Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14 - Bài 13: Môi trường truyền âm (tiết 6)

I.Kiến thức:- Qua các TN rút ra được các môi trường truyền âm là chất rắn, chất lỏng và chất khí.

 - Môi trường chân không không thể cho âm truyền qua.

 - Lấy được 1 số TN về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.

 II.Kỹ năng:có kỹ năng lắp ráp dụng cụ và làm TN.

 - Hiểu được vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14 - Bài 13: Môi trường truyền âm (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 14-Bài 13: Môi trường truyền âm A- Mục tiêu : I.Kiến thức:- Qua các TN rút ra được các môi trường truyền âm là chất rắn, chất lỏng và chất khí. - Môi trường chân không không thể cho âm truyền qua. - Lấy được 1 số TN về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí. II.Kỹ năng:có kỹ năng lắp ráp dụng cụ và làm TN. - Hiểu được vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. III.Thái độ:- Giáo dục ý thức làm việc khoa học, nghiêm túc. B Chuẩn bị : - Đồ dùng : + GV : Bảng phụ, tranh vẽ hình 13.4 + Cho mỗi nhóm : 2 giá TN, 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 dùi trống, 1 nguồn phát âm dùng vi mạch, nguồn pin, 1 bình nước (0 bình > 0 nguồn phát âm). C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức –kiểm tra sĩ số (1’) Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ (5’): Biên độ dao động là gì? Nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. - Đơn vị đo độ to của âm? ĐVĐ: Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao? - Âm đã truyền từ nguồn âm đến tai người nghe như thế nào? Qua những môi trường nào? Để hiểu rõ hơn -> Vào bài. III- Bài mới : Hoạt động của học sinh và giáo viên Nội dung Hoạt động 1:Nghiên cứu các môi trường truyền âm (19’) GV:Yêu cầu học sinh nghiên cứu lần lượt các thí nghiệm để rút ra các môI trường truyền âm H: Đọc – Nghiên cứu TN 1 hình 13.2 - Dự đoán : Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta gõ mạnh 1 tiếng vào mặt trống? H: Hoạt động nhóm làm TN - Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi gõ mạnh vào mặt 1 trống. Trả lời C1; C2 - Liên hệ: Hàng ngày ta vẫn nghe được âm phát ra ở xung quanh ta. Đó là do âm đã được không khí truyền đi. H: Đọc nghiên cứu TN G: Cho 3 nhóm hs lần lượt làm TN theo hình 13.2 - Lưu ý: Bạn A phải gõ khẽ sao cho bạn đứng không nghe tiếng. - Âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trường nào? -> C3 H: Đọc – nghiên cứu TN hình 13.2 G: Bố trí TN hình 13.3. Khi đồng hồ nổ chuông ta có nghe được không? G: Giới thiệu dụng cụ: Nguồn phát âm, bình nước, nguồn pin. H: Hoạt động nhóm làm TN kiểm tra H: Đọc trả lời C4. G: ĐVĐ : Trong chân không, âm có thể truyền qua được không? G: Treo tranh vẽ hình 13.4 – Giới thiệu TN Yêu cầu học sinh theo dõi trả lời câu hỏi C5 H: Trả lời C5 Hoạt động 2:Rút ra kết luận(5’) -Qua các TN trên em rút ra kết luận gì về môi trường truyền âm? H:Rút ra kết luận về môi trường truyền âm G: Chốt lại và thông báo: Âm chỉ truyền trong môi trường vật chất: Rắn, lỏng, khí mà không truyền trong chân không. - Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ do năng lượng âm bị hấp thụ dần trên đường truyền. G: ĐVĐ : Âm truyền đi như vậy có cần thời gian không và trong môi trường vật chất nào thì âm truyền nhanh nhất? H: Đọc SGK cho biết vận tốc truyền âm trong mỗi môi trường. - So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường? G: Chốt lại Hoạt động 3:Vận dụng giải bài tập (10’) G:Yêu cầu học sinh vận dụng trả lời các câu hỏi phần vận dụng H: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi C7 -> C10 - Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng. - Khi ở khoảng không (chân không) các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau 1 cách bình thường được không như khi họ ở trên mặt đất? Vì sao? G:Gọi học sinh trả lời cá nhân và hướng dẫn học sinh thảo luận chuẩn hoá đáp án H:Chữa bài vào vở theo chuẩn hoá của giáo viên I- Môi trường truyền âm - TN 1- Sự truyền âm trong chất khí - TN 1 C1 : Quả cầu 2 dao động -> chứng tỏ âm đã truyền qua không khí từ mặt trống 1 đến mặt trống 2. C2 : Biên độ dao động của cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Chứng tỏ càng xa nguồn âm âm càng nhỏ. 2- TN 2 : Sự truyền âm trong chất rắn C3 : Âm đã truyền đến tai người bạn C qua môi trường rắn (gỗ). 3- Sự truyền âm trong chất lỏng. - TN C4 : Âm truyền đến tai qua các môi trường: Rắn, lỏng, khí. C5 : Kết quả TN : Âm không truyền qua chân không * Kết luận : Âm có thể truyền qua các môi trường : Rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. + ở càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ. 5- Vận tốc truyền âm - Trong không khí : 340 m/s - Trong nước (chất lỏng) : 1500 m/s - Trong thép (chất rắn) : 6100 m/s C6 : Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí. III- Vận dụng C7 : Âm thanh xung quanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí. C8 : Khi bơi dưới nước, người bơi có thể nghe tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng. C9 : Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi áp tai xuống mặt đất. C10 : Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài mũ, áo giáp bảo vệ. IV- Củng cố (3’): - Khái quát nội dung bài dạy. - Gọi hs đọc phần ghi nhớ . Trả lời bài tập : 13.1; 13.2. (Kết quả : Bài 13.1 : A- Khoảng chân không. Bài 13.2 : Tiếng động chân người đã truyền qua đất lên bờ rồi qua nước và đến tai ca nên cá bơi tránh ra chỗ khác.) V- Hướng dẫn học ở nhà (2’) : - Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 13.3 -> 13.5 (SBT). - Đọc trước bài “Phản xạ âm, tiếng vang”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT14.doc