Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 27 - Tuần 27 - Bài : Kiểm tra 1 tiết

Mục tiêu :

1. Kiến thức : Đánh giá mức độ nắm kiến thức từ bài 17 đến bài 23 của chương điện học.

2. Kĩ năng : Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi .

3. Thái độ : Nghiêm túc, tập trung suy nghĩ làm bài, không quay cóp.

II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS : Đề kiểm tra.

III. Tổ chức hoạt động của học sinh :

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 27 - Tuần 27 - Bài : Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 -Tiết : 27 Ngày soạn : 25 / 3 / 2007 Bài : KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Đánh giá mức độ nắm kiến thức từ bài 17 đến bài 23 của chương điện học. 2. Kĩ năng : Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi . 3. Thái độ : Nghiêm túc, tập trung suy nghĩ làm bài, không quay cóp. II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS : Đề kiểm tra. III. Tổ chức hoạt động của học sinh : Đáp án + biểu điểm Đề kiểm tra 45 phút I. Trắc nghiệm : (4 điểm) Câu 1 : D (0,5 đ) Câu 2 : A (0,5 đ) Câu 3 : A (0,5 đ) Câu 4 : D (0,5 đ) Câu 5 : C (0,5 đ) Câu 6 : D (0,5 đ) Câu 7 : C (0,5 đ) Câu 8 : B (0,5 đ) II. Điền từ - Nối mệnh đề : (2 điểm) 1.(1 điểm) dương – âm đẩy nhau – hút nhau. 2. (1 điểm) 1 – b 2 – a 3 – c 4 – e 5 – d III. Tự luận : (4 điểm) 1.(2 điểm) Khi chải đầu bằng lược nhựa, cả tóc và lược nhựa bị nhiểm điện trái dấu do cọ xát, vì thế khi kéo lược ra nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 2.(1 điểm) Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, còn chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 3.(1 điểm) Đ1 k1 k3 k2 Đ2 + - I. Trắc nghiệm : (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : 1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng thép. C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng nhựa. 2.Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Chúng sẽ hút nhau vì nhiểm điện trái dấu. B. Chúng sẽ hút nhau vì nhiểm điện cùng dấu. C. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Chúng không hút, cũng không đẩy nhau. 3. Tác dụng của nguồn điện là gì? A. Cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện hoạt động. B. Làm cho các điện tích trong thiết bị sử dụng điện chuyển động. C. Tạo ra một mạch điện. D. Làm cho một vật nóng lên. 4. Vật nào sau đây được coi là vật dẫn điện? A. Than chì. B. Kim loại. C. Nước muối. D. Cả ba vật trên. 5. Chiều dòng điện trong mạch điện được qui ước như thế nào? A. Từ cực dương đến cực âm. B. Từ cực dương của nguồn đến cực âm của nguồn. C. Từ cực dương của nguồn qua dây dẫn, qua vật tiêu thụ điện đến cực âm của nguồn. D. Cả A, B, C đều đúng. 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là vô ích? A. Bếp điện. B. Ấm điện. C. Bàn là. D. Không có trường hợp nào. 7. Tác dụng hoá học của dòng điện có ứng dụng gì? A. Mạ điện. B. Tinh luyện kim loại. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. 8. Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện? A. Bếp điện. B. Chuông điện. C. Bóng đèn. D. Đèn LED. II. Điền từ thích hợp vào ô trống - Nối mệnh đề : (2 điểm) 1. Có hai loại điện tích : Điện tích……….......và điện tích ………Các vật mang điện tích cùng loại thì……………, mang điện tích khác loại thì…………………… . 2. Nối mỗi cụm từ ở cột bên trái với mỗi cụm từ ở cột bên phải để chỉ sự phù hợp về nội dung giữa chúng. 1. Dòng điện có tác dụng từ vì nó a. đi qua cơ thể người làm thần kinh bị tê liệt. 2. Dòng điện có tác dụng sinh lí vì nó b. có thể làm quay kim nam châm. 3. Dòng điện có tác dụng nhiệt vì nó c. đi qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên. 4. Dòng điện là dòng d. các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 5. Dòng điện trong kim loại là dòng e. các điện tích dịch chuyển có hướng. III. Tự luận : (4 điểm) 1. Giải thích tại sao vào những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? 2. Chất dẫn điện và chất cách điện khác nhau ở chỗ nào? 3. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 3 công tắc K1, K2, K3 và 2 đèn Đ1, Đ2 sao cho nếu khi chỉ đóng K1 thì đèn Đ1 sáng, chỉ đóng K2 thì đèn Đ2 sáng, chỉ đóng K3 thì cả hai đèn đều sáng. * Hướng dẫn về nhà : - Soạn bài mới : Cường độ dòng điện. - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cặp pin mới. IV. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docga7-27.doc