1.Kiến thức
- Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng được 1 cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 34 - Tổng kết chương II: Nhiệt học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 34: Ngày soạn:…/4/200.
Ngày dạy…/…/200..
TÊN BÀI: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng được 1 cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
-Ho¹t ®éng nhãm.Nêu vấn đề.Tổng hợp.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Bảng ô chử về sự chuyển thể (tr. 29).Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi 5.Phiếu học tập: chuẩn bị cho bài tập vận dụng 1, 2, 3, 4, 6.Đèn chiếu.
*Học sinh: ChuÈn bÞ theo sù híng dÉn cña Gv ë cuèi tiÕt tríc.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu đặc điểm về sự sôi của chất lỏng? Bài tập: 28-29.2.
3. Nội dung bài mới.
a.Đặt vấn đề: Nêu mục tiêu bài học
b.Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a.Hoạt động 1:
GV: nêu từng câu hỏi để hs thảo luận từng vấn đề theo các câu hỏi SGK.
? Tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung cho câu hỏi C1 đến C9.
Câu C5: GV treo bảng phụ đẫ ghi sẵn câu hỏi, gọi hs điền vào bảng. Sau đó điều khiển hs hoàn thành câu trả lời.
-GV cho điểm những hs tích cực, trả lời chín xác.
b.Hoạt động 2:
GV: yêu cầu hs chuẩn bị bài tập ra phiếu học tập và điều khiển việc thảo luận bằng đèn chiếu.
-Giành 10’ cho hs trả lời câu hỏi ra phiếu học tập, sau đó gv thu lại phiếu học tập, chiếu một số phiếu hs trong lớp nhận xét, gv đưa ra đáp án đúng
Lưu ý: Nhiệt độ nóng chảy của một chất, cũng là nhiệt độ đông đặc của chất đó. Do đó, ở cao nhiệt độ này thì chất ở thể lỏng, ở thấp hơn nhiệt độ này thì chất ở thể rắn.Hơi của một chất tồn tại cùng với chất đó ở thể lỏng.
I.Ôn tập:
Trả lời câu hỏi:
C1: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
C2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn
nở vì nhiệt ít nhất.
C4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
-Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
-Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
-Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
C5: (1) – Nóng chảy.
(2) – Bay hơi.
(3) – Đông đặc.
(4) – Ngưng tụ.
C6: Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.
C7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của các chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
C8: Không, các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
C9: Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng
II. Vận dụng:
Cách C.
Nhiệt kế C.
Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
a) Sắt.
b) Rượu.
c) Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
- Không, vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã
đông đặc.
Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
a) - Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
b) – Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn.
- Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi
4.Củng cố:
-Trò chơi ô chử. GV hệ thống hoá kiến thức của chương II.
5. Dặn dò: - Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
File đính kèm:
- Tiet 34li6.doc