Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Chương 1 : Quang học

Nhận biết được rắng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

 - Nêu được ví dụ về nguồn sáng vật sáng.

 -Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng

 -Nêu được về hiện tượng phản xạ ánh sáng, phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

 -Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ

ánh sáng bởi gương phẳng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Chương 1 : Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : QUANG HỌC MỤC TIÊU CHƯƠNG: 1. Kiến thức: -Nhận biết được rắng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nêu được ví dụ về nguồn sáng vật sáng. -Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng -Nêu được về hiện tượng phản xạ ánh sáng, phát biểu được định luật phảøn xạ ánh sáng. -Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. -Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. 2. kĩ năng: - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng, vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dụng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 3. Thái độ: - Biết sơ bộvề đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm. - Nêu được một số thí dụ về sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày. - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế. - Giáo dục hướng nghiệp, giáo dục bảo vệ môi trường. Ngày soạn: 13/ 08/ 2012 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Bài1- Tiết PPCT:1 Tuần CM 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Kĩ năng: - làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện để nhận biết ánh sáng và vật sáng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. Giáo dục hướng nghiệp, giáo dục bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM: - Nhận biết ánh sáng, phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. III. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: -1 hộp kín bên trong có dán sẳn mảnh giấy trắng, bóng đèn được gắn bên trong hộp như hình 1.2a . 3.2. Học sinh: - đèn pin. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. - Ổn định lớp. - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2 : 2 .Kiểm tra miệng: (không) 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV nêu phần trọng tâm của chương. GV: Gọi HS lên bảng cầm một đèn pin đặt nằm ngang trước mắt như hình 1.1 sgk. GV đặt câu hỏi: - Nếu bấm công tắc đèn pin thì có nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra không? HS: bạn nói có, bạn nói không. Yêu cầu 1HS lên bảng bấm đèn rồi tắt đèn,các HS khác cho biết đèn đang tắt hay bật. HS: Không phân biệt được, vì kể cả khi bật đèn cũng như khi tắt đèn đều không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra. GV: Trong TN trên, kể cả khi bật đèn cũng như khi tắt đèn đều không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra. Vậy trong điều kiện nào ta mới nhận biết được có ánh sáng và nhìn thấy các vật? Đó là vấn đề mà ta xét ở bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu trong điều kiện nào ta nhận biết được có ánh sáng. HS: Đọc mục 1sgk nhận biết ánh sáng để nhớ lại bốn trường hợp thường gặp hằng ngày về ánh sáng, để trả lời câu hỏi C1. HS thảo luận chung rồi phát biểu hai điều kiện. -Giống nhau:.Có ánh sáng(bật đèn, có ánh sáng mặt trời) .Mở mắt(để ánh sáng lọt vào mắt) GV hoàn chỉnh . Yêu cầu HS hoàn thành kết luận sgk. Gọi 2HS nhắc lại. GV: Em hãy vận dụng kết luận để kiểm tra lại xem có đúng cho bốn trường hợp trên không. Yêu cầu HS lấy ví dụ khác để chứng tỏ thiếu các điều kiện ấy thì không nhìn thấy ánh sáng. HS: -Trò chơi bịt mắt bắt dê. -Ban đêm chơi trò trốn tìm trong phòng tắt đèn. THMT:Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt không? HS: Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để giảm tác hại này, học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại. Đặt vấn đề: Ở trên ta đã rút ra kết luận là ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.Nhưng đối với chúng ta nhìn thấy sáng hay tối, không quan trọng bằng nhìn, nhận biết bằng mắt các vật ở quanh ta.Vậy khi nào, trong điều kiện nào thì ta nhìn thấy mộït vật? Hoạt động3:Tìm hiểu trường hợp nào ta nhìn thấy một vật. HS đọc mục II sgk và nhận dụng cụ. Bố trí thí nghiệm như hình 1.2 GV: có thể đặt vấn đề ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. Vậy khi nào nhìn thấy một vật ? HS làm việc theo nhóm tìm câu trả lời câu C2 Đại diện nhóm trình bày. GV: Tại sao mắt nhìn thấy mảnh giấy trắng trong trường hợp đèn sáng. HS: Vì khi đèn sáng thì sẽ có ánh sáng từ đèn chiếu lên mảnh giấy và được hắt lại truyền đến mắt nên mắt ta nhìn thấy mảnh giấy trắng. GV: Ánh sáng không truyền đến mắt thì có nhìn thấy một vật không ? HS rút ra kết luận về điều kiện để mắt nhìn thấy một vật. Gọi vài HS nhắc lại. GV: Vật đen là vật không phát ra ánh sáng, về nguyên tắc ta không nhìn thấy vật đen. Sở dĩ ta nhận biết được vật đen vì phân biệt được nó với các vật sáng xung quanh. Hoạt động4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng. HS đọc câu C3 ở sgk. GV đặt vấn đề: Trong các TN trên ta nhìn thấy hai vật :mảnh giấy trắng đặt trong hộp kín và dây tóc bóng đèn. Hai vật đó có gì giống nhau và khác nhau về phương diện ánh sáng? HS: -Giống nhau: cả hai trường hợp đều có ánh từ vật truyền đến mắt ta. -Khác nhau: Bóng đèn pin tự nó phát ra ánh sáng,còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ đèn chiếu lên nó. GV: hoàn chỉnh C3. Thông báo: Dùng hai từ mới để phân biệt hai loại vật mà mắt ta nhìn thấy: nguồn sáng và vật sáng. GV :Giới thiệu khái niệm nguồn sáng và vật sáng. HS; cho ví dụ về nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng. GV: Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tư ï nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo. HS:- Nguồn sáng tự nhiên là: Mặt trời, ngôi sao,tia chớp, đom đóm, - Nguồn sáng nhân tạo là: đèn nêon thắp sáng, hồ quang điện, nguồn la-de, đèn pin,đèn tín hiệu. HS hoàn thành kết luận. GV: Vật màu đen không phải la ø vật sáng. Nhưng tại sao ban ngày ta phải nhìn thấy chiếc bảng màu đen? HS: Ta vẫn thấy chiếc bảng màu đen là vì ta nhìn thấy các vật xung quanh chiếc bảng màu đen như: bức tường, bục giảng ... ..và ta phân biệt được chiếc bảng với các vật xung quanh. GDHN: Nguồn sáng được ứng dụng trong ngành nghề nào? HS: Ứng dụng trong công việc nghiên cứu thiết bị quang học. Hoạt động5 : Vận dụng. GV yêu cầu HS trả lời câu C4,C5 ở sgk . -HS trở lại vấn đề ở đầu bài và nhận xét bạn nào đúng. -Tại sao nhìn thấy cả vệt sáng? HS thảo luận chung trả lời. GV nhận xét thống nhất câu trả lời đúng. I- NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG C1: - Mở mắt. - Có ánh sáng truyền vào mắt. -T a nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. II- NHÌN THẤY MỘT VẬT. hình 1.2a hình 1.2b C2: a. Đèn sáng: Có nhìn thấy mảnh giấy b. Đèn tắt: Không nhìn thấy. - Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. III- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG. C3: Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng, còn mảnh giấy trắng hắt lại sánh sáng do vật khác chiếu vào nó. -Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện. -Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt trăng, các hành tinh, các đồ vật. IV- VẬN DỤNG. C4: Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào Mắt ta, không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy . C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được . 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Đáp: Ta nhận biết đuợc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Câu 2:Tất cả những vật mà mắt ta nhìn thấy được đều có chung đặc điểm gì? Gọi là gì? Đáp:Vật có ánh sáng truyền đến mắt ta và gọi là vật sáng. Câu3:Thế nào là vật hắt lại ánh sáng? Cho ví dụ. Đáp: Là những vật không tự phát ra ánh sáng nhưng hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó. -Ví dụ: Nhà cửa, cây cối, núi sông, cây viết, quyển sách, bàn ghế...... 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Đối với bài học ở tiết học này: + Về học theo nội dung bài. + -Đọc phần có thể em chưa biết ởø sgk trang 5 . + Làm BT1.1 Þ 1.5 SBT. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: xem trước bài 2: Sự truyền ánh sáng . + Tìm hiểu ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong. Nêu phương án kiểm tra. V. RÚT KINH NGHIỆM : -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai 1 Nhan biet anh sang Nguon sang va vat sang.doc