I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.
- Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 26: Ứng dụng của nam châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Bùi Lê Vũ
Nguyễn Cao Phương Huệ
Trường: THCS Phú Định Quận 6
Bài 26:
MỤC TIÊU:
Kiến thức: giúp học sinh:
Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.
Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật.
Kỹ năng:
Giải thích nguyên tắc phát ra âm thanh của loa điện, biết mắc mạch điện để kiểm tra hoạt động của loa điện.
Chỉ ra các bộ phận chính của rơle điện từ, biết nguyên tắc hoạt động của chuông báo động.
Thái độ:
Làm việc hợp tác, cẩn thận, báo cáo trung thực, chính xác những gì quan sát được.
CHUẨN BỊ:
Cho cả lớp:
Tranh vẽ phóng to các hình 26.3, 26.4 và 26.5
Một loa điện có thể tháo gỡ để lộ rõ cấu tạo bên trong gồm ống dây, nam châm, màng loa.
Cho mỗi nhóm:
Giá thí nghiệm
1 biến trở
1 bộ nguồn 6V
1 công tắc điện
1 nam châm chử U
1 Ampe kế GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
1 ống dây điện
6 dây dẫn điện (3 xanh - 3đỏ)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
HS1:
Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một lõi , khi có dòng điện chạy qua thì ống dây bị nhiễm từ, khi ngắt dòng điện thì ống dây nhiễm từ.
sắt non - vẫn còn
sắt non – hết bị
thép – vẫn còn
thép – hết bị
Khi ngắt dòng điện thì nam châm điện sẽ nhả vật mà nó đang hút, tại sao?
B
Vì sắt non không giữ được từ tính lâu dài, sau khi ngắt dòng điện một thời gian thì nó sẽ mất dần từ tính và nhả vật mà nó đang hút ra.
HS2:
Điền vào chỗ trống:
Sau khi đã bị nhiễm từ, giữ được từ tính lâu dài còn thì không.
Sắt non được dùng để chế tạo còn thép thì chế tạo
Hai nam châm điện có cùng đường kính ống dây:
Nam châm thứ nhất : lõi bằng sắt non, dây quấn gồm 100 vòng
Nam châm thứ hai : lõi bằng sắt non, dây quấn gồm 200 vòng
Hỏi khi có dòng điện chạy qua thì từ tính của nam châm nào mạnh hơn? Vì sao?
a thép.– sắt
b. nam châm điện – nam châm vĩnh cửu
Dòng điện chạy qua nam châm thì từ tính của nam châm thứ hai mạnh hơn vì ống dây có số vòng càng nhiều thì lực từ của nam châm đó càng mạnhà từ tính của nó càng cao.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: Nêu vấn đề
Nêu được một số ứng dụng của nam châm
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động – cấu tạo của loa điện:
Một vài HS đọc hướng dẫn thí nghiệm
Các tổ thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa
Thảo luận nhóm rút ra kết luận nguyên tắc hoạt động của lao điện
LOA ĐIỆN:
Nguyên tắc hoạt động của loa điện:
Loa điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
- Đọc thông báo sách giáo khoa, thảo luận rút ra ý chính, đại diện nhóm lên trình bày.
Cấu tạo của loa điện: sgk.
Hoạt động 3:Tìm hiểu Rơle điện từ:
Thảo luận nhóm, tìm hiểu mạch điện hình 26.3
Thảo luận nhóm, trả lời câu C1
RƠLE ĐIỆN TỪ:
Cấu tạo và Nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ:
Cấu tạo:
Vẽ hình 26.3
Bộ phận chủ yếu là một nam châm điện và một thanh sắùt non
Hoạt động:
Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
Thảo luận nhóm, tìm hiểu hình 26.4
Thảo luận nhóm, trả lời câu C2
Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: chuông báo động: Sgk
Thảo luận nhóm, tìm hiểu hoạt động của rơle điện từ
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng:
Thảo luận nhóm trả lời câu C3,C4
Ghi vở câu trả lời C3,C4
Đọc phần có thể em chưa biết
Thảo luận nhóm bài 26.1, đại diện nhóm trả lời và cả lớp ghi vở
Nam châm được dùng trong những trường hợp nào? Có lợi không?
Trong các ứng dụng đó, nam châm hoạt động như thế nào? Ta tìm hiểu bài học hôm nay?
Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 26.1
Nhận xét và chốt lại các ý của học sinh
- loa điện có cấu tạo như thế nào?
Sơ đồ hình 26.3 gồm những bộ phận nào?
Yêu cầu học sinh trả lời câu C1
Rút ra tổng quát hoạt động của rơle điện từ.
Hãy mô tả hình 26.4: chuông báo động gồm có những bộ phận gì? Hoạt động như thế nào?
Yêu cầu học sinh trả lời câu C2
Rút ra hoạt động của chuông báo động.
Nếu trong trường hợp không có thanh sắt non để làm rơle điện từ, ta có thể thay thế bằng một thanh thép được không? Tại sao?
Gọi học sinh đọc câu C3,C4, cho các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến của mình, các nhóm khác nhận xét ra rút ra kết luận chung.
Nêu một vài ứng dụng của nam châm?
Loa điện hoạt động như thế nào?
Bộ phận chủ yếu Rơle điện từ là gì?
Đặt câu hỏi 26.1
Hướng dẫn về nhà:
Học bài và làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị tiếp bài 27: Lực điện từ
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- B26-UNG DUNG CUA NC.doc