Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 22 - Bài 16: Định luật III Niu-Tơn

Mục tiêu

1. Hiểu được tương tác giữa 2 vật bao giờ cũng là tương tác 2 chiều.

2. Phát biểu được nội dung định luật III Niu-tơn.

3. Nêu được đặc điểm của lực và phản lực. Phân biệt được 2 lực trực đối và 2 lực cân bằng.

3. Vận dụng định luật III Niu-tơn để làm một số bài tập đơn giản và giải thích một số hiện tượng vật lí có liên quan.

II. Chuẩn bị

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 22 - Bài 16: Định luật III Niu-Tơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..................... Ngày dạy : ...................... Tiết 22. Bài 16. Định luật III Niu-tơn I. Mục tiêu 1. Hiểu được tương tác giữa 2 vật bao giờ cũng là tương tác 2 chiều. 2. Phát biểu được nội dung định luật III Niu-tơn. 3. Nêu được đặc điểm của lực và phản lực. Phân biệt được 2 lực trực đối và 2 lực cân bằng. 3. Vận dụng định luật III Niu-tơn để làm một số bài tập đơn giản và giải thích một số hiện tượng vật lí có liên quan. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Thí nghiệm tương tác giữa hai lò xo đứng yên. - Phiếu học tập có 3 câu hỏi trong mục 4.bài tập vận dụng – SGK. 2. Học sinh Xem lại đặc điểm của 2 lực cân bằng. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Hoạt động 1. Kiểm tra kiến thức – Đặt vấn đề vào bài (10 phút) .GV: Đặt câu hỏi: 1. Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật II Niu-tơn? 2. Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm? Hai lực cân bằng có đặc điểm gì? .HS: Trả lời câu hỏi của GV. .GV: Nhận xét, cho điểm. Hỏi thêm: Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải (M) đâm vào một ô tô con (m < M) đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? .HS: Dự đoán trả lời: Ô tô con chịu lực lớn hơn. .GV: Để kiểm tra xem bạn trả lời đúng hay sai, chúng ta chuyển sang tìm hiểu bài 16. Định luật III Niu-tơn. Bài 16. Định luật III Niu-tơn Hoạt động 2. Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật và nội dung định luật III Niu-tơn (15 phút) .GV: Yêu cầu HS quan sát hình 16.1 – SGK đưa ra nhận xét ? .HS: Quan sát hình 16.1 – SGK, đưa ra nhận xét: An tác dụng vào Bình một lực làm Bình tiến về phía trước. Nhưng An bị lùi về phía sau, chứng tỏ Bình cũng đã tác dụng trở lại An một lực. .GV: Nam châm có hút sắt không? .HS: Có. .GV: Lực nào đã làm cho nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt? .HS: Lực hút của sắt tác dụng vào nam châm. .GV: Đúng. Qua 2 ví dụ trên, rút ra kết luận gì? .HS: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì ngược lại vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một lực. GV: Nhấn mạnh tương tác giữa các vật bao giờ cũng là tương tác 2 chiều. GV có thể đưa ra thêm một số ví dụ về sự tương tác giữa các vật để HS rõ hơn về vấn đề này. .GV: Lực do vật A tác dụng lên vật B và lực do vật B tác dụng lên vật A có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để biết điều đó chúng ta chuyển sang nghiên cứu mục 2. Định luật III Niu-tơn. .GV: Quy ước: là lực do vật A tác dụng lên vật B và là lực do vật B tác dụng lên vật A. Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm về sự tương tác giữa 2 lò xo đứng yên, nhận xét? .HS: có điểm đặt khác nhau, cùng nằm trên một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. .GV: Xác nhận câu trả lời đúng. Nhấn mạnh lại kết quả thí nghiệm. Thông báo: Trong trường hợp 2 lò xo chuyển động ta cũng có được kết luận trên. Bằng việc khái quát hóa các kết quả quan sát và thực nghiệm, ta có định luật III Niu-tơn. Yêu cầu HS phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật III Niu-tơn? . HS: Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật III Niu-tơn. 1. Sự tương tác giữa các vật 2. Định luật III Niu-tơn : lực do vật A tác dụng lên vật B : lực do vật B tác dụng lên vật A a. Thí nghiệm có điểm đặt khác nhau, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. b. Định luật + Phát biểu (SGK) + Biểu thức: Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm của lực và phản lực (7 phút) .GV: Thông báo: trong 2 lực , gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực. Lực và phản lực có những đặc điểm gì? .HS: Lực và phản lực có điểm đặt khác nhau, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. .GV: Lực và phản lực có cân bằng nhau không?Vì sao? .HS: Lực và phản lực không cân bằng nhau vì đặt vào 2 vật khác nhau. .GV: Xác nhận câu trả lời đúng. Chính xác hóa kiến thức về đặc điểm của lực và phản lực. 3. Lực và phản lực + Luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời. + Cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều 2 lực trực đối. + Không cân bằng nhau vì đặt vào 2 vật khác nhau. + Lực tác dụng thuộc loại gì thì phản lực thuộc loại đó. Hoạt động 4. Học sinh làm bài tập vận dụng (10 phút) .GV: (HS gập SGK lại) Phát phiếu học tập tới từng bàn HS, yêu cầu mỗi bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trên phiếu? .HS: Thảo luận, trao đổi theo bàn, trả lời câu hỏi trên phiếu học tập. Sau đó đại diện trình bày trước lớp. .GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. 4. Bài tập vận dụng (SGK) Hoạt động 5. Tổng kết bài học – Giao nhiệm vụ về nhà cho HS (3 phút) . GV nhận xét tiết học, nhấn mạnh những nội dung kiến thức chính và giao nhiệm vụ về nhà cho HS: trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1 – tr 74, 75 – SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 22 Dinh luat III Niuton.doc