Mục tiu:
1.kiến thưc:
+Nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
+ Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
2.Kỹ năng:
Hiểu và đọc được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
Tầm quan trọng của hình chiếu vuông góc trong thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Toán lớp 11 - Tiết 02 - Bài 2: Hình chiếu vuông góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/9/2008
Tiết: 02
Bài 2:
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I .Mục tiêu:
1.kiến thưcù:
+Nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
+ Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
2.Kỹ năng:
Hiểu và đọc được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
Tầm quan trọng của hình chiếu vuông góc trong thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
Tranh vẽ phóng to hình: 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK.
2. Chuẩn bị của trị:
Học bài cũ.
Đọc trưc bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi:
+ Các khổ giấy chính dùng trong bản vẽ kĩ thuật?
+ Hãy nêu tên gọi của các loại nét vẽ thường dùng?
Trả lời:
+ Các khổ giấy chính: Ký hiệu: A0,A1,A2,A3,A4.
Kích thước: 1189x841, 841x594, 594x420, 420x297, 297x 210
+ Tên gọi của các loại nét vẽ: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt, nét gạch chấm mảnh, nét lượng sóng.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài:1’
Trong thực tế vật thể được biểu diễn bằng phương pháp hình chiếu vuông góc được sử dụng rộng rãi. Vây phương pháp đó được biểu diễn như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp góc chiếu thứ nhất
15’
GV sử dụng tranh vẽ hình 2.1 sgk.
Hỏi: Trong PPCGT1, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh?
(Trướt mphc đứng, trên mphc bằng và bên trái mphc cạnh).
Hỏi: Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay như thế nào?
( Xoay trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng).
Hỏi: Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào?
( Hình chiếu bằng bên dưới, hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng).
HS: Nhớ lại kiến thức lớp 8 và quan sát hình vẽ để trả lời.
HS: HS trả lời dựa vào suy nghĩ của mình.
HS:Dựa vào tranh vẽ hình 2.2 trả lời.
I/Phương Pháp Chiếu Góc Thứ Nhất
+ PPCGT1, vật thể được đặt trướt mphc đứng, trên mphc bằng và bên trái mphc cạnh.
+ Trên bản vẽ, hình chiếu bằng đặt dưói hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ ba
20’
Hỏi: Trong PPCGT3, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh?
(Sau mphc đứng, dưới mphc bằng và bên phải mphc cạnh).
Hỏi: Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay như thế nào?
( Xoay trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng).
Hỏi: Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào?
( Hình chiếu bằng bên trên, hình chiếu cạnh bên trái hình chiếu đứng).
HS: Dựa vào hình vẽ 2.3 trả lời.
HS: Dựa trên gợi ý của GV suy nghĩ trả lời.
HS: Dựa vào hình 2.4 sgk trả lời.
II/ Phương Pháp Chiếu Góc Thứ Ba.
+ Vật thể được đặt bên dưới mặt phẳng hình chiếu bằng, sau mặt phẳng hình chiếu đứng và bên phải mặt phẳng hình chiếu cạnh.
+ Trên bản vẽ, hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng.
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá.
4’
+ Cho hs trả lời câu hỏi trong sgk để củng cố bài.
+ Nhắc nhở các em về nhà học bài và làm các bài tập sau bài học trong sgk.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- t2.doc