1. Kiến thức:
- Biết được chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẫy nhau, tri dấu thì ht nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
2. Kỹ năng:
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 21 - Tuần 21 - Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết PPCT: 21
Ngày dạy: 15/01/2009
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được chỉ cĩ 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẫy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrơn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hồ về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrơn, vật mang điện dương mất bớt êlectrơn.
2. Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ:
- Trung thực hợp tác trong hoạt động nhĩm.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh vẽ mơ hình cấu tạo đơn giản của nguyên tử, bảng nhóm.
Học sinh: Mỗi nhĩm chuẩn bị:
+ 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ
+ 2 mảnh nylong màu trắng đục
+ 1 bút chì gỗ + 1kẹp nhựa
+ 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khơ
+ 2 đũa nhựa cĩ lỗ hỏng + một mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
III/ Phương pháp dạy học:
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
HS1: - Cĩ thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện cĩ tính chất gì?
- Làm bài tập 17.1(SBT).
HS2: - Trong các xưởng dệt người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy cĩ tác dụng gì? Giải thích?
- Làm bài tập 17.2(SBT).
HS1: - Bằng cách cọ xát.
- Vật nhiễm điện cĩ tính chất hút các vật khác hay làm sáng bĩng đèn của bút thử điện.
- BT 17.1: Những vật bị nhiễm điện là: Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa. Những vật cịn lại khơng bị nhiễm điện.
HS2: - Xưởng dệt vải thường cĩ nhiều bụi bơng bay lơ lửng trong khơng khí. Tấm kim loại nhiễm điện trên cao cĩ tác dụng hút bụi bơng trên bề mặt của chúng, làm cho khơng khí ít bụi hơn.
- BT 17.2 : D
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
Một vật bị nhiễm điện cĩ khả năng hút các vật khác. Nếu 2 vật cùng bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 1 tạo tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại
và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng (9 phút)
- Cho HS đọc thí nghiệm 1.
- GV : Giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành TN.
- Cho 2 HS nêu cách tiến hành TN.
- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhĩm.
Ø Bước 1: Trước khi cọ xát 2 mảnh nilơng khơng cĩ hiện tượng gì.
Ø Bước 2: TN giống như SGK.
Sau khi cọ xát : 2 mảnh nilơng đẩy nhau.
Ø Giáo viên lưu ý cách cọ xát: Khơng quá mạnh để mảnh nilơng khơng bị cong và cọ xát theo 1 chiều với số lần như nhau.
- Tiếp theo HS làm TN với 2 thanh nhựa cùng loại như yêu cầu SGK.
- Cho HS thảo luận nhĩm hồn chỉnh nhận xét vào bảng nhóm.
I/ Hai loại điện tích:
1) Thí nghiệm 1:
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
Hoạt động 4: Làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau
và mang điện tích khác loại (8 phút)
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2.
- Tiến hành TN theo nhĩm.
+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần xem cĩ tương tác với nhau khơng? (chưa tương tác với nhau).
+ Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa đưa lại gần đũa nhựa quan sát hiện tương xảy ra? (thanh thuỷ tinh hút thước nhựa).
+ Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khơ và cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và đưa lại gần nhau quan sát hiện tượng xảy ra? ( hút nhau).
- Cho HS thảo luận nhĩm hồn thành nhận xét.
2) Thí nghiệm 2:
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Hoạt động 5: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích
và lực tương tác giữa chúng (5 phút)
- Từ kết quả và nhận xét rút ra từ 2 thí nghiệm cho HS nêu kết luận.
- GV thơng báo cho HS điện tích dương ( + ); điện tích âm ( - ).
- Cho các nhĩm trả lời câu C1?
- C1:mảnh vải mang điện tích dương(+); thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải khơ thì mang điện tích âm (-).
Kết luận: Cĩ hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (7 phút)
- GV treo hình 18.4 /SGK cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc phần II/SGK trang 51.
- Gọi HS trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mơ hình nguyên tử.
- GV thơng báo thêm nguyên tử cĩ kính thước vơ cùng nhỏ bé.
* GV thơng báo với HS: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrơn; nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrơn.
II/ Sơ lược cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrơn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân .
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrơn; nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrơn.
V/ Củng cố và luyện tập: (6 phút)
- HS đọc, trả lời C2 ?
C2 : Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều cĩ điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, cịn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrơn chuyển động xung quanh hạt nhân.
- HS đọc, trả lời C3 ?
C3 : Trước khi cọ xát, các vật khơng hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đĩ chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hồ lẫn nhau.
- HS đọc, trả lời C4 ?
C4: Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu “+” và 3 dấu “-“); thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-“ và 4 dấu “+”). Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrơn; mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrơn.
VI/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Đọc thêm mục: “Cĩ thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 18.1 -> 18.4 trong SBT.
V/ Rút kinh nghiệm:
Tân Tiến, ngày 12 tháng 01 năm 2009
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- 21.doc