Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

I. Kiến thức:

Củng cố kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

II. Kỹ năng:

Vận dụng làm một số bài tập đơn giản

III. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập, say mê yêu thích khoa học.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc50 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2012 Ngày dạy: 10/10/2012 Lớp 7A TIẾT 1 CHỦ ĐỀ 1 ( 12 tiết ) NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG A. MỤ TIÊU: I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, say mê yêu thích khoa học. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức cũ C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động : Kiến thức cơ bản? Hệ thống kiến thức co bản cho HS - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời. b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Hướng dẫn a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng: + Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt trời không có nghĩa là không có ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. + Ban ngày, trời nắng không mở mắt. + Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm. Hướng dẫn a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm. b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức co bản V. Dặn dò Học bài và làm bài tập. Ngày soạn: 06/10/2012 Ngày dạy: 10/10/2012 Lớp 7A TIẾT 2 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Say mê yêu thích bộ môn, ham thích tìm tòi khám phá khoa học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Sự truyền ánh sáng - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1) - Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.1 Ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a) + Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b) + Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c) Hoạt độn 2: Bài tập ví dụ: Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? A. Ban ngày, có mặt trời, nhắm mắt. B. Ban ngày, trời nắng, mở mắt. C. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, nhắm mắt. D. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. Bài tập 2: Chọn đáp án đúng: Vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị A. 250 000km/s. B. 300 000km/s. C. 350 000km/s. D. 375 000km/s. Bài tập 3: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc với màn chắn. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa. B. Ánh sáng không truyền qua được tấm bìa. C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc. D. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong. Bài tập 4: Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy? IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò Học bài và làm bài tập. Ngày soạn: 13/10/2012 Ngày dạy: 17/10/2012 Lớp 7A TIẾT 3 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng . a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất. d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. Hoạt động 2: Bài tập ví dụ: Bài tập 1: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học? Hướng dẫn Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng. Bài tập 2: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích. Hướng dẫn Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật. Bài tập 3: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào? Hướng dẫn Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng. Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời. Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò Học bài và làm bài tập Ngày soạn: 14/10/2012 Ngày dạy: 17/10/2012 Lớp 7A TIẾT 4 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Ôn lại kiên thức về ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng: a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất. d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. Hoạt động 2: Bài tập ví dụ: Bài tập1: Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích. Hướng dẫn Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên. 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? A. Ban ngày, có mặt trời, nhắm mắt. B. Ban ngày, trời nắng, mở mắt. C. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, nhắm mắt. D. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. Bài tập 2: Vận tốc của ánh sáng trong chân không chọn giá trị nào sau đây: A. 250 000km/s. B. 300 000km/s. C. 350 000km/s. D. 375 000km/s. Bài tập 3: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa. B. Ánh sáng không truyền qua được tấm bìa. C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc. D. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò Học bài và làm bài tập Ngày soạn: 20/10/2012 Ngày dạy: 24/10/2012 Lớp 7A TIẾT 5 CHỦ ĐỀ 1 ( TIẾP ) A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Hệ thống lai kiến thức về: Nhận biết ánh sáng – Sự truyền ánh sáng Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. II. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình phần quan học: III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ III. Bài mới: Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản. Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng-vật sáng Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sự truyền ánh sáng - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1) - Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.1 Ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a) + Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b) + Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c) c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất. d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. Hoạt động 2: Bài tập củng cố Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? A. Ban ngày, có mặt trời, nhắm mắt. B. Ban ngày, trời nắng, mở mắt. C. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, nhắm mắt. D. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. Bài tập 1: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học. Bài tập 2: Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao? Bài tập 3: Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt. IV. Củng cố: V. Dặn dò: Xem lại kiến thức cơ bản, chuẩn bị giờ sau kiểm tra. Ngày soạn: 20/10/2012 Ngày dạy: 24/10/2012 Lớp 7A TIẾT 6 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản . Gương phẳng - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật. - Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương Hoạt động 2: Bài tập ví dụ: Bài tập 1: s S’ R Trên hình vẽ 2.2, SI là tia tới, IR là tia phản xạ. i i’ I Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu? Hình 2.2 Hướng dẫn Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. Bài tập 2: Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ. N a) I b) I Hình 2.3 Hướng dẫn Trong hình vẽ (2.4a), tia phản xạ bật ngược trở lại Trong hình (2.4b), vì góc N phản xạ bằng góc tới nên tia phản M M’ xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến ở điểm tới . Cách vẽ như sau: Chọn một điểm M nằm trên tia tới, xác định a) I b) I điểm M’ đối xứng với M qua pháp Hình 2.4 tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò Học bài và làm bài tập Ngày soạn : 27/10/2012 Ngày dạy: 31/10/2012 Lớp 7A TIẾT 7 CHỦ ĐỀ 2 ( tiếp) ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng - Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới. - Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. Hoạt độn 2: Bài tập ví dụ: Bài tập 1: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó. Hướng dẫn Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng. S I Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450. Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450, Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản xạ cũng bằng 450 ( Hình 2.5). khi đó tia tới và tia phản xạ vuông R góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới. Hình 2.5 Bài tập 2: Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là tia IR như hình 2.6. Gọi S’ là điểm đối xứng với S qua gương. Em có nhận xét gì S về vị trí của điểm S’ và tia phản xạ IR S’ N R Hướng dẫn I Hình 2.6 Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua gương nên S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. M N M N Hình 2.7 M’ Hình 2.8 I Bài tập 3: Trên hình vẽ 2.7 là một gương phẳng và hai điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló. Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N. Hướng dẫn Vì các tia sáng tới gương đều cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của nó nên ta có cách vẽ như sau: a) Lấy điểm M’ đối xứng với M qua gương phẳng. b) Nối M’ với N cắt gương tại I, khi đó I là điểm tới . Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò: Học và làm bài tập Ngày soạn : 27/10/2012Ngày dạy: 31/10/2012 Lớp 7A TIẾT 8 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Gương cầu lồi: - Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật. -Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Hoạt động 2 Bài tập áp dụng Bài tập 1: Một người đứng trước 3 cái gương (Phẳng, lồi, lõm), khoảng cách từ người tới 3 gương là bằng nhau, thấy ảnh của mình trong gương. Hỏi ảnh người này trong 3 gương có gì giổng và khác nhau? Hướng dẫn: Giống: cả 3 ảnh đều là ảnh ảo Khác: ảnh có độ lớn khác nhau: Theo thứ tự tăng dần về độ lớn: Gương lồi=>Gương phẳng=>Gương lõm Bài tập 2: Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm hiểu đặc điểm của các tia phản xạ khi các tia sáng sau đây đến gặp gương cầu lồi và vẽ các tia phản xạ đó: - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương. - Tia tới (3) song song với trục chính của gương. Hướng dẫn Hình 3.3 Gọi F là trung điểm của đoạn OC. - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại, khi đó tia phản xạ trùng với tia tới. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính của gương (tức góc phản xạ và góc tới bằng nhau). - Tia tới (3) song song với trục chính của gương cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. Trên hình 3.3 là đường đi của các tia sáng. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò: Học và làm bài tập Ngày soạn: 03/11/2012 Ngày dạy: 07/11/2012 lớp 7A TIẾT 9 CHỦ ĐỀ 1 ( tiếp) ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về: định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản Gương cầu lõm: - Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm. - Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. * Mở rộng : + Đối với gương cầu nói chung, người ta đưa ra những qui ước sau: - Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O của gương gọi là trục chính. - Đường nối từ tâm C tới điểm tới gọi là pháp tuyến. - Điểm F (trung điểm của đoạn OC) gọi là tiêu điểm của gương. + Dựa vào kết quả thực nghiệm người ta rút ra được những kết luận sau về tia tới và tia phản xạ: - Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F của gương. - Tia tới đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F cho tia phản xạ song song với trục chính. - Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại. Hoạt động 2 Bài tập áp dụng Bài tập 1 Trên hình 3.4 là một gương cầu lõm, C là tâm của phần mặt cầu, SI là một tia sáng tới gương. Hãy dùng định luật phản xạ của ánh sáng trình bày cách vẽ và vẽ tiếp tia phản xạ. Lưu ý mỗi điểm phản xạ coi như 1 gương phẳng Hình 3.4 Hướng dẫn Đường nối tâm C và điểm tới I là pháp tuyến tại điểm tới, góc giữa SI và IC là góc tới. Vẽ tia phản xạ IR hợp với pháp tuyến IC một góc đúng bằng góc tới. Hình 3.5 Bài tập 2 Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia tới song song thành một chùm tia hội tụ (chùm tia phản xạ). Vậy nó có thể làm ngược lại: Biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được không? Hướng dẫn Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia song song thành một chùm tia hội tụ nhưng nó không thể biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được. Để tạo chùm tia song song thì chùm tia tới phải là chùm tia phân kì thích hợp như hình vẽ. IV, Củng cố: Nhắc lai kiến thức cơ bản V. Dặn dò: Học và làm bài tập Ngày soạn: 03/11/2012 Ngày dạy: 07/11/2012 Lớp 7A TIẾT 10 Chủ đề 1 tiếp ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Củng cố kiến thức về gương cầu lồi và gương cầu lõm. II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản - Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật. -Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. - Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm. - Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. Hoạt động 2: Bài tập vận dụng: Bài 1: Một người đứng cách đều 3 cái gương ( Lồi, phẳng, lõm) Thấy ảnh của mình trong gương . Hỏi ảnh người này tron gương có gì giống và khác nhau: Hướng dẫn Gương Đặc điểm G Phẳng G Lồi Gương Lõm Ảnh ảo/thật ảo ảo ảo Độ lớn so vơi vật Bằng vật Nhỏ hơn vật Lớn hơn vật Khoảng cách từ ảnh đền gương so vơi khoảng cách từ G đến vật Bằng nhau Bằng nhau Bằng nhau Bài 2 Tại sao ở những khúc cua đường người ta lại lắp những gương cầu lồi. Bài 3: Tại sao pha đèn lại chế tạo giống như gương cầu lõm IV Củng cố: Khắc sâu lại kiến thức trọng tâm V. Dặn dò: Chuẩn bị kiểm tra chủ đề. Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy : 13/11/2012 TIẾT 11 Chủ đề 3 PHẢN XẠ ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU I. Kiến thức: Rèn kỹ năng vẽ hình về định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi II. Kỹ năng: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản 1. Gương phẳng - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật. - Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. 2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng - Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới. - Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. 3. Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. S N R - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i) 4. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. Hoạt động 2: Bài tập áp dụng Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương cầu lồi? Một chùm tia sáng song song khi đến gặp gương cầu lồi bị phản xạ, chùm tia sáng phản xạ cũng là chùm song song. B. Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh sáng chỉ đúng cho trường hợp gương phẳng mà thôi. C. Một tia sáng đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì không bị phản xạ, vì lúc đó ta không nhìn thấy tia sáng phản xạ. D. Các phát biểu A, B và C đều sai. Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh của một vật qua gương cầu lồi? A. Ảnh luôn là ảo. B. Ảnh luôn là thật . C. Ảnh có thể là thật hay ảo, phụ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. D. Có thể thu được ảnh này bằng cách đặt một màn ảnh ở một vị trí thích hợp trước gương. IV Củng cố: Khắc sâu lại kiến thức trọng tâm V. Dặn dò: Học bài cũ Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy: 13/11/2012 TIẾT 12 KIỂM TRA CHỦ ĐỀ A.MỤC TIÊU I. Kiến thức: Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh sau chủ đề II. Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập III. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, kiểm tra B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kiến thức 2. Học sinh : Kiến thức C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Ổn định: N II. Bài cũ: II. Bài mới M A. Đề bài: Câu 1 (3 đ) Hình vẽ bên là một gương phẳng và hai điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló. Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N. Câu 2 (3 đ)  :Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất (như những đoạn đường ngoằn nghèo trên đèo chẳng hạn) người

File đính kèm:

  • docGiao an TC 7.doc