Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Tuần 25 - Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

 Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

  Hiểu được các tác dụng của dòng điện để ứng dụng vào thực tế.

 Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Tuần 25 - Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: ............................ Tiết 25 Ngày dạy:........................ Bài 23: tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện I.Mục tiêu: Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người. Hiểu được các tác dụng của dòng điện để ứng dụng vào thực tế. Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm. II.Chuẩn bị : GV chuẩn bị: Đồ dùng cho mỗi nhóm HS: -1 cuộn dây làm nam châm điện -2 pin loại 1,5V với đế lắp. -1 công tắc, 5 đoạn dây nối -1 kim nam châm, một vài mẩu dây đồng, dây nhôm. 2.Đồ dùng cho cả lớp: - Hình vẽ to hình 23.1, hình 23.2, hình 23.3. - Nam châm vĩnh cửu, 1 vài đinh sắt, 1 chuông điện, 1 ác quy 12V. -1 bóng đèn 6V. -1 bình chứa CuSO có 2 điện cực bằng than chì. III.Phơng pháp : Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề . Thực hành. IV. Tiến trình : 1.ổn định lớp: ( 1phút) 2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút) a.Câu hỏi: GV gọi HS1 trả lời câu hỏi: Nêu một số dụng cụ đốt nóng bằng điện? Cầu chì có tác dụng gì? Làm bài tập 22.1. GV gọi HS2 làm bài tập 22.2, 22.3. b.Đáp án: Một số dụng cụ đốt nóng bằng điện: đèn dây tóc, bàn là điện, máy xấy tóc,…Cầu chì có tác dụng ngắt điện tự động khi có sự cố, khi đó dây chì nóng lên và chảy ra làm mạch đện hở. Bài 22.1: Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện. Tác dụng nhiệt của dòng điện không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình và máy thu thanh. Bài 22.2: a. Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ cao nhất của ấm là 1000C. b. ấm bị cháy, hỏng. Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Ruột ấm sẽ bị nóng chảy.Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn. Bài 22.3: D. Đèn báo của tivi. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập. (2 phút) GV:Yêu cầu HS quan sát ảnh cần cẩu dùng nam châm điện ở đầu chương 3 HS: Quan sát. GV: Nêu câu hỏi định hướng như SGK. Bài 23: tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện Hoạt động2: Tìm hiểu nam châm điện (10 phút) GV:Cho HS nhớ lại tính chất từ của đá nam châm đã học ở lớp 5, cho HS quan sát một số nam châm. HS: Nêu tính chất từ của đá nam châm và kiểm tra tính chất từ của chúng là hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. GV: Chỉ ra các cực của nam châm. GV: Treo hình 23.1và hướng dẫn HS làm thí nghiệm câu C1 theo 2 bước như SGK. ?: Cuộn dây hút các đinh sắt chứng tỏ điều gì? HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận và điền câu kết luận. I.Tác dụng từ: 1.Tính chất từ của nam châm: - Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc bắng thép. - Mỗi nam châm có hai cực: cực Bắc (ghi chữ N), cực Nam (ghi chữ S). 2.Nam châm điện: C1: a.Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi công tắc mở, đinh sắt nhỏ rơi ra. b.Khi đưa kim nam châm lại đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút hoặc bị đẩy. Kết luận 1.nam châm điện 2.tính chất từ Hoạt động3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện (phút) GV: Lắp chuông điện và cho nó hoạt động. HS: Quan sát. ?: Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? GV: Treo hình 23.2 lên bảng. HS: Tìm hiểu và mô tả cấu tạo của chuông điện. GV: Lưu ý giải thích các bộ phận của chuông điện: cuộn dây, lá thép đàn hồi, vị trí của thanh kim loại ( tì sát vào tiếp điểm), khi chưa đóng công tắc, miếng sắt ở đầu thanh kim loại đối diện với một đầu của cuộn dây. Và cho HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện. HS: Thảo luận, tìm hiểu hoạt động của chuông điện để trả lời các câu C2, C3, C4. Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét chung và thông báo về tác dụng cơ học của dòng điện. 3.Chuông điện: C2: Khi công tắc đóng, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu. C3: Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt, miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng lại trở về tì sát vào tiếp điểm. C4: Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng đIện chạy qua Hoạt động4: Hoạt động5: 4.Củng cố: (phút) Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 25 - bai 23.doc