Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Luyện tập nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng

Mục tiêu bài học: - Ôn lại về nhận biết ánh sáng và sự truyền ánh sáng.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ.

 - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học.

II. Tiến trình bài dạy:

1. Bài cũ: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?Khi nào ta nhìn thấy một vật?

 - Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?

 2. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Luyện tập nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày dạy 16/9/2013 Tiết 1: LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu bài học: - Ôn lại về nhận biết ánh sáng và sự truyền ánh sáng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ. - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?Khi nào ta nhìn thấy một vật? - Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? 2. Bài mới: Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời. b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm. Bài tập 3: Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm. Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó. Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học? 1. Bài tập 1: a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng: + Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời. + Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. + Ban ngày, trời nắng không mở mắt. 2.Bài tập 2: a) Nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm. b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa. 3. Bài tập 3:Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm. 4. Bài tập 4: Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng. 3. Củng cố: Nhắc lại các kiến thức vừa ôn 4. Hướng dẫn - Dặn dò: Xem lại các bài tập đã làm Tuần 4 Tiết 2 Ngày dạy 23 /9/2013 Tiết 2: LUYỆN TẬP ỨNG DỤNG ĐL TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu bài học:- Ôn lại về ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ. - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ: - Thế nào là bóng tối? Bóng nửa tối? - Thế nào là nhật thực, nguyệt thực? 2. Bài mới: Bài 1: Hãy vẽ tia sáng? Các chùm sáng? Bài tập 2: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó? Bài tập 3: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào? Bài tập 4: Khi có hiện tượng nhật thực, có phải tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được không? Hãy giải thích? 1. Bài 1: * Tia sáng: Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. *Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Có ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song + Chùm sáng hội tụ + Chùm sáng phân kì 2. Bài tập 2: Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng. 3. Bài tập 3: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng. Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời. Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời 4. Bài tập 4: Khi có hiện tượng nhật thực, chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của Mặt trăng trên Trái đất đều và trong vùng bóng nữa tối mới có thể quan sát được. Những người không đứng trong những vùng này thì không thể quan sát được 3. Củng cố: - Nhắc lai kiến thức cơ bản 4. Hướng dẫn - Dặn dò: - Học bài và xem lại bài tập đã làm Tuần 5 Tiết 3 Ngày dạy 30 /9/2013 Tiết 3: LUYỆN TẬP ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. Mục tiêu bài học: Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và kỹ năng vẽ hình, đo độ. II. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ: Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng. 2. Bài mới: Làm bài 4.1 SBT Gọi 4.1 SBT 1 HS lên làm Nhận xét bài làm của bạn Bài 2: Trên hình vẽ SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu? 1. Bài 4.1: - Vẽ pháp tuyến IN rồi vẽ i = i’ - Góc phản xạ i = i’ = 600 2. Bài 4.3: b) Vẽ IR. Pháp tuyến IN chia đôi góc SIN thành hai góc i và i’ với i=i’ Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN 3. Bài 4.4: - Biết tia phản xạ IM. Vẽ tia tới S1I như sau: Vẽ pháp tuyến IN rồi vẽ góc tới i bằng góc phản xạ i’ nghĩa là - Tưong tự như trên vẽ S2K N I 4. Bài: S R i i’ Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. 3. Củng cố: Nhắc lại định luật phản xạ ánh sáng 4. Hướng dẫn - Dặn dò: Xem lại các bài tập vừa làm Tuần 6 Tiết 4 Ngày dạy /10/2013 Tiết 4: LUYỆN TẬP ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. Mục tiêu bài học: Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và kỹ năng vẽ hình, đo độ. II. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ: Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng. 2. Bài mới: Bài tập 1: Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ. a) b) Bài tập 2: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó Bài 4**: Một tia sáng mặt trời nghiêng một góc =300 so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng tia sáng đó để soi sáng đáy một ống trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng B của mặt gương so với phương nằm ngang là bao nhiêu? GV: Tia phản xạ có phương, chiều như thế nào? 1. Bài.1: (2.3a), (2.3b) Trong hình vẽ tia phản xạ bật ngược trở lại. Trong hình,vì góc phản xạ bằng góc tới nên tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến ở điểm tới Cách vẽ như sau: , Chọn một điểm M nằm trên tia tới, xác định điểm M’ đối xứng với M qua pháp tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ. 2.Bài 2: Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450.Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450,Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản xạ cũng bằng 450. khi đó tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới 3. Bài 4**:Phương pháp giải: Tia SI cho tia phản xạ IR. Ta có: =300 +900 = 1200 IN là đường pháp tuyến cũng là đường phân giác của góc => = 600 =>= 900 – => = 900- 600 =300 =>= + = 600 Vậy gương nghiêng với phương nằm ngang một góc 600. 3. Củng cố: 4. Hướng dẫn - Dặn dò:

File đính kèm:

  • docDay them Vat li 7 tiet 14.doc
Giáo án liên quan