Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 37: Cân bằng vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm

A.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

a) Biết định nghĩa giá của lực, phânbiệt giá với phương. Định nghĩa được trọng tâm của vật rắn.

b) Nắm vững ĐKCB của một vật rắn dưới tác dụng của hai lực.

2.Kĩ năng: Tập dượt cách suy luận chặt chẽ.

3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học

B.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Các thí nghiệm hình 26.1, 26.3, 26.5 và 26.6 SGK

2. Học sinh: Ôn lại ĐKCB của một chất điểm

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 37: Cân bằng vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: Tĩnh học vật rắn Tiết 37: Cân bằng vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm Soạn ngày: 02/01/2008 Giảng ngày:.........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Biết định nghĩa giá của lực, phânbiệt giá với phương. Định nghĩa được trọng tâm của vật rắn. b) Nắm vững ĐKCB của một vật rắn dưới tác dụng của hai lực. 2.Kĩ năng: Tập dượt cách suy luận chặt chẽ. 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các thí nghiệm hình 26.1, 26.3, 26.5 và 26.6 SGK 2. Học sinh: Ôn lại ĐKCB của một chất điểm C.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: ( 10p’) Câu hỏi 1: Câu hỏi 1:Viết biểu thức định luật II Niu tơn cho một chất điểm ở trạng thái cân bằng? Nêu ĐKCB của một chất điểm? Câu hỏi 2:Thế nào là trạng thái cân bằng?Biểu diễn lực cân bằng trên một hình vẽ? 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm của vật rắn (10’) Cho HS tìm hiểu các khái niệm : Vật rắn, giá của lực Làm thí nghiệm hình 26.1, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi : + Thế nào là vật rắn? + Nêu khái niệm về giá của lực? Độ lớn của hai lực và như thế nào với nhau? Nhận xét các câu trả lời và vẽ hình minh hoạ. Giúp HS đưa ra được kết luận về ĐKCB của vật rắn, khái niệm hai lực trực đối. Làm thí nghiệm 2 , yêu cầu HS quan sát và nêu câu hỏi : + Thế nào là hai lực trực đối cân bằng? + Tác dụng của lực lên vật có thay đổi không khi ta trượt các véc tơ lực lên giá của chúng? Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Trọng tâm của vật rắn là gì? Nhận xét câu trả lời của HS Quan sát thí nghiệm hình 26.1. Trả lời các câu hỏi của GV. Vẽ hình minh hoạ. Lấy các ví dụ thực tiễn về vật rắn cân bằng. Phân biệt hai lực trực đối và hai lực trực đối cân bằng. Quan sát thí nghiệm 2. Nhận xét về tác dụng của lực lên vật rắn khi trượt các véc tơ lực trên giá của chúng. Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV phần trọng tâm vật rắn. Hoạt động 2 :Tìm hiểu cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây (10’) Nêu câu hỏi C.1 và C.2 Cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi : Khi nào thì vật rắn treo trên sợi dây cân bằng? Giúp hS đưa ra kết luận SGK 119. Yêu cầu HS đưa ra một số ứng dụng trong thức tế Hưỡng dãn HS cách xác định trọng tâm của vật rắn dạng tổng quát và dạng đặc biệt Trả lời câu hỏi C.1 và C.2. Đọc SGK phần 4, trình bầy kết luận. Đọc SGK phần 5, xem hình 26.6, trình bầy cách xác định trọng tâm của vật rắn mỏng phẳng. Chú ý dạng đặc biệthình 26.7, kiểm nghiệm lại bằng thí nghiệm. Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 3 :Tìm hiểu cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang. Các dạng cân bằng ( 5’). Cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi : Tại sao quyển sách lại cân bằng? đặt câu hỏi: Thế nào là mặt chân đế? ĐKCB của vật rắn có mặt chân đế là gì? Yêu cầu HS đọc SGK phần 7 và cho HS thảo luận nhóm để tìm ra các dạng cân bằng, cho ví dụ về các dạng cân bằng. Quan sát hình 26.6 và trả lời câu hỏi của GV. Đọc SGK phần 6 quan sát hình 26.6 và 26.10 , đưa ra ĐKCB của vật rắn có mặt chân đế. Đọc SGK phần 7, trả lời câu hỏi của GV để tìm được các dạng cân bằng 3. Vận dụng củng cố: + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:1/122 + Làm việc cá nhân giải bài tập : 3/122 + Ghi nhận kiến thức : ĐKCB của vật rắn 4. Hướng dẫn về nhà: + Ra câu hỏi và bài tập về nhà: SGK + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài SGK + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: Trả lời các câu hỏi 1.2.4/122 SGK + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài SGK 27/123 SGK Tiết 38: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song Soạn ngày: 02/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Biết cách tổng hợp hai lực đồng qui tác dụng lên cùng một vật rắn b) Biết cách suy luận dẫn đễn ĐKCB của một vật rắn chịu r=tác dụng của ba lực song song 2.Kĩ năng: Vận dụng một số ĐKCB để giải một số bài tập 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thí nghiệm minh hoạ hình 27.3 SGK 2. Học sinh: Ôn lại qui tắc hình bình hành tìm hợp lực của hai vật tác dụng lên cùng một chất điểm. C.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Trọng tâm của vật rắn là gì? Nêu cách xác định trọng tâm của vật rắn có hình dạng bất kỳ? Câu hỏi 2: Nêu quy tắc hình bình hành lực, vẽ hình biểu diễn quy tắc đó? 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc hợp hai lực đồng quy (13’). Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: 1.Thế nào là hai lực đồng quy? 2. Nêu các bước về tổng hợp hai lực đồng quy và vẽ hình minh hoạ? Hương dẫn HS vẽ hình. Nhận xét câu trả lời của HS Yêu càu HS cho biết : Thế nào là hai hệ lực dồng phẳng ? Nhận xét câu trả lời và yêu càu HS ghi nhận kiến thức Đọc SGK , trả lời các câu hỏi của GV. Các nhóm nhận xét câu trả lời , đưa ra kết luận về : Quy tắc tìm hợp lực đồng quy. Nhận thức về hai lực đồng phẳng. Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 2 :Tìm hiểu Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song (12’) Cho HS đọc SGK, hướng dẫn hS cách suy luận để đưa ra được ĐKCB của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song. Hưỡng dẫn HS cách chứng minh : Ba lực là đồng phẳng. Làm thí nghiệm như Hình 27.4, hưỡng dãn hS quan sát để so sánh được kết quả vừa tìm được. Yêu cầu HS trả lời câu C.1 . Nhận xét câu trả lời của HS Vẽ Hình 27.5, ghi nhận công thức 27.1. Cho HS đọc SGK phần 3, hưỡng dãn cách biểu diễn các lực vào hình hộp trên mặt phảng nghiêng Quan sát hình 27.3, đọc SGK, suy luận lô gích: ĐKCB của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song. Ghi nhận công thức 27.1. Chứng minh hệ ba lực đồng phẳng. Quan sát thí nghiệm, so sánh với kết quả vừa tìm được. Trả lời câu hỏi C.1. Tự vẽ hình 27.5. Đọc SGK phần 3. Biểu diễn các lực tác dụng lên hình hộp trên mặt phẳng nghiêng. Ghi nhận kiến thức 3. Củng cố, vận dụng: + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:1/126 + Làm việc cá nhân giải bài tập : 3/126 + Ghi nhận kiến thức : ĐKCB của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song, quy tác tổng hợp hai, ba lực 4. Hướng dẫn về nhà: + Ra câu hỏi và bài tập về nhà cho HS + Những chuẩn bị cho bài sau: Làm bài tập + Nhắc HS : Giờ sau luyện tập + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà:2/126 SGK; 3.9 và 3.10 SBT + Những chuẩn bị cho bài sau: Giờ sau luyện tập Ký duyệt Chân Mộng, ngày.........tháng 01 năm 2008 Đã soạn đến tiết............... Tổ trưởng Vi Khánh Toàn Tiết 39: Bài tập Soạn ngày: 09/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1. Kiến thức : Củng cố lại ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực, hai lực. Khắc sâu kiến thức về : quy tắc tìm hợp lực của ba lực không đồng quy 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, phân tích lực và biểu diễn lực 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bài tập SGK và SBT 2: Học sinh: Bài tập SGK và SBT C.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song là gì? Có gì khác nhau giữa cân bằng của chất điểm và cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song? Câu hỏi 2:Định nghĩa hợp lực của hai lực tác dụng lên vật rắn. Hia lực tác dụng lên vật rắn khi nào thì có hợp lực? 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Cơ sở lý thuyết để giải bài tập: Phương pháp giải bài toán về định luật II Niu tơn về ĐKCB . Phương trình về ĐKCB của một vật rắn dưới tác dụng của các lực đồng quy. Quy tắc hợp lực đồng quy. Hoạt động nhóm theo các vấn đề GV đưa ra: Phương pháp giải bài toán về định luật II Niu tơn về ĐKCB . Phương trình về ĐKCB của một vật rắn dưới tác dụng của các lực đồng quy. Quy tắc hợp lực đồng quy Theo dõi câu trả lời của các nhóm Hoạt động 2: Chữa bài tập 2/126 (13’) - Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt đề bài, phân tích lực tác dụng vào quả cầu. - Cho biết trạng thái của quả cầu? Hướng của phản lực ? Tìm điểm đồng quy của . - Một HS chữa bài tập, các HS khác theo dõi và bổ xung khi cần thiết. - Nhận xét , đánh giá bài giải của HS - Yêu cầu các HS khác chữa bài vào vở Hoạt động theo hưỡng dẫn của GV. Theo dõi các bạn chữa bài tập trên lớp. Bổ xung bài khi cần thiết. Nhận xét cách giải của bạn.So sánh với bài giải của mình. Kết quả : T = T = 46 N Tự chữa bài tập vào vở Hoạt động 3 : Chữa bài tập 3.9 SBT (12’) - Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt đề bài, phân tích lực tác dụng vào vật m, cách biểu diễn các lực :? - Một HS chữa bài tập, các HS khác theo dõi và bổ xung khi cần thiết. - Nhận xét , đánh giá bài giải của HS - Yêu cầu các HS khác chữa bài vào vở Hoạt động theo hưỡng dẫn của GV. Theo dõi các bạn chữa bài tập trên lớp. Bổ xung bài khi cần thiết. Nhận xét cách giải của bạn.So sánh với bài giải của mình. Kết quả : Fms = P/ 2. = 450 Tự ghi nhận kiến thức 3. Vận dụng củng cố: + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : Phương pháp giải bài tập về cân bằng của vật rắn + Làm việc cá nhân giải bài tập : 3.11 + Ghi nhận kiến thức : Phương pháp giải bài tập 4. Hướng dẫn về nhà: + Ra câu hỏi và bài tập về nhà cho HS + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài 28 + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: 3.11 và 3.12 SBT + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài 28 SGK Tiết 40: Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song Soạn ngày: 09/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Nắm được qui tắc hợp hai lực song song cùng đặt lên một vật rắn b) Biết phân tích môt lực thành hai lực song song, nắm được ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. c) Có khái niệm về ngẫu lực và mômen ngẫu lực 2.Kĩ năng: Rèn luyện khả năng tư duy lôgich 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thí nghiệm theo hình 28.1 SGK 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về điểm chia một đoạn thẳng theo tỉ lệ đã cho C.Tiến trình dạy và học:: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu ĐKCB của vậtt rắn dưới tác dụng của ba lực, hai lực? So sánh với cân bằng của chất điểm? Câu hỏi 2: Quy tắc hợp lực đồng quy? 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều (13’) Chia nhóm làm thí nghiệm. Hưỡng dãn hS và cùng HS làm thí nghiệm. Hưỡng dẫn cách lập bảng kết quả và cách sử lý kết quả. Gợi ý rút ra kết luận. Yêu cầu HS trình bầy quy tắc. Nhận xét cau trả lời của các nhóm hS. Cho HS thảo luận, giải thích khái niệm trọng tâm của vật rắn. Hưỡng dẫn HS quan sát hình 28.5, hưỡng dẫn hS phân tích lực thành 2 lực . Hưỡng dẫn hS giải bài tập ví dụ SGK Nhận xét kết quả Quan sát thí nghiệm Hình 28.1 Lập bảng kết quả: P1 P2 P d1 d2 Nhận xét kết quả thu được. Vẽ hình 28.2. Tự suy luận : Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Thảo luận nhóm : Đưa ra quy tắc hợp nhiều lực song song cùng chiều. Vạn dụng giải thích khái niệm trọng tâm vật rắn. Thảo luận : Phan tích một lực thành hai lực song song. Hoạt động cá nhân : Giải bài toán ví dụ SGK. Trả lời câu hỏi C.1 Hoạt động 2 :Tìm hiểu ĐKCB của vật rắn dưới tác dụngc ủa ba lực song song, quy tắc hợp hai lực song song trái chiều (12’) Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình vẽ 28.6, hưỡng dẫn HS thảo luận nhóm về ĐKCB. Gợi ý cách suy luận. Nhận xét kết quả của HS. Hưỡng dẫn HS quan sát hình 28.7, hưỡng dẫn hS suy luạn cách tìm hợp lực của hai lực song song trái chiều. Hưỡng dẫn HS đọc SGK, tìm hiểu khái niệm ngẫu lực và mô men ngẫu lực. Yêu cầu HS đưa ra các ví dụ về ngẫu lực. Nhận xét câu trả lời của HS Xem hình 28.7, thảo luận nhóm, đọc SGK để đưa ra ĐKCB, quy tắc tìm hợp lực. Trả lời câu hỏi : Nêu cách tìm hợp lực của hai lực song song trái chiều? Chứng minh : Hệ ba lực đồng phẳng. Trả lời câu hỏi : Điểm đặt của hợp lực? Đọc SGK tìm hiểu khái niệm ngẫu lực và mô men ngẫu lực Nhận thức ý nghĩa của ngẫu lực : Tác dụng làm quay của vật rắn. Tìm ví dụ về ngẫu lực 3. Vận dụng, củng cố: + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : 1.2.3/131 + Làm việc cá nhân giải bài tập : 1/131 + Ghi nhận kiến thức : Tổng hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều. ĐKCB của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song, khái niệm ngẫu lực và mô men ngẫu lực 4. Hướng dẫn về nhà: + Ra câu hỏi và bài tập về nhà cho HS + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài 29 SGK + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: 2.3/131 SGK + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài 29 SGK Ký duyệt Chân Mộng, ngày.........tháng 01 năm 2008 Đã soạn đến tiết............... Tổ trưởng Vi Khánh Toàn Tiết 41: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định Soạn ngày: 09/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Biết định nghĩa mômen của lực, công thức tính mômen trong trường hợp lực trực giao với trục quay b) Biết ĐKCB của một vật rắn có trục quay cố định 2.Kĩ năng: Vận dụng được khái niệm mômen của lực và qui tắc mômen để giải một số bài tập đơn giản 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thí nghiệm hình 29.3 SGK 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về đòn bẩy C.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Phát biểu quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều? Biểu diễn bằng hình vẽ? Câu hỏi 2: Nêu ĐKCB của ba lực song song? vẽ hình biểu diễn? Cho ví dụ về vật rắn cân bằng dưới tác dụng của ba lực song song?. 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng làm quay vật rắn của một lực (10’) - Cho HS đọc SGK phần 1 và hưỡng dẫn hS tìm hiểu tác dụng làm quay vật rắn . - Yêu càu HS trả lời : Giá của lực có hướng như thế nào thì vật rắn có thể quay được? Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhận xét cách trình bầy của HS. - Cho HS ghi nhận kiến thức - Đọc SGK phần 1. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Thảo luận hóm về tác dụng làm quay của lực. - Trình bầy kết quả của nhóm. - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 2: :Tìm hiểu khái niệm mô men lực, ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định (15’) Phân nhóm HS, hưỡngdẫn hS làm thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm. Hướng dẫn hS rút ra kết luận. Vẽ hình 29.4 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi C.1. Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Mô men của lực là gì? ý nghĩa của nó? Yêu cầu HS trả lời cau hỏi C.2. Hướng dẫn HS quan sát hình 29.5, phân tích và tìm ra ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định? Nhận xét câu trả lời của HS. Yêu cầu HS tự ghi nhận kiến thức Hoạt động nhóm: Làm thí nghiệm theo hưỡng dãn của GV. Ghi lại kết quả thí nghiệm. Nhận xét tác dụng làm quay của lực, đưa ra khái niệm mô men lực. Trả lời câu hỏi C.1. Đọc SGK : Đưa ra khái niệm và ý nghĩa của mô men lực. Nhận xét đơn vị của mô men lực. Đọc SGK , quan sát hình 29.5 , trả lời câu hỏi : ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định là gì? Đọc phần 4. Mô tả hoạt động của cuốc chim hình 29.6. Ghi nhận kiến thức : ĐKCB 3. Vận dụng củng cố: + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:1/136 + Làm việc cá nhân giải bài tập : 2/136 + Ghi nhận kiến thức : Tác dụng làm quay của một lực, ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định 4. Hướng dẫn về nhà: + Ra câu hỏi và bài tập về nhà cho HS + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS làm bài tập + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: 3.4/136 SGK + Những chuẩn bị cho bài sau: Làm bài tập SGK và SBT , giờ sau luyện tập Tiết 42: Bài tập Soạn ngày: 09/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1. Kiến thức : Củng cố lại ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định, quy tắc hợp lực song song. Khắc sâu kiến thức về : quy tắc tìm hợp lực của các lực song song cùng chiều và trái chiều, ĐKCB của vật rán có trục quay cố định. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, phân tích lực và biểu diễn lực 3. Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bài tập SGK và SBT 2: Học sinh: Bài tập SGK và SBT C.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) Nêu ĐKCB của vật rắn có trục quay cố định? Vận dụng : Xác định cánh tay đòn của các lực, xác định trục quay của vật rắn 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Yêu cầu HS nêu lại : ĐKCB của vật rắn chỉ có tác dụng làm quay, và tác dụngc ủa lực đối với vật rắn quay. Nêu cơ sở lý thuyết cho HS + Dựa vào ĐKCB tổng quát: M1 + M2 + ......+ Mn = 0 + Dựa vào tác dụng của lực đối với vật rắn quay: Các lực có giá song song với trục quay, có giá đi qua trục quay đều không có tác dụng làm quay vật rắn Hoạt động theo hướng dẫn của GV. Ghi kiến thức và nhận xét câu trả lời của bạn. Bổ xung khi cần thiết. Hoạt động 2: Chữa bài tập 2/136 - Yêu cầu HS đọc đề bài tóm tắt đề bài và nêu phương hướng giải bài tập. GV: Bài toán thuộc dạng nào? Nêu cách giải? Cách biểu diễn điểm đặt của trọng lực P, lực F? Tác dụng của F và P như thế nào đối với vật rắn? - Một HS chữa bài tập, các HS khác theo dõi và bổ xung khi cần thiết. - Nhận xét , đánh giá bài giải của HS - Yêu cầu các HS khác chữa bài vào vở - Lưu ý cho HS về đơn vị Hoạt động theo hưỡng dẫn của GV. Theo dõi các bạn chữa bài tập trên lớp. Bổ xung bài khi cần thiết. Nhận xét cách giải của bạn.So sánh với bài giải của mình. Kết quả : F = 10 N Hoạt động 3: Chữa bài tập 4 - Yêu cầu HS đọc đề bài tóm tắt đề bài - Phân tích lực tác dụng vào vật - Nêu phương hướng giải bài tập. - Một HS chữa bài tập, các HS khác theo dõi và bổ xung khi cần thiết. - Nhận xét , đánh giá bài giải của HS - Yêu cầu các HS khác chữa bài vào vở Hoạt động theo hưỡng dẫn của GV. Theo dõi các bạn chữa bài tập trên lớp. Bổ xung bài khi cần thiết. Nhận xét cách giải của bạn.So sánh với bài giải của mình. Kết quả : + Phản lực tác dụng vào vật là lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên. + Độ lớn của phản lực : N = 34,6 N. + Độ cứng của lò xo : 433 N/m Hoạt động 3 : Thanh AB có chiều dài l, trọng lượng P = 100 N được giữ bàng sợi dây AC như hình vẽ. Trọng tâm G ở giữa thanh. Dùng những thông tin này cho biết? 1. Phản lực của vách vào tường có hướng: a) Dọc theo thanh. b) Hướng đến I. c) Hợp với thanh AB 1 góc 600 chếch lên. d) Hợp với thanh AB 1 góc 600 hướng xuống. Câu 2: Độ lớn của lực căng dây: a. 100 N; b. 50N; c.50N; d) không có C A B Hoạt động theo hưỡng dẫn của GV. Theo dõi các bạn chữa bài tập trên lớp. Bổ xung bài khi cần thiết. Nhận xét cách giải của bạn.So sánh với bài giải của mình. Kết quả :1.b; 2.b 3.Hướng dẫn về nhà: ( 3’) + Ra câu hỏi và bài tập về nhà: + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài thực hành SGK + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: Bài tập 29.4 và 29.5 ( SBT) + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài thực hành (30) SGK Ký duyệt Chân Mộng, ngày.........tháng 01 năm 2008 Đã soạn đến tiết............... Tổ trưởng Vi Khánh Toàn Tiết43: Thực hành: Tổng hợp hai lực ( t.1) Soạn ngày: 16/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Biết cách xác định hợp lực của hai lực đồng qui và hai lực song song b) Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra lại các kết quả trên. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lực kế. 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm theo bài thực hành, dự kiến phân nhóm thí nghiệm 2. Học sinh: Đọc trước bài thực hành và chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu. C.Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu quy tắc tổng hợp hai lực song và hai lực đồng quy Câu hỏi 2 : Nêu đề xuất phương án thí nghiệm tìm hợp lực đồng quy và song song. 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Học snh đã đọc trước ở nhà, yêu cầu HS cho biết về cơ sở lý thuyêt để làm bài thực hành + Quy tắc tìm hợp lực đồng quy. + Quy tắc tìm hợp lực song song. Hoạt động theo hướng dẫn của GV. Nêu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và song song Hoạt động 2:Hưỡng dẫn HS nhận thức về cơ sở lý thuyết của phép tổng hợp hai lực đồng quy và song Tổng hợp hai lực có phương đồng quy: + Vẽ các véc tơ và +Dựng véc tơ theo quy tắc hình bình hành Quy tăc hợp lực song song cùng chiều Hợp lực R = F1 + F2. Điểm đặt Nêu phương án thí nghiệm Giới thiệu về bộ dụng cụ và tính năng tác dụng của từng dụng cụ Bảng sát có chân đế . dây cao su. Hai lực kế ống Nêu cơ sở lý thuyết của phép tổng hợp hai lực song song và đồng quy. + Đồng quy : Theo quy tắc hình bình hành. 0 01 l1 0 l2 02 3. Vận dụng củng cố ( 7’) + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:3.14 + Làm việc cá nhân giải bài tập : 3.15 4. Hướng dẫn về nhà: ( 3’) + Ra câu hỏi và bài tập về nhà: SGK + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài SGK + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: 3.16 và 3.17 SBT + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài SGK: Tiến hành thí nghiệm Tiết 44 : Thực hành: Tổng hợp hai lực( T.2) Soạn ngày: 16/01/2008 Giảng ngày:........SS.........Lớp 10A1 A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: a) Biết cách xác định hợp lực của hai lực đồng qui và hai lực song song b) Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra lại các kết quả trên. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lực kế. 3.Thái độ : Yêu thích bộ môn và kích thích sự hứng thú trong môn học B.Chuẩn bị: Giấy , các dụng cụ thí nghiệm , viết báo cáo thí nghiệm C.Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết của phép tổng hợp hai lực song song và đồng quy? Câu hỏi 2 : Nêu tác dụng các dụng cụ thí nghiệm trong bài thí nghiệm thực hành 2. Giảng bài mới: HoạT động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn HS làm thí nghiệm thực hành +GV làm mẫu các bước tiến hành thí nghiệm, cách ghi kết quả thu được. Như hình 30.1 Buộc đầu 0 của dây cao su qua đế nam châm vào bảng sắt. Đặt hai lực kế theo các phương tạo với nhau một góc .. Tiến hành đo kết quả. Ghi lại kết quả vào bảng báo cáo thực hành Thực hiện thí nghiệm nhiều lần, tính giá trị trung bình và sai số trung bình 2.Tổng hợp hai lực song song cùng chiều GV làm mẫu thí nghiệm, hương dẫn HS ghi các kết quả đo được. Nhắc HS làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần + Tính gia trị trung bình và sai số trung bình Làm thí nghiệm và lấy kết quả ghi vào bản báo cáo.( SGK 141) Chú ý cách tính sai số trung bình và sai số tuyệt đối Lặp lại thí nghiệm nhiều lần. Thực hiện thí nghiệm theo hưỡng dẫn của GV Lặp lại thí nghiệm nhiều lần. Tính các giá trị đo được và sai số trung bình. Ghi lại kết quả vào bản báo cáo 141 3. Vận dụng củng cố ( 7’) + Yêu cầu : Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Yêu cầu : HS trình bày đáp án . + Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy + Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: 3.19 + Ghi nhận kiến thức : quy tắc tổng hợp và phân tích lực 4. Hướng dẫn về nhà: ( 3’) + Ra câu hỏi và bài tập về nhà: + Những chuẩn bị cho bài sau: yêu cầu HS đọc trước bài SGK + Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: Ôn tập cuối chương + Những chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài 31 SGK Ký duyệt Chân Mộng, ngày.........tháng 01 năm 2008 Đã soạn đến tiết............... Tổ trưởng Vi Khánh Toàn

File đính kèm:

  • doc10 NANG CAO (37 -44).doc