1. Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa về nguồn sáng và vật sáng
- Biết cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng.
2. Kĩ năng:
- Biết được điều kiện để nhìn thấy một vật
- Phân biệt được ngồn sáng với vật sáng.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 - Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng (tiết 54), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Chương I. QUANG HỌC
Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm đợc định nghĩa về nguồn sáng và vật sáng
- Biết cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng.
2. Kĩ năng:
- Biết đợc điều kiện để nhìn thấy một vật
- Phân biệt đợc ngồn sáng với vật sáng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tợng trong thực tế
- Nghiêm túc trong khi học tập.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Đèn pin, mảnh giấy trắng
2. Học sinh:
- Hộp cát tông, đèn pin, mảnh giấy trắng, bật lửa, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: 1’
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (4 phút)
Khi nào mắt nhìn thấy vật?
Cho HS trả lời câu hỏi đầu chương.
Các hoạt động trên đều liên quan đến ánh sáng.
Khi có ánh sáng
Đọc 6 câu hỏi đầu chương
Chương I.
QUANG HỌC
Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Hoạt động 2: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng (12 phút)
Bật đèn pin và chiếu về phía học sinh để học sinh thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi.
Để đèn pin ngang mặt và nêu câu hỏi như SGK
Chú ý: Phải che đèn để HS không nhìn thấy vật sáng của đèn chiếu lên tường.
Yêu cầu Hs đọc 4 trường hợp trong SGK
Tìm điểm giống và khác nhau trong 4 trường hợp
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
Nhận thấy ánh sáng
Không thấy ánh sáng
Đọc mục quan sát và thí nghiệm
Thảo luận nhóm rồi rút ra kết luận
Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
I. Nhận biết ánh sáng
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3: Nghiên cứu điều kiện nào ta nhìn thấy một vật (10 phút)
Khi nào ta nhìn thấy một vật.
Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như hình 1.2a SGK
Dựa vào đâu ta có thể khẳng định nhìn thấy vâtj khi có ánh sáng từ vật đến mắt.
Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm để trả lời C2.
Cho ví dụ.
Nêu nội dung phần kết luận.
II. Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (8 phút)
Yêu cầu HS đọc C3 SGK
Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
Thông báo: Dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng.
Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
Đọc C3.
Giống: cả hai đều có ánh sáng truyền tới mắt.
Khác: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng.
Giấy trắng là do ánh sáng từ đèn truyền tới rồi ánh sáng truyền từ giấy tới mắt à giấy trắng không tự phát ra ánh sáng.
Phát ra
Hắt lại
III. nguồn sáng và vật sáng.
Kết luận
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
Hoạt động 6: Vận dụng (5 phút)
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu C4, C5.
Suy nghĩ và trả lời C4. Bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt à mắt không nhìn thấy được.
IV. Vận dụng
C4:
3. Củng cố - Dặn dò (5 phút)
*Củng cố:-Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
-Ta nhận thấy một vật khi nào?
-Đọc mục có thể em chưa biết.
*Dặn dò:-Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT trang 3
-Xem trước bài 2 “Sự truyền ánh sáng”
IV. Rút Kinh Nghiệm:
Tổ Trưởng Kí Duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
File đính kèm:
- Tuan 1.doc