Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 18 - Kiểm tra học kì I thời gian: 45 phút

* Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức cơ bản đã học của chương I,II.

- Thông qua tiết kiểm tra nhằm đánh giá được kết quả học tập của học sinh.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kỷ năng tư duy lôgic, sáng tạo cho HS.

* Thái độ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 18 - Kiểm tra học kì I thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I Thời gian: 45 phút Ngày soạn: 23/11/2008 Ngày giảng: 26/11/2008 A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức cơ bản đã học của chương I,II. - Thông qua tiết kiểm tra nhằm đánh giá được kết quả học tập của học sinh. * Kĩ năng: - Rèn luyện kỷ năng tư duy lôgic, sáng tạo cho HS. * Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, trung thực và cẩn thận. B. Chuẩn bị. Đề kiểm tra có đáp án đề C. Tiến trình lên lớp : I.Ổn định.(1’) Vắng :.......................................................................................................................... II. Phát đề: Đề ra Câu 1.(3 điểm) a) So sánh sự truyền âm trong chất lỏng, trong chất khí và trong chất rắn. Hảy sắp xếp theo sự tăng dần? b) Âm có truyền được trong chân không không? Tại sao? Câu 2.(3 điểm) Trên các đoạn đường cong người ta thường đặt một cái gương để dể quan sát khi điều khiển xe. Vậy đó là gương phẳng hay gương cầu lồi? Tại sao người ta sử dụng gương đó? Câu 3.(4 điểm) Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ bên: B A G a) Vẽ ảnh A’, B’ qua gương. b) Cho biết độ lớn của ảnh A’B’. c) Điểm A cách gương một khoảng 3cm. B cách gương 6cm, Tính khoảng cách từ A’, B’ đến gương. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1.(3 điểm) a) Khí lỏng rắn.(1,5 điểm) b) Không, Vì chân không không phải là môi trường vật chất.(1,5 điểm) Câu 2.(3 điểm) + Đó là gương cầu lồi.(1,5 điểm) + Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn nên quan sát dễ dang hơn.(1,5 điểm) (1,5 điểm) Câu 3.(3 điểm) a) Ảnh A’, B’ qua gương. B (2 điểm) A A’ B’ b) Độ lớn của ảnh A’B’ bằng độ lớn của AB(tính chất của gương phẳng) (1 điểm) c) Theo tính chất của gương phẳng: + GA= GA’ = 3cm (0,5 điểm) + GB = GB’ = 6cm (0,5 điểm) III. Thu bài: - Cuối giờ thu bài kiểm tra. - Nhận xét giờ kiểm tra. - Dặn về nhà ôn lại kiến thức và tìm hiểu trước bài: Nhiểm điện do cọ xát của chương 3. * Rút kinh nghiệm:...................................................................................................

File đính kèm:

  • doct18kthk1.doc