Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22 - Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại (tiết 4)

 1. Kiến thức :

Giúp HS nắm được khái niệm chất dẫn điện và chất cách điện, kể tên mmột số vật dẫn điện và vật cách điện.

Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

 2. Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp cho học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22 - Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 22 Ngày soạn : …/……/….. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp HS nắm được khái niệm chất dẫn điện và chất cách điện, kể tên mmột số vật dẫn điện và vật cách điện. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp cho học sinh. 3. Thái độ : HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học, tinh thần hợp tác. B. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị : GV : mọt số dụng cụ điện như: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối, quạt điện…. Vẽ to hình 20.1 SGK. HS : (mổi nhóm) 1 bóng đèn, 1 phích cắm, 1 pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây dẫn, 2 mỏ kẹp, một số vật : thép, nhôm, thuỷ tinh, nhựa …. D. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ : Dònh điện là gì? Đèn điện, quạt điện, … hoạt động khi nào? Nêu cách kiểm tra mạch điện khi đóng công tắc mà đèn vẫn không sáng. 3. Bài mới : a. Đặt vấn đề : GV trình bày dây dẫn có cả phần lõi và phần vỏ. Hỏi HS chỉ ra đâu là phần lõi, đâu là phần vỏ. Vậy phần lõi gọi là gì, phần vỏ gọi là gì? Hôm nay chúng ta nghiên cứu. b. Triển khai bài : Hoạt động thầy và trò Nội dung a-Hoạt động 1 : GV đưa ra hai khái niệm chất dẫn điện, chất cách điện. HS nắm vững hai khái niệm đó. GV trình bày hình vẽ 20.1 SGK, hướng dẫn HS tiến hành quan sát hình vẽ, đồng thời quan sát vật thật trả lời câu C1. Phân nhóm HS, yêu cầu quan sát vừa hình vẽ, vừa vật thật trả lời câu C1. HS làm việc theo nhóm quan sát trả lời câu C1. GV tổ chức thảo luận về câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm kiểm tra xem các chất nào là dẫn điện và các chất nào là không dẫn điện. HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra. GV theo dõi, phụ giúp các nhóm làm còn chậm. Tổ chức cả lớp thảo luận về các câu C2 & C3. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV bổ sung, uốn nắn HS khi giải thích các hiện tượn vật lý. b- Hoạt động 2: GV trình bày hình vẽ 20.3 SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu C4, C5. HS quan sát, trả lời các câu hỏi. GV tổ chức HS thảo luận về các câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV đưa ra khái niệm electron tự do, kí hiệu. HS nắm vững khái niệm và kí hiệu. GV trình bày hình vẽ 20.4 SGK, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu C6. HS quan sát, trả lời câu C6. GV tổ chức cả lớp thảo luận về câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV dẫn dắt HS đi đến kết luận. HS rút ra kết luận. GV cho 1 vài HS phát biểu kết luận. HS phát biểu kết luận. I. Chất dẫn điện và chất cách điện: Chất dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua. Bạc, đồng, nhôm, sắt, chì … Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Sứ, nhựa, thuỷ tinh, gỗ khô … II. Dòng điện trong kim loại: 1. Êlectron tự do trong kim loại: Trong kim loại có các electron thoát khỏi nguyên tử và chuyển động trong nguyên tử gọi là electron tự do trong kim loại. Kí hiệu: e-. 2. Dòng điện trong kim loại: Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển tạo thành dòng điện chạy qua nó. Có chiều đi từ cực âm sang cực dương trong mạch điện. 4.Củng cố : GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ. Tổ chức cả lớp làm các bài tập ở phần vận dụng. Gọi HS đọc phần em chưa biết. 5.Dặn dò : Học bài, làm bài tập trong sách bài tập. Nghiên cứu trước bài mới.

File đính kèm:

  • doc22.doc