A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Nắm vững các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo chuyển động
- Nêu được các ví dụ về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
- Phân biệt hệ toạ độ, hệ quy chiếu
- Phân biệt được thời điểm, thời gian.
2. Kỹ năng.
- Xác định được vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng.
- Đổi được mốc thời gian
3. Thái độ Xác định động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu năm
70 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Chương I : Động học chất điểm. Chuyển động cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2008
Tiết 1
Phần một: CƠ HỌC.
Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Nắm vững các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo chuyển động
- Nêu được các ví dụ về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
- Phân biệt hệ toạ độ, hệ quy chiếu
- Phân biệt được thời điểm, thời gian.
2. Kỹ năng.
- Xác định được vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng.
- Đổi được mốc thời gian
3. Thái độ Xác định động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu năm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: giáo án, viên bi, một số bài toán nhỏ đổi thời gian
Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
10B9:.........................................................................................................................
10B10....................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
Nhắc lại kiến thức đã học về chuyển động cơ, vật làm mốc ở thcs
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đềGiới thiệu chương trình gồm 2 phần: Cơ học và Nhiệt học.
Phần cơ học gồm 4 chương nói về chất điểm, vật rắn, các định luật bào toàn.
Chương I: Động học chất điểm. Nội dung là khảo sát cát loại chuyển động.
Bài 1: cho ta khái niệm về chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, cách xác định vị trí của vật trong không gian.
b. Triến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1:Chuyển Động Cơ. Chất Điểm
GV:-Khi nào một vật được gọi là chuyển động? Cho ví dụ
-Khi nào một vật được gọi là chất điểm? Cho ví dụ.
-Quỹ đạo là gì?
-Một quỹ đạo có thể có hình dạng như thế nào? Cho ví dụ.
HS: trả lời các câu hỏi
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
HĐ2:Cách xác định vị trí của vật trong không gian
GV:Khi một vật tồn tại trong không gian, muốn biết nó ở vị trí nào thì ta cần phải xác định điều gì?
-Khi xác định vị trí của vật trong không gian cần phải có những dụng cụ gì hỗ trợ?
-Hệ toạ độ là gì?
-Nó có đặc điểm gì?
-Muốn xác định vị trí của một điểm M, ta cần phải làm gì?
HS: trả lời các câu hỏi
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
HĐ3:Cách xác định thời gian trong chuyển động
GV:
-Muốn tính thời gian đã trải qua bao nhiêu thì ta cần phải tính như thế nào?
-Mốc thời gian là gì? Tại mốc thời gian thì t =?
-Dụng cụ đắc lực giúp ta xác định thời gian là gì?
Phân biệt thời gian và thời điểm
Cho ví dụ
HS: trả lời các câu hỏi
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
HĐ4: Hệ quy chiếu
GV:Hệ quy chiếu là gì? Gồm có những yếu tố nào?
HS: trả lời các câu hỏi
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
I. Chuyển Động Cơ. Chất Điểm
1. Chuyển Động Cơ.
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian
2. Chất Điểm
Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ Đạo.
Tập hợp các vị trí của một chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
1. Vật làm mốc và thước đo
- Vật làm mốc là được coi là đứng yên
- Vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật
2. Hệ tọa độ
Gồm gốc toạ độ và 2 trục toạ độ
Muốn xác định vị trí của M, ta làm:
-Chọn chiều dương trên các trục toạ độ
-Chiếu vuông góc M xuống các trục toạ độ, ta được các điểm Mx, My. M (Mx, My).
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động
1.Mốc thời gian và đồng hồ
Mốc thời gian: thời điểm bắt đầu tính thời gian
Đo thời gian: đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ
2. Thời điểm và thời gian.
Thời gian là hiệu của 2 thời điểm.
IV. Hệ quy chiếu
Gồm:
Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc
Một mốc thời gian và một đồng hồ
4. Củng cố .
-Nhắc lại các khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, mốc thời gian, đồng hồ, hệ tọa độ, hệ quy chiếu
-Phân biệt thời gian và thời điểm
-Đổi một số mốc thời gian. Trả lời câu hỏi TN SGK
5. Dặn dò
-Học bài, làm tất cả các bài tập trong SGK
-Chuẩn bị bài 2: Chuyển động thẳng đều
+ Khái niệm chuyển động thẳng đều.
+ Các phương trình chuyển động dùng trong chuyển động thẳng đều
+ Các lưu ý khi sử dụng các phương trình chuyển động thẳng đều
Ngày soạn: 26/8/2008
Tiết 2
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều
- Vận dụng công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động để giải bài tập. 2. Kỹ năng.
- Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau như: hai xe chạy đến gặp nhau; hai xe đuổi nhau; xe chạy nhanh chậm trên các đoạn đường khác nhau; các chuyển động có mốc thời gian khác nhau
- Vẽ đồ thị tọa độ-thời gian của chuyểûn động thẳng đều.
- Biết cách thu thập thông tin thừ đồ thị như: xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động
- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trên thực tế nếu gặp phải.
3. Thái độ
Nghiêm túc học tập theo hướng dẫn của giáo viên
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: giáo án, một số bảng phụ: hình 2.2; 2.3; bảng 2.1, một vài bài tập đơn giản.
Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
10B9:.........................................................................................................................
10B10....................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một quốc lộ.
Câu 2: Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.
Câu 3: Phân biệt hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
Câu 4: Phân biệt thời gian và thời điểm. Nêu ví dụ minh hoạ
Câu 5: Chất điểm là gì? Cho ví dụ
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
Hai hòn bi lúc va chạm nhau.
Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
Giọt nước mưa lúc đang rơi.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
b. Triến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1:Chuyển động thẳng đều.
GV:
-Giới thiệu mục tiêu của bài: khảo sát chuyển động thẳng đều.
-Giới thiệu các đại lượng có liên quan: t, s
-Muốn so sánh sự nhanh hay chậm của các vật thì ta dựa vào đặc điểm nào của vật.
-Muốn tính tốc độ trung bình của một vật trên một quãng đường, ta tính như thế nào?
- Nêu đơn vị của vận tốc.
-Đổi đơn vị km/h theo m/s.
- Chuyển động như thế nào gọi là chuyển động thẳng đều?
GV:-Lưu ý vận tốc không thay đổi cả về hướng.
-Nêu công thức liên hệ giữa quãng đường đi và vận tốc.
Nhận xét: s phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: trả lời các câu hỏi
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
HĐ2:Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều
GV:M
A
O
-Ta xác định quãng đường theo toạ độ của vật trong quá trình chuyển động, được biểu thức gì? Hướng dẫn HS thiêt lập CT x
x0
x
HS:-Quãng đường đi được s = x-x0x=s+x0. Mà s =vtx= x0+vt.
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
- GV:Ta có thể biểu diễn phương trình chuyển động thẳng đều bằng đồ thị x(t).
-Đồ thị có dạng y= ax+b có dạng như thế nào?
-Cho ví dụ, yêu cầu học sinh lên vẽ đồ thị của chuyển động đó.
HS: lập bảng và vẽ đồ thị
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhận kiến thức
I.Chuyển động thẳng đều.
-Thời gian chuyển động của vật trên quãng đường là: t= t1-t2.
-Quãng đường đi được là s= x2-x1
1. Tốc độ trung bình
Đơn vị của v là: m/s; km/h;
2. Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
s = vtb.t = vt
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều
1.Phương trình chuyển động thẳng đều
2. Đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều.
Giả sử có phương trình chuyển động là: x= 5 + 10t. Lập bảng giá trị x theo t, vẽ đồ thị toạ độ- thời gian.
t(h)
0 1 2 3 4 5 6
x(km)
5 15 25 35 45 55 65
4. CỦNG CỐ
- Chuyển động thẳng đều là gì?
- Phương trình của chuyển động thẳng đều.
- Đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng như thế nào?
- Bài tập ví dụ: Bài 9 trang 15 sgk
5. DẶN DÒ
-Học bài, làm tất cả các bài tập trong SGK trang 15
-Chuẩn bị bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều.
+ Các dạng chuyển động biến đổi đều
+ Khảo sát chuyển động thẳng nhanh dần đều
Ngày soạn: 8/9/2008
Tiết 3
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Viết được công thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong công thức.
- Nêu được định nghĩa của chuy6ẻn động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nêu ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mối quan hệ về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó
- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều
- Viết được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động của chuyểûn động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Kỹ năng.
Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều
3. Thái độ
Nghiêm túc học tập ở nha,nắm được các nội dung cơ bản của bàiø theo hướng dẫn của giáo viên.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Diễn giảng, vấn đáp, tìm tòi giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: giáo án, bảng phụ: hình 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9.
Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
10B9:.........................................................................................................................
10B10....................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?
Câu 2: Các phương trình của chuyển động thẳng đều
Câu 3: Đồ thị x(t) của chuyển động thẳng đều nhủ thế nào?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
b. Triến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1:Tìm hiểu Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
GV-Giới thiệu mục tiêu của bài: khảo sát các loại chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Muốn so sánh sự nhanh hay chậm của các vật tại các điểm trên quỹ đạo thì ta so sánh điều gì?
-Muốn tính tốc độ tức thời tại một điểm bất kỳ của một vật trên một quỹ đạo, ta tính như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức
HS:Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi nêu bật lên được độ lớn vận tốc tức thời
Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức
GV:
- Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về hướng, ta phải dùng đại lượng vectơ:
-Biểu diễn vectơ vận tốc.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét –kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức
GV:
-Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động như thế nào?
-Giới thiệu các loại chuyển động thẳng biến đổi đều: nhanh dần đều, chậm dần đều.
HS: ghi nhớ kiến thức
HĐ2: Tìm hiểu :Chuyển động thẳng nhanh dần đều
GV:-Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì?,
Diễn giảng, đưa ra khái niệm gia tốc: “tốc độ biến thiên vận tốc”công thức tính gia tốc.
HS:-Từ đó định nghĩa “gia tốc”.
-Nêu đơn vị của gia tốc, dựa theo công thức.
-Nêu đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Để phân biệt chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, người ta đưa ra vectơ gia tốc.
-Nhanh dần đều thì v> v0 nên vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
-HS:Từ công thức tính độ lớn của a, chọn gốc thời gian tại t0 :suy ra công thức tính vận tốc cuả vật sau thời gian t kể từ lúc tăng vận tốc đều.
GV:- Trong công thức, a là hằng số, vậy hình dạng đồ thị v(t) là gì?
HS:-Vẽ đồ thị hàm v(t).
GV: Nhận xét –kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức
GV:-Hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong sgk
I.Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
1. Độ lớn của vận tốc tức thời.
là đoạn đường rất ngắn đi được trong khoảng thời gian rất ngắn .
v là vận tốc tức thời tại một điểm M. Nó cho ta biết vận tốc của vật tại M
2. Vectơ vận tốc tức thời.
Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo tỉ xích nào đó.
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian.
II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều
1.Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Khái niệm gia tốc
Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên
Đơn vị của gia tốc là m/s2.
Trong chuyểûn động biến đổi đều, gia tốc luôn luôn không đổi.
b) Vectơ gia tốc.
Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
a) Công thức tính vận tốc
b) Đồ thị vận tốc –thời gian
4. Củng cố .
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
- Khái niệm gia tốc.
- Phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Đồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động thẳng nhanh dần đều có dạng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh làm bài 12 sgk.
5. Dặn dò:
-Học bài, nắm vững các đặc điểm của chuyển độïng thẳng nhanh dần đều.
-Chuẩn bị tiếp nội dung của bài: các công thức trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều.
+ Khái niệm chuyển động thẳng chậm dần đều.
+ Các phương trình của chuyển động thẳng chậm dần đều
Ngày soạn: 8/9/2008
Tiết 4
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Viết được công thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong công thức.
- Nêu được định nghĩa của chuy6ẻn động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nêu ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mối quan hệ về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó
- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều
- Viết được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động của chuyểûn động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Kỹ năng.
Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều
3. Thái độ
Nghiêm túc học tập ở nha,nắm được các nội dung cơ bản của bàiø theo hướng dẫn của giáo viên.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Diễn giảng, vấn đáp, tìm tòi giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: giáo án, bảng phụ: hình 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9.
Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
10B9:.........................................................................................................................
10B10....................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì?
Câu 2: Khái niệm gia tốc, viết công thức tính gia tốc, nêu đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 3: Viết công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: Xây dựng các công thức về chuyển động biến đổi đều
b. Triến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Xây dựng các công thức về chuyển động nhanh dần đều
GV:Hướng dẫn HS lâp công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
HS: Hoạt động mhóm
N1:lâp công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
Nhắc lại công thức tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường s: .
-Do vận tốc tăng đều, nên người ta chứng minh được công thức .
-Mặt khác ta có .Từ đó suy ra
N2:Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
-So sánh s trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng đều.
-Rút thay vào công thức tính s, ta có công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc, quãng đường đi.
N3:Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
M
A
O
-Dựa vào sự chuyển động, lập công thức tạo độ
x0
s
x
x
GV: Nhận xét –kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức
HĐ2:Tìm hiểu Chuyển động thẳng chậm dần đều
GV: hướng dẫn HS xác định gia tốc, vận tốc quảng đường, phương trình toạ độ của chuyển động thẳng chậm dần đều
HS:
-Nhắc lại công thức tính gia tốc. So sánh v và v0. Từ đó xác định dấu của a so với v.
-Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều có đặc điểm gì?
-Tương tự chuyểûn động thẳng nhanh dần đều, nêu công thức tính vận tốc. Chú ý a và v có giá trị như thế nào so với nhau.
-Từ đó nhận xét đồ thị của v theo t.
-Nhắc lại công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. Tương tự viết công thức tính s trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
-Chú ý a,v
-Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
GV: Nhận xét –kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức
II.3.Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là một hàm số bậc hai của thời gian.
4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
III. Chuyển động thẳng chậm dần đều
1.Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính gia tốc
Suy ra gia tốc có giá trị âm a ngược dấu với vận tốc.
b) Vectơ gia tốc
Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
a) Công thức tính vận tốc
a, v ngược dấu
b) Đồ thị vận tốc –thời gian
3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều
a) Công thức tính quãng đường đi được.
b) Phương trình chuyểûn động thẳng chậm dần đều.
4. Củng cố .- Chuyển động thẳng chậm dần đều là gì?
- Phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần và chậm dần đều.
- Đồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động thẳng nhanh dần và chậm dần đều có dạng như thếnào?
5. Dặn dò:
-Học bài, nắm vững các đặc điểm của chuyển độïng thẳng nhanh dần và chậm dần đều.
-Làm các bài tập Sgk trang 22.
-Chuẩn bị bài: “ Sự rơi tự do”.
+Khái niệm sự rơi trong không khí.
+Khái niệm sự rơi tự do.
+Đặc điểm của sự rơi tự do.Gia tốc rơi tự do.
Ngày soạn: 15/9/2008
Tiết 5
BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Nắm vững tính chất và các công thức của chuyển động thẳng đều và biến đổi đều.
- Nắm được phương pháp giải các bài tập về chuyểûn động thẳng đều và biến đổi đều
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng suy luận, tính toán cẩn thận, tổng hợp
- Giải được một số dạng bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều
3. Thái độ
Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp, tìm tòi, giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: giáo án, hệ thống kiến thức, các dạng bài tập cơ bản
Học sinh: đã chuẩn bị bài tập ở nhà
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
10B9:.........................................................................................................................
10B10....................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Viết các công thức sử dụng trong chuyển động thẳng đều
Câu 2: Viết công thức tính gia tốc,vận tốc, quãng đường đi,ptcđ, công thức liên hệ giữa a-v-S trong CĐTBĐĐ. Xét dấu của a, v, v0 khi:
+ Vật CĐTNDĐ cùng chiều dương
+ Vật CĐTNDĐ ngược chiều dương
+ Vật CĐTCDĐ cùng chiều dương
+ Vật CĐTCDĐ ngược chiều dương
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: Luyệntập vận dụng các công thức về chuyển động biến đổi đều
b. Triến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: ơn tập kiến thức cơ bản
- Yêu cầu học sinh liệt kê các công thức đã học lên 1 góc bảng.
- Nhận xét -bổ sung hồn chỉnh
HĐ2: Giải bài tập SGK
GV:- Gọi học sinh tự tóm tắt và giải bài tập trên bảng
HS: giải
- Nhận xét
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh khác nhận xét về bài làm của bạn và sửa hoàn chỉnh
- Cho điểm
GV: Nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản trong từng bài tốn cụ thể
- Công thức tính gia tốc là gì?
- Phải chọn chiều dương như thế
File đính kèm:
- GIAO AN 10 CB CHUONG 12.doc