Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Vẽ và nhận xét biểu đồ

I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ:

1. BIỂU ĐỒ CỘT

a. Biểu đồ cột đơn

- Ý nghĩa: So sánh các đại lượng, động thái theo thời gian của một đối tượng địa lí. VD: Tình hình dân số qua một số năm, thu nhập bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á.

- Cách vẽ:

+ Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đơn vị thời gian nếu có) hoặc biểu hiện các đối tượng

+ Trục dọc: Chỉ số lượng (cần ghi chú đầu trục: biểu hiện đơn vị)

+ Chọn gốc toạ độ

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Vẽ và nhận xét biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ: 1. BIỂU ĐỒ CỘT a. Biểu đồ cột đơn - Ý nghĩa: So sánh các đại lượng, động thái theo thời gian của một đối tượng địa lí. VD: Tình hình dân số qua một số năm, thu nhập bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á. - Cách vẽ: + Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đơn vị thời gian nếu có) hoặc biểu hiện các đối tượng + Trục dọc: Chỉ số lượng (cần ghi chú đầu trục: biểu hiện đơn vị) + Chọn gốc toạ độ + Vẽ các cột theo số liệu: Bề rộng các cột bằng nhau, giá trị ghi trên đầu cột, không nối đỉnh cột - Lưu ý: Các biểu đồ cột đơn biểu hiện các đối tượng khác nhau có thể vẽ cạnh nhau để dễ so sánh (cần làm kí hiệu khác nhau). Ví dụ: So sánh diện tích cây công nghiệp và cây lương thực qua một số năm. b. Biểu đồ cột chồng - Ý nghĩa: + Vẽ theo giá trị tuyệt đối: Thể hiện quy mô và các thành phần của tổng thể + Vẽ theo giá trị tương đối: Thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian, không gian - Cách vẽ: + Vẽ hệ thống trục: Như trường hợp biểu đồ cột đơn + Vẽ chồng nối tiếp giá trị các thành phần của tổng thể trên một cột (theo thời gian, không gian) Ví dụ: Sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2002 phân theo vùng c. Biểu đồ thanh ngang - Ý nghĩa: Để so sánh các đại lượng - Cách vẽ: Đây là dạng biểu đồ cột được vẽ trên hệ thống trục ngược với biểu đồ cột đơn: + Trục ngang: Biểu hiện giá trị + Trục dọc: Biểu hiện các đối tượng vùng so sánh Ví dụ: Tỉ lệ thất nghiệp các vùng. 2. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (ĐỒ THỊ, ĐƯỜNG BIỂU DIỄN) a. Biểu đồ đường - Ý nghĩa: Cần trình bày sự thay đổi giá trị của một đại lượng theo thời gian hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng - Cách vẽ: Vẽ hệ thống trục. Xác định toạ độ từng điểm một - Nối các điểm lại. Có thể vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ thống trục: + Trục dọc: Chỉ số lượng (số liệu đơn vị cần chính xác) + Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đúng tỉ lệ thời gian) (Nếu các đối tượng cùng đại lượng: Vẽ cùng đơn vị trên trục tung. Nếu các đối tượng đo bằng các đại lượng khác nhau: Vẽ hai đồ thị: Dùng hai trục tung biểu hiện hai đơn vị khác nhau, mỗi đồ thị ứng một trục. Vẽ nhiều đồ thị: Cần chuyển các đại lượng về giá trị tương đối. Lấy năm gốc bằng 100%, tìm chỉ số phát triển của các năm còn lại. Dựa vào số liệu vừa tìm được để vẽ. - Lưu ý: Ghi giá trị trên các điểm xác định b. Biểu đồ kết hợp: cột và đường - Ý nghĩa: Thể hiện hai đối tượng khác nhau Ví dụ: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hoặc biến động diện tích và sản lượng của một số loại cây - Cách vẽ: Kết hợp cách vẽ cột và đường - Lưu ý: + Trên trục ngang độ dài các vạch chia phải tương ứng tỉ lệ với các khoảng cách thời gian. + Khi vẽ biểu đồ cột, điểm chia khoảng cách thời gian là ở giữa của cột Ví dụ: Sản lượng than, dầu mỏ, điện nước ta và thu nhập du lịch 3. BIỂU ĐỒ TRÒN - Ý nghĩa: So sánh các thành phần trong một cơ cấu (tính theo %). Hai hay nhiều biểu đồ tròn so sánh quy mô, sự thay đổi tỉ trọng các thành phần trong cơ cấu theo thời gian (hoặc không gian) Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp qua 2 năm 1989, 1993 hoặc biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt - Cách vẽ: Một vòng tròn biểu hiện 100%. Bắt đầu vẽ đường bán kính thẳng đứng. Vẽ các thành phần theo đúng tỉ lệ (1% tương ứng 3.60) theo thứ tự đề bài và chiều kim đồng hồ. Ghi chú: Giải thích các kí hiệu đã vẽ, ghi số liệu ngay trên hình vẽ. - Lưu ý: Khi vẽ từ 2 vòng tròn trở lên, cần chú ý vẽ độ lớn các vòng tròn theo giá trị so sánh (quy mô, cơ cấu) 4. BIỂU ĐỒ MIỀN - Ý nghĩa: Thể hiện cơ cấu và động thái diễn biến của đối tượng (thường 4 mốc thời gian trở lên) - Cách vẽ: Ranh giới giữa các miền được vẽ bằng đường đồ thị Ví dụ: Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta (%) - Lưu ý: Phải ghi tên biểu đồ, chú thích. II. BÀI TẬP Câu 1: Cho bảng số liệu sau đây: (HSG huyện 2012 – 2013) Năm Tổng diện tích có rừng (triệu ha) Trong đó Độ che phủ (%) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) 1943 14.3 14.3 0.0 43.0 1983 7.2 6.8 0.4 22.0 2005 12.7 10.2 2.5 38.0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2005 ở nước ta. b. Nhận xét diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2005 c. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng. Câu 2: Giá trị SX ngành trồng trọt của nước ta 1990 đến 2005 của nước ta như sau: (KSHSG huyện 2012 – 2013) Đơn vị: tỉ đồng Nhóm cây trồng 1990 1995 2000 2005 Cây lương thực 33289,6 42110,4 55163,1 63852,5 Cây công nghiệp 6692,3 12149,4 21782,0 25585,7 Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 9622,1 11923,6 13913,1 18459,4 Tổng số 49604,0 66183,4 9058,2 107897,6 a. Lập bảng số liệu thể hiện cơ cấu giá trị ngành trồng trọt qua các năm. b. Nêu sự thay đổi trong cơ cấu giá tị sản xuất ngành trồng trọt? Sự thay đổi này nói lên điều gì? Câu 3: Cho bảng số liệu sau đây: Dân số thành thị và nông thôn ở Việt Nam (KSHSG huyện 2012 – 2013) đơn vị: triệu người Năm 1989 2000 2007 Nông thôn 51,5 58,9 61,8 Thành thị 12,9 18,8 23,3 a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn qua các năm b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn ở nước ta. Câu 4: Dựa vào bảng số liệu (HSG huyện 2011 – 2012) Năm Trâu (nghìn con) Bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con) 1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4 1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1 2000 2897,2 4127,9 20193,8 196,1 2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3 a. Tính chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm từng năm (lấy năm 1990 = 100%) b. Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qu các năm 1990, 1995, 2000, 2002. c. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta thời kì 1990 – 2002. Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau đây: Diện tích và dân số nước ta năm 1990 (HSG huyện 2010 – 2011) Địa hình Diện tích (Km2) Dân số (triệu người) - Đồng bằng - MN – Cao nguyên 85.000 240.000 60 16,3 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp b. Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta c. Ga thích nguyên nhân và phương hướng khắc phục Câu 6: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (HSG huyện 2006 – 2007) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Diện tích (nghìn ha) Diện tích (%) Diện tích (nghìn ha) Diện tích (%) Tổng số 9040,0 100,0 12831,4 100,0 Cây lương thực 6474,6 71,6 8320,3 64,84 Cây công nghiệp 1199,3 13,3 2337,3 18,22 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 15,1 2173,8 16,94 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002. (biểu đồ năm 2002 có bán kính lớn hơn biểu đồ năm 1990 khoảng 1,2 lần b. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây. Câu 7: Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phên của Tây Nguyên so với cà nước trong các năm 1995, 1998, 2001 (KSHSG huyện 2010 – 2011) Đơn vị: % Năm 1995 1998 2001 Diện tích 79,0 79,3 85,1 Sản lượng 85,7 88,9 90,6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước trong các năm 1995, 1990, 2001 (cả nước = 100%) b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên. Câu 8: Dựa vào kiến thức và bảng số liệu Năm Ngành 2000 2008 Tổng số 37.609,9 44.915,8 Nông, lâm, ngư nghiệp 24.481,0 23.634,7 Công nghiệp, xây dựng 4.929,7 9.356,0 Dịch vụ 8.198,9 11.925,1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động theo ngành b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. Câu 9: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 4733,0 5397,5 1442,5 11573,0 a. Trình bày cơ cấu và tính % các loại rừng ở nước ta b. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng. Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam giai đoạn 1921 - 2006 ( đơn vị: triệu người) Năm 1921 1931 1941 1951 1955 1965 1975 1979 1989 1999 2005 2006 Số dân 15.6 17.7 20.9 23.1 25.1 35 47.6 52.5 64.4 76.6 83.1 84 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi dân số VN giai đoạn 1921 - 2006. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 2: Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu thô qua một số năm ( đơn vị: nghìn tấn) Năm 1986 1988 1990 1992 1995 1998 2000 2002 2005 Sản lượng 40 688 2700 5500 7700 12500 16291 16863 18519 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng dầu thô khai thác ở nước ta giai đoạn 1986 đến 2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 3: Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005 ( đơn vị: nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây CN hàng năm 210.1 371.7 600.7 542 716.7 778.1 861.5 Cây CN lâu năm 172.8 256 470 657.3 902.3 1451.3 1633.6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1975 đến 2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 4: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 - 2005 ( đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 Giá trị xuất khẩu 2.4 2.5 4.1 7.3 9.4 14.5 32.4 Giá trị nhập khẩu 2.8 2.6 5.8 11.1 11.5 15.6 36.8 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 - 2005. b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 5: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta Năm 1990 1993 1995 1998 2000 Diện tích (nghìn ha) 6403 6560 6760 7360 7666 Sản lượng ( nghìn tấn) 19225 22800 24960 29150 32530 a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha) b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa. c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 6: Cho bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm. Năm 1982 1986 1990 1995 1998 2002 Số dân(triệu người) 56.2 61.2 66 72 75.5 79.7 Sản lượng lúa( triệu tấn) 14.4 16 19.2 25 29.1 34.4 a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm ( kg/người/năm) b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm. c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. Bài tập 7: Cho bảng số liệu về tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DS (triệu người) 77653.4 78685.8 79272.4 80902.4 82031.7 83106.3 84155.8 85195 Tỉ lệ GTDS (%) 1.36 1.35 1.32 1.47 1.40 1.31 1.26 1.23 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình dân số VN giai đoạn 2000 - 2007. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 8: Cho bảng số liệu về quá trình đô thị hóa ở nước ta. Năm 1990 1995 2000 2003 2005 Số dân thành thị(triệu người) 12.9 14.9 18.8 20.9 22.3 Tỉ lệ dân cư thành thị (%) 19.5 20.8 24.2 25.8 26.9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta gđ 1990-2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài tập 9: Cho bảng số liệu: Tình hình hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 Năm 1991 1995 1997 1998 2000 2005 Khách nội địa (Triệu lượt khách) 1.5 5.5 8.5 9.6 11.2 16 Khách quốc tế(Triệu lượt khách) 0.3 1.4 1.7 1.5 2.1 3.5 Doanh thu từ DL (nghìn tỉ đồng) 0.8 8 10 14 17 3.03 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 b. Nhận xét và giải thích hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 Bài tập 10: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta ( giá so sánh năm 1994) (đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhá nước 25451 308854 Khu vực có vấn đầu tư nước ngoài 25933 433110 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2005. b. Nhận xét và giải thích. Bài tập 11: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm 2005 ( đơn vị: nghìn ha) Cả nước TDNMBB Tây Nguyên Cây CN lâu năm 1633.6 91 634.3 Cà phê 497.4 3.3 445.4 Chè 122.5 80 27 Cao su 482.7 - 109.4 Cây khác 531 7.7 52.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qui mô và cơ diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên năm 2005. b. Nhận xét và giải thích sự giống nhau và khác nhau về sản xuất cây công nghiệp của 2 vùng này. Bài tập 12: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sản lượng thịt các loại năm 1990, 2000, 2005. ( đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm 1990 1412.3 49.3 70.1 1080 212.9 2000 1853.2 48.4 93.8 1418.1 292.9 2005 2812.2 59.8 142.2 2288.3 321.9 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các loại năm 1990, 2000, 2005. b. Phân tích sự PT của ngành chăn nuôi và sự thay đổi cơ cấu sản xuất chăn nuôi. Bài tập 13: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng ( %) Năm 1986 1990 1995 2000 2005 Nông - lâm - ngư 49.6 45.6 32.6 29.1 25.1 Công nghiệp - xây dựng 25.1 22.7 25.4 27.5 29.9 Dịch vụ 29.0 31.7 42.0 43.4 45.0 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005. b. Nhận xét và giải thích sự sự chuyển dịch đó. Bài tập 14: Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005 ( đơn vị: nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây CN hàng năm 210.1 371.7 600.7 542 716.7 778.1 861.5 Cây CN lâu năm 172.8 256 470 657.3 902.3 1451.3 1633.6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1975 đến 2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

File đính kèm:

  • docDANG BAI TAP VE BIEU DO.doc