– Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
- Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.
2 – Kĩ năng:
- Vẽ được hình chiếu đơn giản.
3 – Thái độ:
- Có ý thức thực hiện các bước vẽ.
- Kiên trì, cẩn thận và yêu thích môn vẽ kĩ thuật.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Toán lớp 11 - Tiết : 06 và 07 - Bài 6: (Thực hành) biểu diễn vật thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2008
Tiết : 06 và 07
Bài 6: (Thực hành) BIỂU DIỄN VẬT THỂ
I – Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
- Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.
2 – Kĩ năng:
- Vẽ được hình chiếu đơn giản.
3 – Thái độ:
- Có ý thức thực hiện các bước vẽ.
- Kiên trì, cẩn thận và yêu thích môn vẽ kĩ thuật.
II – Chuẩn bị:
1 – Giáo viên:
- Nghiên cứu bài thực hành và đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành.
- Mô hình ổ trục theo hình 6.3 sgk trang 33.
- Đề bài : Bản vẽ hai hình chiếu của vật thể.
2 – Học sinh:
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật, bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy,
- Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẽ ô hoặc kẽ li.
III – Tiến trình tổ chức tiết thực hành:
1 – Ổn định tổ chức :1’ Kiểm tra sĩ số.
2 –Nhắc lại kiến thức cũ:4’
- Hình chiếu vuông góc.
- Khái niệm hình cắt, các loại hình cắt.
- Hình chiếu trục đo.
3 – Hoạt động tiết thực hành:
TIẾT 6
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
8’
- Trình bày nội dung bài thực hành và nêu tóm tắt các bước tiên hành. Lấy ví dụ : hai hình chiếu của ổ trục.
- Nêu và hướng dẫn học sinh đọc và phân tích hai hình chiếu.
- Hướng dẫn học sinh hình dung hình dạng của hai vật thể từ hai hình chiếu.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu thứ ba dựa vào hai hình chiếu đã cho.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình cắt.
- Hướng dẫn học sinh cách dựng hình chiếu trục đo.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước khác như: chọn tỉ lệ và bố trí các hình, vẽ mò các hình bằng net mảnh, kiểm tra bước vẽ, tẩy xóa các nét dựng hình, ghi kích thước, kẻ và ghi các nội dung của khung tên .
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đọc và phân tích bản vẽ hai hình chiếu.
- Hình dung hình dạng của hai vật thể từ hai hình chiếu.
- Tiếp thu hướng dẫn, quan sát hình vẽ 6.4 sgk để biết cách vẽ hình chiếu thứ ba.
- Lắng nghe hướng dẫn và quan sát hình vẽ 6.5 sgk để biết cách vẽ hình cắt.
- Lắng nghe hướng dẫn và quan sát bảng 5.1 sgk trang 30.
- Xem các bước thực hiện khác như sgk.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích hình dạng ổ trục (hình vẽ 6.2 sgk).
- Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba. (Ví dụ: hình 6.4sgk).
- Bước 3 : Vẽ hình cắt: (Ví dụ: hình 6.5 sgk).
- Bước 4 : Vẽ hình chiếu trục đo.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
30’
- Giao đề bài cho học sinh và nêu các yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy vẽ khổ A4.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh đọc và phân tích bản vẽ hai hình chiếu để hình dung hình dạng của vật thể.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh vẽ hình chiếu thứ ba.
- Nhận đề bài và thực hiện các yêu cầu.
- Đọc và phân tích bản vẽ hai hình chiếu để hình dung hình dạng của vật thể.
- Lần lượt vẽ từng bộ phận của vật thể theo hướng dẫn để hoàn thành hình vẽ hình chiếu thứ ba.
Cho hai hình chiếu (một trong sáu đề bài sgk trang 36). Yêu cầu:
+ Đọc bản vẽ hai hình chiếu.
+ Vẽ hình chiếu thứ 3.
+ Vẽ hình cắt.
+ Vẽ hình chiếu trục đo.
- Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích bản vẽ.
- Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba.
TIẾT 7
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
38’
- Hướng dẫn học sinh vẽ hình cắt.
- Lưu ý cho học sinh: Tùy theo cấu tạo của vật thể mà dùng loại hình cắt cho phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng cần xác định vị trí mặt phẳng cắt.
- Yêu cầu học sinh vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng.
- Hướng dẫn học sinh chọn hình chiếu trục đo.
- Hướng dẫn học sinh về cách dựng hình chiếu trục đo.
- Hướng dẫn học sinh đặt các trục tọa độ.
- Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp vật thể.
- Hướng dẫn học sinh vẽ phần vát nghiêng.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thiện hình chiếu trục đo.
- Tiếp thu hướng dẫn của giáo viên để chọn loại hình cắt cho phù hợp với đề bài.
- Xác định vị trí mặt phẳng cắt cho phù hợp với vật thể.
- Tiến hành vẽ hình cắt.
- Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ hình chiếu trục đo thích hợp.
- Đặt các trục tọa độ theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể.
- Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước dài, rộng và cao đặt trên ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng.
- Vẽ vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài của nó theo trục O’X’ và chiều cao của nó theo trục O’Z’.
- Tiếp thu hướng dẫn của giáo viên.
- Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện hình chiếu trục đo của vật thể.
- Bước 3: Vẽ hình cắt
- Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo.
IV – Tổng kết, đánh giá: 2’
Giáo viên nhận xét giờ thực hành:
+ Sự chuẩn bị của học sinh.
+ Kĩ năng làm bài thực hành của học sinh.
+ Thái độ học tập của học sinh.
Giáo viên thu bàivề nhà chấm, nhận xét và cho điểm, đánh giá kết quả.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài 7 sgk.
V – Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- t6,7.doc