của HS
-Rút ra các tồn tại. Yêu cầu HS tìm ra nguyên nhân, khắc phục
V- DẶN DÒ (2’)
-HS hoàn thiện xong những phần chưa làm xong thhực hành
-xem lại bài 1 --> 16 , chhuẩn bị đề cương câu hỏi để giờ sau ôn tập
**NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : ...................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
File đính kèm:
- DIA9_TIET16.doc