Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15: Phản xạ âm - Tiếng vang (tiết 3)

 1. Kiến thức:

 - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.

 - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt).

 - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

 2. Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15: Phản xạ âm - Tiếng vang (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/11/2012 Ngày giảng : 28/11/2012 TIẾT 15: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. 2. Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Tranh hình 14.1 phóng to 2. Học sinh : Học bài, chuẩn bị bài III/ Tiến trình giảng dạy 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ : * Học sinh 1: Môi trường nào truyền được âm? Môi trường nào truyền âm tốt? Trả lời BT 13.1 trong SBT ( 8đ) Trả lời: + Môi trường truyền được âm là: rắn, lỏng, khí .(3đ) + Môi trường truyền âm tốt là :rắn ( 3đ) + Bài tập 13.1 : A (2đ) Hãy giải thích tại sao khi bơi lặn ở dưới nước, người ta vẫn có thể nghe tiếng động dưới nước hoặc tiếng người nói to trên bờ ? (2đ) Trả lời: + Âm đã truyền qua nước và cả không khí đến tai người lặn dưới nước . * Học sinh 2: Sửa bài tập 13.2, 13.3 trong sách bài tập. Trả lời: + BT 13.2: Tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác. (5đ) + BT13.3: Vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300.000.000 m/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s. Vì vậy thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta. (5đ) 3) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập Như SGK Hoạt động 2 : Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang Cho HS đọc thông báo SGK thảo luận trả lời câu C1 ? Trong nhà của em có nghe rõ tiếng vang không? (HS trả lời) Ta nghe được tiếng vang khi nào? + Khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15s Âm phản xạ là gì? Cho HS thảo luận trả lời câu C2? Yêu cầu học sinh trả lời câu C3? C3: a/ Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.Vì ở trong phòng nhỏ âm phản xạ từ tường của phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng lúc. b/ S = v.t Khoảng cách giữa người nói và bức tường : S = v.t = 340 m/s . 1/30s = 11,3m Cho HS hoàn chỉnh kết luận. Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Hoạt động 3 : Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. - Cho HS đọc mục II trong SGK. Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? +vật cứng có bề mặt nhẵn Vật như thế nào thì phản xạ âm kém? +vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề Cho HS trả lời câu C4? ( vật phản xạ âm tốt : Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch) ( vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. I/ Âm phản xạ – Tiếng vang : C1: - Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta. C2: Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn. C3: a/ Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.Vì ở trong phòng nhỏ âm phản xạ từ tường của phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng lúc. b/ S = v.t Khoảng cách giữa người nói và bức tường : S = v.t = 340 m/s . 1/30s = 11,3m - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. II/ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. C4: + Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch + Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 4) Củng cố và luyện tập: - Gọi lần lượt cá nhân HS trả lời các câu C5, C6, C7 trong SGK + C5: làm tường sần sùi , treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang® Âm nghe được rõ hơn. + C6: để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn. + C7: giải thích với HS tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Vậy âm đi từ mặt nước xuống đáy biển thời gian 0,5s. Tính độ sâu của biển (gần đúng) v = 1500 m/s ; t = 0,5s ; S = ? v = S/t => S = v.t = 1500 m/s . 0,5s = 750m + C8: Cho HS thảo luận chọn câu C8 (a,b,d) VD: Trồng cây xung quanh bệnh viện để âm truyền đến gặp lá cây bị phản xạ ra nhiều hướng ® âm truyền đến bệnh viện giảm đi. - Cho HS đọc mục: “ có thể em chưa biết” 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học thuộc bài - Hoàn thành các câu từ C1 -> C8 trong SGK vào vở bài tập - Làm bài tập 14.1à 14.6 /SBT. - Chuẩn bị bài: “Chống ô nhiễm tiếng ồn”

File đính kèm:

  • docGiao an ly 7 tuan 15.doc