Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1 - Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng (tiết 21)

1.Kiến thức:

 - Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

- Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1 - Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng (tiết 21), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng Sĩ số: Vắng: Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng Sĩ số: Vắng: Tiết 1 Bài 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. - Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2.Kỹ năng: - Làm và quan sát các TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 3.Thái độ: - Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: - Giáo án lên lớp - Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin 2. Học sinh: - Đọc trước bài và chuẩn bị trước bài 1 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Không kiểm tra 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: Quan sát HS và đọc các câu hỏi ơ phần đầu chương Giới thiệu chương Nhờ đâu ta nhìn thấy mọi vật xung quanh? Y/c HS đọc phần mở bài ở đầu bài 1 SGK và trả lời “Ai là người nói đúng ? Hoạt động 2: nhận biết ánh sáng Y/c đọc mục 1(sgk) và trả lời :trường hợp nào mắt nhận biết được ánh sáng ? Y/c thảo luận câu C1 , rồi điền kq vào chổ trống . Hoạt động 3:Điều kiện để mắt nhận biết đươc vật sáng. Hãy quan sát hình vẽ 1.1a,1.2b, mô tả TN Cho hs quan sát TN 1,trả lời câu hỏi C2 - Chú ý mắt đặt sát lỗ ngắm. Em nhìn thấy gì trong hộp khi: a/ Công tắt mở. b/ công tắt đóng. Nhờ đâu ta nhìn thấy hộp? Đại diện nhóm trả lời. Uốn nắn câu trả lời của hs, nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu học sinh điền vào kết luận 2 Hoạt động 4: phân biệt nguồn sáng vật sáng: Đưa cho học sinh đèn pin, yêu cầu bật đèn và trả lời câu hỏi Bộ phận nào của đèn phát sáng? Các bộ phận khác không tự phát ra ánh sáng sao ta vẫn nhìn thấy nó? Dây tóc bóng đèn và các bộ phận khác của đèn pin có điểm gì giống và khác nhau? Thông báo cho học sinh đọc định nghĩa nguồn sáng, vật sáng Yêu cầu học sinh cho một số ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. Hoạt động 4 vận dụng: - Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trả lời C4. - Hướng dẫn học sinh trả lời C5 QS và đọc SGK Nhờ có ánh sáng mà ta nhìn thấy mọi vật xung quanh. Đọc SGK Trả lời Đọc SGK + Ban ngày ,đứng ngoài trời mở mắt + Ban đêm, đứng trong phòng tối mở mắt, bật đèn. Thảo luận, trả lời: Kl: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có as truyền đến mắt Quan sát và mô tả thí nghiệm trên hình vẽ - C2: Trường hợp bật đèn ta nhìn thấy được mảnh giấy vì nhờ có ánh sáng từ đèn truyền đến mảnh giấy rồi truyen đến mắt. Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật phát ra và truyền đến mắt. -Dây tóc của bóng đèn tự phát ra ánh sáng. - Các bộ phận khác không tự phát ra ánh sáng nhưng ta vẫn thấy được vì có ánh sángtừ mặt trời chiếu vào nó rồi truyền vào mắt. * Ghi Đ/n nguồn sáng, vật sáng. - C4: - C5: Khói gồm các hạt liti, các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng -> ánh sáng từ các hạt đó truyền đến mắt. Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của tia sáng-> tạo thành vệt sáng nhìn thấy. I.Nhận biết ánh sáng -Quan sát thí nghiệm: C1 .Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến mắt II. Nhận biết đươc vật sáng KL: Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật phát ra và truyền đến mắt. III. Nguồn sáng vật sáng: Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật được chiếu sáng phát ra ánh sáng nhờ vật khác chiếu sáng vào nó Nguồn sáng và vật được chiếu sáng là vật sáng IV. Vận dụng. C4: Bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt -> mắt không nhìn thấy được. 3. Củng cố: - Muốn nhận biết ánh sáng phải hội đủ các điều kiện gì? -> Phải có ánh sáng, ánh sáng đó phải truyền đến mắt. - Phân biệt vật được chiếu sáng và nguồn sáng. + Vật được chiếu sáng phát ra ánh sáng nhờ vật khác chiếu sáng vào nó. + Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. - Em hãy kể tên một số nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo. + Nguồn sáng tự nhiên: mặt trời, sao, đom đóm,dung nham núi lửa,… + Nguồn ssáng nhân tạo: bóng đèn, nến,… 4. Dặn dò: - Học bài và làm btập SBT. - Đọc phần : có thể em chưa biết. - Xem trước bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG. + Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? + Tia sáng là gì ? Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng Sĩ số: Vắng: Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng Sĩ số: Vắng: Tiết 2 Bài 2 SỰ TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng. - Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng. 2. Kỹ năng: - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. 3. Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Mỗi nhóm: + 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng. + 1 nguồn sáng dùng pin. + 3 màn chắn có đục lỗ như nhau. + Đinh ghim mạ mũ nhựa to. 2. Hoc sinh - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 2 III. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: + Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? + Khi nào ta nhìn thấy vật ? + Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong khói hương ( hoặc đám bụi ban đêm). 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập Ánh sáng truyền theo con đường gì đến mắt (đến mọi vật….) ? Hoạt động 2: Nghiên cứu về đường truyền của ánh sáng Yêu cầu HS nêu lại dự đoán xem ánh sáng truyền theo con đường gì? Em hãy nêu cho các bạn biết làm sao ta có thể chứng minh là ánh sáng truyền thẳng? Thống nhất đưa ra 2 phương án : TH1, TN2 (SGK) + Nhóm 1,2 thực hiện kiểm tra như TN1. + Nhóm 3,4 thực hiện kiểm tra như TN2. Yêu cầu các nhóm trả lời C1,C2. Yêu cầu rút ra kết luận. Thống nhất cho HS điền vào SGK ở phần kết luận. Hoạt động 3: Khái quát kết quả nghiên cứu, hình thành định luật: Môi trường đang làm thí nghiệm là môi trường gì? Môi trường không khí có tính chất ntn? Thông báo cho hs môi trường không khí là môi trường trong suốt vàđồng tính. Giới thiệu các môi trường trong suốt đồng tính khác: nước, thuỷ tinh… Thông báo kết quả trên đúng cho các môi trường trong suốt và đồng tính. Nêu lại đường truyền ánh sáng trong môi trường vừa xét . Kết lại đó là nội dung của định luật truyền thẳng ánh sáng Vậy người ta biểu diễn đường truyền ánh sáng bằng cách nào? Hoạt động 4:Nghiên cứu về tia sáng-chùm sáng Thông báo cho học sinh qui ước biểu diễn đường truyền của as là đường thẳng có mũi tên chỉ hường truyền gọi là tia sáng. S I SI:tia sáng. Thông báo cho hs nhiều tia sáng tập hợp thành chùm sáng. Điều chỉnh đèn pin cho hs quan sát hình dạng của các chùm sáng.(2.5 SGK) Yêu cầu thực hiện C3. Kết lại có 3 loại chùm sáng. a. Chùm sáng song song :các tia sáng song song trên đường truyền của chúng. b. Chùm sáng hội tụ: các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c. Chùm sáng phân kì : các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. Hoạt động 5: Vận dụng Yêu cầu thực hiện C4,C5 C5.Vì sao em biết được 3 kim thẳng hàng? Hoạt động của HS - HS dự đoán: ánh sáng truyền theo đường thẳng, đường cong,.. - Nêu lại dự đoán ánh sáng truyền theo đường thẳng. - Đưa ra phương án kiểm tra. - Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN như hvẽ 2.1,2.2(SGK/6). - Đại diện nhóm trả lời C1,C2. - Kết luận. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Cá nhân trả lời(mtrường không khí). Cá nhân trả lời: trong suốt và có tính chất như nhau tại mọi nơi. - Nhắc lại KL cho các môi trường trong suốt và đồng tính. Ghi kết luận, định luậtf vào vở. - Ghi qui ước, vẽ hình. Quan sát cac loại . Cá nhân nêu đặc điểm của các loại chùm sáng. HS ghi bài. - Cá nhân thực hiện C4, Giải thích C5: kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3. - Do ánh sáng truyền đến mắt theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt. Nội dung I. Đường truyền của ánh sáng Thí nghiệm: S M Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. * Định luật truyền thẳng ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. II. Tia sáng-chùm sáng. 1. Tia sáng - Là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hường truyền gọi là tia sáng. 2. Chùm sáng a. Chùm sáng song song: b.Chùm sáng hội tụ: c.Ánh sáng phân kì : III. Vận dụng. C4: Ánh sáng truyền đến mắt theo đường thẳng 3. Củng cố: - Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? - Biểu diễn đường truyền của tia sáng. - Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng, em phải làm như thế nào ? 4. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập SBT - Đọc phần có thể em chưa biết. - Xem trước bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng + Bóng tối, bóng nửa tối là gì ? + Thế nào là hiện tượng nhật thực, nguyệt thực toàn phần ?

File đính kèm:

  • docvat li 7.t1,2.doc