1. Điều nào sau đây là đ1ung khi nói về áp suất?
A. Áp suất tại một điểm trên một mặt bị ép là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích của mặt đó.
B. Nếu gọi F là độ lớn của áp lực tác dụng lên diện tích có độ lớn s thì áp suất lên mặt đó cho bởi p = .
C. Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa).
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết áp suất thuỷ tĩnh – Định luật Paxcan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
ÁP SUẤT THUỶ TĨNH – ĐỊNH LUẬT PAXCAN
1. Điều nào sau đây là đ1ung khi nói về áp suất?
A. Áp suất tại một điểm trên một mặt bị ép là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích của mặt đó.
B. Nếu gọi F là độ lớn của áp lực tác dụng lên diện tích có độ lớn s thì áp suất lên mặt đó cho bởi p = .
C. Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa).
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
2. Trong trường hợp nào sau đây, chất lỏng được xem là ở trạng thái cân bằng?
A. Nước chảy trong lòng sông.
B. Xăng, dầu được truyền đi trong ống dẫn.
C. Nước chứa trong một bình đựng cố định.
D. Dòng thác đang đổ xuống.
3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Tại mỗi điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau.
B. Aùp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau.
C. Đơn vị áp suất chất lỏng là Paxcan (Pa).
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
4. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị của áp suất?
A. Niutơn trên mét vuông (N/m2) B. Jun (J)
C. Aùtmốtphe (at) D. Milimét thuỷ ngân.
5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về độ lớn của áp suất trong lòng chất lỏng?
A. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng tăng.
B. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng cũng càng giảm.
C. Aùp suất chất lỏng không thay đổi theo chiều sâu.
D. Độ sâu càng tăng thì lúc đầu áp suất chất lỏng cũng càng tăng nhưng sau đó giảm dần.
6. Phát biểu nào sau đây là đ1ung với nguyên lý Paxcan?
A. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.
B. Aùp suất của chất lỏng chứa trong bình được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình.
C. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.
D. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền đến mọi điểm của chất lỏng và của thành bình.
7. Trường hợp nào sau đây có sử dụng nguyên lí Paxcan?
A. Chế tạo động cơ ôtô B. Chế tạo động cơ phản lực
C. Chế tạo máy dùng chất lỏng D. Chế tạo máy bơm nước
8. Phát biểu nào sau đây đúng với định luật cơ bản của thuỷ tĩnh học?
A. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng khối lượng chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
B. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
C. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng riêng của khối chất lỏng đó.
D. Aùp suất tác dụng lên hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
9. Gọi pA, pB lần lượt là áp suất chất lỏng tại A, B có độ sâu tương ứng hA và hB; D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Biểu thức nào sau đây thể hiện đúng định luật cơ bản của thuỷ tĩnh học?
A. pB – pA = Dg (hB – hA). B. pB + pA = Dg (hB + hA).
C. pA – pB = Dg (hA –hB). D. pB + pA = Dg (hA – hB).
10. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Ứng với mỗi điểm trong không gian của khí quyển có một giá trị tương ứng của áp suất khí quyển.
B. Aùp suất khí quyển thay đổi theo độ cao tính từ mặt đất.
C. Aùp suất khí quyển có thể đo bằng đơn vị torr hay atmốtphe.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG. ĐỊNH LUẬT BECNULI
11. Đặc trưng nào sau đây không đúng với điều kiện chảy ổn định của chất lỏng?
A. Chất lỏng là đồng tính.
B. Vận tốc chảy của chất lỏng không phụ thuộc vào thời gian.
C. Khi chất lỏng chảy, chỉ có xoáy rất nhẹ.
D. Chất lỏng không nén và chảy không ma sát.
12. Phát biểu nào sau đây là đ1ung khi nói về khái niệm lưu lượng chất lỏng?
A. Lưu lượng là lượng chất lỏng tính theo đơn vị mét khối.
B. Lưu lượng của chất lỏng qua tiết diện S là đại lượng đo bằng thể tích chất lỏng chảy qua S trong một đơn vị thời gian.
C. Nếu gọi S là tiết diện của ống, v là vận tốc của chất lỏng trong ống thì lưu lượng chất lỏng tính bởi q = .
D. Đơn vị của lưu lượng chất lỏng là mét vuông trên giây (m2/s)
13. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật bảo toàn dòng?
A. Khi một chất lỏng chảy trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau.
B. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng trong ống dẫn là lớn nhất.
C. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng tại mọi điểm tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau.
D. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng tại mọi điểm tiết diện ngang của ống dẫn luôn thay đổi theo thời gian.
14. Gọi v1, v2 là vận tốc của chất lỏng tại các đoạn ống có tiết diện S1, S2 (của cùng một ống). Biểu thức liên hệ nào sau đây là đúng?
A. S1v1 = S2v2 B. =
C. S1S2 = v1v2 D. S1 + S2 = v1 + v2
15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật Becnuli áp dụng cho ống dòng nằm ngang?
A. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn bằng nhau.
B. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn dương.
C. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
D. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn là một hằng số.
Chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau để điền vào chổ trống của các câu 16, 17, 18, 19 và 20.
A. Aùp suất động. B. Aùp suất tĩnh.
C. Aùp suất khí quyển. D. Aùp suất thuỷ tĩnh.
16. Khi chất lỏng được đựng trong một bình cố định thì mọi điểm trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của một áp suất. Aùp suất đó gọi là
17. Dùng một ống hình trụ hở hai đầu đặt sao cho miệng ống song song với dòng chảy, căn cứ vào tiết diện ống và độ cao của cốt chất lỏng trong ống, ta tính được tại điểm đặt ống.
18. Nếu gọi là khối lượng riêng của chất lỏng, v là vận tốc của dòng chảy thì đại lượng v2 là độ lớn của của chất lỏng.
19. Càng lên cao (so với mặt đất) thì càng giảm.
20. Trong một phạm vi không gian không lớn lắm thì tại mọi điểm đều có thể coi là bằng nhau.
21. Một thùng nước có lỗrò ở đáy cách mặt nước một khoảng h. Gọi g là gia tốc trọng trường, vận tốc dòng nước chảy qua lỗ rò tính bằng công thức nào sau đây?
A. v = B. v = C. v = 2 D. v =
22. Phát biểu nào sau đây là phù hợp với hiện tượng Venturi?
A. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy càng lớn, áp suất càng lớn và ngược lại.
B. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất càng lớn và ngược lại.
C. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng nhỏ thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất càng lớn và ngược lại.
D. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất càng nhỏ và ngược lại.
23. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến định luật Becnuli?
A. Lực nâng cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
B. Bộ chế hoà khí dùng để cung cấp hỗn hợp nhiên liệu – không khí cho động cơ xe ôtô.
C. Hoạt động của bình xịt nước hoa.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều liên quan đến định luật Becnuli.
24. Ống pitô có thể sử dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Gắn ở cánh máy bay để đo vận tốc máy bay.
B. Nhúng trong chất lỏng để đo áp suất tĩnh.
C. Đặt trong không khí để đo áp suất khí quyển.
D. Nhúng trong dòng chảy để đo áp suất động.
Theo các quy ước sau: (I) và (II) là các mệnh đề.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề có tương quan.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề không tương quan.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II sai.
Mệnh đề I sai, mệnh đề II đúng.
Trả lời các câu hỏi 25, 26, 27, 28, 29, 30 và 31.
25. (I) Khi một chất lỏng ở trạng thái cân bằng tĩnh, áp suất có độ lớn như nhau tại mọi điểm nằm trên cùng một mặt nằm ngang.
Vì (II) đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa).
26. (I) Khi một chất lỏng ở trạng thái cân bằng tĩnh, áp suất tăng dần theo độ sâu.
Vì (II) Nếu gọi h là độ sâu của điểm khảo sát, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường thì áp suất do chất lỏng gây ra tại điểm khảo sát tính bởi công thức p = Dgh.
27. (I) Nguyên tắc hoạt động của máy ép dùng chất lỏng là một trong những ứng dụng của định luật Paxcan.
Vì (II) Theo định luật Paxcan thì “Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình”.
28. (I) Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là không đổi.
Vì (II) Trong một ống dòng, vận tốc của chất lỏng tỉ lệ thuận với tiết diện của ống.
29. (I) Để đo áp xuất tĩnh và áp suất toàn phần, người ta dùng ống Ventury.
Vì (II) cả áp suất tĩnh và áp suất toàn phần đều có đơn vị là Paxcan.
30. (I) Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ là một hằng số.
Vì (II) Định luật Becnuli là một ứng dụng của định luật bảo toàn năng lượng.
31. (I) Nguyên tắc cất cánh của máy bay không thể là hệ quả của định luật Becnuli.
Vì (II) Các bộ phận chính của máy bay không được cấu tạo từ chất lỏng và chất khí.
II- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
32. Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H, khối lượng riêng của nước và thuỷ ngân lần lượt là D1, D2. biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc?
A. P = B. P =
C. P = D. P =
33. Tác dụng một lực f = 500N lên Pittông nhỏ của một máy ép dùng nước. Diện tích của pittông nhỏ là 3cm2, diện tích pitông lớn là 150cm2. Lực tác dụng lên pittông lớn nhận giá trị nào sau đây:
A. F = 2,5.103N B. F = 2,5.104N
C. F = 2,5.105N D. F = 2,5.106N
34. Một ống hình trụ có chiều dài h = 1m được nhúng
thẳng đứng trong nước. Bên trong ống chứa đầy dầu (Có
khối lượng riêng D = 800kh/m3) và đáy được dốc ngược
lên trên như hình 35. Miệng ống cách mặt nước H = 3m,
áp suất khí quyển bằng P0 = 100000N/m2. Aùp suất tại điểm A
(ở mặt trong của đáy ống) nhận giá trị nào sau đây:
A. PA = 1220N/m2 B. PA = 12200N/m2
C. PA = 122000N/m2 D. Một giá trị khác
35. Trong một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thuỷ ngân. Người ta đổ vào nhánh thứ nhất một cột nước cao h1 = 0,8m, vào nhánh thứ hai một cột dầu cao h2 = 0,4m. Cho trọng lượng riêng của nước, của dầu và của thuỷ ngân lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 8000N/m3, d3 = 136000N/m3.
Độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở hai nhánh sẽ là bao nhiêu? Chọn kết quả đ1ung trong các kết quả sau:
A. h = 0,035m B. h = 0,045m C. h = 0,065m D. h = 0,085m
36. Một cốc hình lăng trụ, đáy hình vuông có cạnh R chứa một chất lỏng. Độ cao H của cột chất lỏng phải thoả mãn biểu thức nào sau đây để áp lực F tác dụng lên thành cốc có giá trị bằng áp lực của chất lỏng lên đáy cốc?
A. H = R B. H = 2R C. H = 4R D. H = 2R
37. Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pittông nhỏ đi xuống một đoạn h = 0,2m thì pittông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,01m. Nếu tác dụng vào pittông nhỏ một lực f = 500N thì lực nén vật lên pittông lớn nhận giá trị nào sau đây:
A. F = 10N B. F = 102N C. F = 103N D. F = 104N
38. Vật khối lượng M = 2kg có thể tích V = 10-3m3 chìm trong hồ nước, ở độ sâu h0 = 5m. để nâng nó lên độ cao H = 5m trên mặt nước thì phải thực hiện một công bằng bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau?
A. 15J B. 150J C. 1500J D. 15000J
39. Quả cầu thép nổi trên mặt một chậu thuỷ ngân. Nếu đổ nước lên bề mặt thuỷ ngân đến khi vừa ngập quả cầu thì thể tích phần quả cầu ngập trong thuỷ ngân giảm đi bao nhiêu so với thể tích quả cầu? Cho khối lượng của thép, của thuỷ ngân và của nước lần lượt là 7880kg/m3, 3600kg/m3 và 1000kg/m3. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 5,3% B. 3,3% C. 3,5% D. 5,5%
40. Một máy bay đang bay trong không khí có áp suất p =105Pa và khối lượng riêng= 1,29kg/m3. Dùng ống pitô gắn vào thành máy bay, phi công đo được áp suất toàn phần p1 = 1,26.105Pa. Vận tốc v của máy bay nhận giá trị nào sau đây:
A.v = 180m/s B. = 200m/s
C. v= 1,29m/s D. =Một giá trị khác
41. Một ống hình trụ nằm ngang có cấu tạo như hình
vẽ 36. Trong ống có nước chảy từ A đến B. Đặt
tại A một ống áp kế, tại B một ống pitô, người ta
đo được hA = 4cm, hB = 12cm.Độ lớn vận tốc nước
chảy ở phần ống A là giá trị nào sau đây:
A. v = 1,26m/s. B. v = 1,36 m/s
C. v = 1,29m/s D. v = 1,39m/s
42. Một ống Pitô đặt trong một dòng nước chảy với
vận tốc v = 4m/s như hình vẽ 37. Miệng ống Pitô đặt gần
sát mặt nước. Độ cao của cột chất lỏng dâng lên trong ống
có giá trị nào sau đây:
A. h = 0,4m B. h = 0,6m
C. h = 0,8m D. h = một giá trị khác.
43. Một ống tiêm có đường kính d1 =1cm lắp với kiêm tiêm có đường kính d2 = 1mm. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lực thì khi ấn vào pittông với lực 10N thì nước trong ông tiêm phụt ra với vận tốc là:
A. 16m/s B. 20m/s C. 24m/s D. 36m/s
44. Trong một giây người ta rót được 0,2 lít nước vào bình. Hỏi ở đáy bình phải có một lỗ đường kính bao nhiêu để mực nước trong bình không đổi và có độ coa H = 1m? chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. d = 0,075cm B. d= 0,75cm
C. d = 7,5cm D. Một giá trị khác
Sử dụng dữ kiện sau:
Giữa đáy một thùng nước hình trụ có một lỗ thủng nhỏ. Mực nước trong thùng cách đáy H = 3cm
Trả lời các câu hỏi 45 và 46.
45. Thùng nước đứng yên. Nước chảy qua lỗ với vận tốc nào sau đây:
A. v = 0,42m/s B. v = 0,42m/s C. v = 0,24m/s D. v = 0,43m/s
46. Thùng nước nâng lên đều. Nước chảy qua lỗ với vận tốc nào sau đây:
A. v= 0,36m/s B. v = 0,24m/s C. v= 0,12m/s D. v = 0,06m/s
File đính kèm:
- ap suat thuy tinh - DLPC.doc