Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 6 - Bài 6: Bài tập vận dụng định luật ôm

. Mục tiêu:

- Kiến thức: vận dụng được các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhều nhất 3 điện trở.

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải bài tập về đoạn mạch song song, nối tiếp.

- Vận dụng định luật ôm và cách mắc song song, nối tiếp vào thực tế cuộc sống

II. Chuẩn bị.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 6 - Bài 6: Bài tập vận dụng định luật ôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn10.9.2006 Tiết 6- Bài 6: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM I. Mục tiêu: - Kiến thức: vận dụng được các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhều nhất 3 điện trở. - Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải bài tập về đoạn mạch song song, nối tiếp. - Vận dụng định luật ôm và cách mắc song song, nối tiếp vào thực tế cuộc sống II. Chuẩn bị. III. Tiến trình dạy học. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRƠ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐL ÔM Bài 1: R1=5W, U=6V, I=0,5A a.Tính Rtđ=?W B. R2=?W Giải: a. Điện trở tương đương của đoạn mạch: Rtđ=U/I=6/0.5=12W b. Điện trở R2: Vì R2 nối tiếp R1 nên: Rtđ=R1+R2 => R2=Rtđ-R1=12-5=7W Cách gải khác: U2=U-U1= U-IR=6-0,5.5=3,5v Điện trở R2: R2=U2/I=3,5/0,5=7W Bài 2: R1=10W, I1=1,2A, I=1,8A. a. UAB=? b. R2=?W Giải: Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch: U=U1=I1R1=1,2.10=12(v) Điện trở R2: I2=I-I1=1,8-1,2=0,6(A) R2=U/I2=12/0,6=20W Bài 3: R1=15W, R2=R3=30W, UAB=12v Rtđ=?W I=?, I1=?, I2=?, I3=? Giải: a. Điện trở tương đương đm gồm R2//R3: R23=R2/2=15W Điện trở tương đương của đoạn mạch AB: Rtđ=R1+R23=15+15=30W b. cường độ dòng điện qua các điện trở: I1=I=U/Rtđ=12/30=0,4A Hiệu điện thế giữa 2 đầu R2//R3: U23=I.R23=6(v) I2=I3=U23/R2=0,2(A) Hoạt động 1 (15’): Giải bài tập 1: - Cá nhân hs chuẩn bị trả lời câu hỏi của giáo viên. - Cá nhân hs suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên để làm câu a của bài 1. - Cá nhân hs làm câu b. - Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác đối với câu b. Hoạt động 2 (10’): Giải bài 2: - Cá nhân hs trả lời câu hỏi của GV để làm câu a. - Từng hs làm câu b. Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác với câu b. Hoạt động 3: Giải bài 3: - Cá nhân hs trả lời câu hỏi của GV để làm câu a. - Từng hs làm câu b. - Thảo luận nhóm để tìm cách giải khác đối với câu b. - Yêu cầu hs trả lời: + Hãy cho biết R1 và R2 mắc với nhau ntn? + Ampe kế và vôn kế đo những đại lượng nào trong đoạn mạch? + Khi biết hiệu điện thế và cường độ dòng điện giữa 2 đầu đoạn mạch chính, vận dụng công thức nào để tính Rtđ? - Vận dụng công thức nào để tính R2 khi biết Rtđ và R1? - Hướng dẫn hs tìm cách giải khác - Tính hiệu điện thế U2=> R2 Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: + R1 và R2 được mắc với nhau ntn? Các ampe kế đo những đại lượng nào trong mạch + Tính UAB theo R1 + Tính I2 qua R2 => R2 Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: +R2 và R3 được mắc ntn với nhau? Ampe kế đo đại lượng nào trong mạch? + Viết công thức tính Rtđ theo R1 và RMB - Viết công thức tính dòng điện qua R1 - Viết công thức tính hiệu điện thế đoạn MB từ đó tính I2, I3. - Hướng dẫn tìm cách giải khác Sau khi tính I1, vận dụng hệ thức I3/I2=R2/R1 và I1=I3+I2 từ đó tính được I2 và I3 Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: muốn giải bài tập ĐL ôm cho các đoạn mạch , cần tiến hành theo mấy bước? HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Bài vừa học: Nắm các bước giải bài tập vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. Làm bài tập 6.1 đến 6.5 trong SBT Bài xắp học: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc gì? Làm thế nào để xác định sự phụ thuộc của R vào chiều dài dây dẫn? Làm C1/ 19

File đính kèm:

  • docTIET 6.doc