I. Kiến thức : Giúp cho HS nắm được :
- Các định nghĩa của hình chóp và hình tứ diện,
- Cách vẽ hình biểu diễn của một hình, đặc biệt là hình biểu diễn của một số hình chóp và hình tứ diện,
- Cách xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
II. Kỹ năng :
- Vẽ được hình
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
3. Tư duy : Vẽ được hình trong không gian với nhiều góc nhìn khác nhau.
4. Thái độ : Cẩn thận, chính xác.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Toán học lớp 11 - Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài giảng :
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
A. Mục tiêu :
I. Kiến thức : Giúp cho HS nắm được :
- Các định nghĩa của hình chóp và hình tứ diện,
- Cách vẽ hình biểu diễn của một hình, đặc biệt là hình biểu diễn của một số hình chóp và hình tứ diện,
- Cách xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
II. Kỹ năng :
Vẽ được hình
Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
3. Tư duy : Vẽ được hình trong không gian với nhiều góc nhìn khác nhau.
4. Thái độ : Cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị :
1. Thầy : Chuẩn bị một số mô hình tứ diện, lập phương, hình hộp để học sinh quan sát.
2. Trò : Chuẩn bị bài học ở nhà
C. Phương pháp dạy học : Gợi mở và vấn đáp.
D. Tiến trình dạy học :
Nội dung :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Nhắc lại tính chất thừa nhận 2.
- Yêu cầu Hs đọc các cách xác định mặt phẳng.
- Yêu cầu Hs vẽ hình biểu diễn 40 – 41 - 42
- Yêu cầu Hs đọc định nghĩa.
- Gv minh hoạ hình để Hs hiểu thêm về hình chóp và giúp Hs vẽ được một số hình đơn giản.
- Hãy đếm xem số cạnh bên và số cạnh đáy của hình tứ diện, hình chop tứ giác?
- Từ đó nhận xét chúng như thế nào với nhau?
- Vậy số cạnh có phải là số lẻ không?
- Ba đường thẳng đồng quy là gì?
- giả sử A’C’ và B’D’ cắt nhau tại I thì SO phải như thế nào?
- Hãy nêu tính chất thừa nhận 4?
- Từ đó suy ra cách cm S, I, O thẳng hàng.
- S, I, O cùng thuộc hai mặt phẳng nào?
- Hãy nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng?
- Từ đó tìm giao tuyến của các mặt đó.
- Hình tứ diện có bao nhiêu mặt? Mỗi mặt là một hình gì?
- Hãy đọc tên các hình chóp mà đỉnh là một trong các điểm của tứ diện?
- Hình tứ diện đều là hình như thế nào? từ đó hãy trả lời câu hỏi đó.
- Hs nhắc.
- Hs đọc
- Hs vẽ hình minh hoạ
- Hs đọc
- Hs đếm
- Số cạnh bên và số cạnh đáy bằng nhau.
- Vậy số cạnh của hình chop không là số lẻ
- Chúng cắt nhau tại một điểm.
- SO phải đi qua I
- Hs đọc.
- Muống Cm S, I, O thẳng hang thì chúng cùng nằm trong hai mặt phẳng phân biệt.
- Chúng cùng nằm trong hao mặt phẳng (SAC) và (SBD)
- Hs trả lời.
- Hs làm.
- HS trả lời
- Hs đọc tên các hình chóp tam giác .
- Hs trả lời
3, Điều kiện xác định mặt phẳng :
SGK trang 45 - 46
4, Hình chóp và hình tứ diện:
Định nghĩa : SGK
- Hđ 5: Có hình chóp nào mà số cạnh của nó là số lẻ không?
- Hđ 6 :Cho hình chop tứ giác S.ABCD. Một mặt phẳng (P) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại A’, B’, C’, D’.Chứng minh rằng các đường thẳng A’C’, B’D’ và SO đồng quy (O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD của đáy)
- Ví dụ 2 trang 48
?4: Một tứ diện ABCD có thể coi là hình chóp tam giác bằng bao nhiêu cách?
?5: Các cạnh của hình tứ diện đều có bằng nhau không?
Cũng cố :
Câu hỏi 1: Hãy nêu các cách xác định mặt phẳng.
Câu hỏi 2 : Hãy nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng?
Câu hỏi 3: Hãy nêu cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
BTVN
- Học kĩ lí thuyết , làm bài tập 11, 12, 15, 16 trang 50.
File đính kèm:
- HH11 Tiet 17-18.doc