Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 11 - Nguồn âm (tiếp)

HS nêu được các đặc điểm chung của nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. Biết làm thí nghiệm, quan sát, kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong làm thí nghiệm.

-Làm cho các em thêm yêu thích môn học, phát triển trí tưởng tượng ,óc quan sát và tư duy suy luận lôgíc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 11 - Nguồn âm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 . Ngày soạn: / / Tiết: 11 . Ngày đạy: / / Nguồn âm A/ Mục tiêu: - HS nêu được các đặc điểm chung của nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. Biết làm thí nghiệm, quan sát, kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động. - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong làm thí nghiệm. -Làm cho các em thêm yêu thích môn học, phát triển trí tưởng tượng ,óc quan sát và tư duy suy luận lôgíc. B/ Chuẩn bị: -GV: Các ống nghiệm có nước như H10.4 (SGK). -Mỗi nhóm: + Một sợi dây cao su mỏng. + 1 âm thoa, 1 búa cao su. + 1 tờ giấy, 1 mảnh lá chuối khô. + 1 cốc thuỷ tinh mỏng, 1 thìa kim loại (hoặc có thể thay bằng trống). C/ Lên lớp I/ Tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số. II/ KTBC: ? HS1:Em hãy kể tên một số vật có thể phát ra âm thanh. -GVĐVĐ: Những âm thanh này được tạo ra như thế nào? III/ BàI mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -Y.cầu hs tìm hiểu câu và trả lời C1. - Hs nêu các âm nghe được và nơi phát ra âm. - Gv thông báo khái niệm nguồn âm. -Y.cầu hs tìm hiểu và trả lời câu C2. -Gv hướng dẫn làm thí nghiệm. - Hs nghe và quan sát gv hướng dẫn. - Gv giải thích vị trí cân bằng của dây cao su. - Cho hs làm thí nghiệm 2 SGK ( H 10.2) ( có thể thay bằng một cái trống). - Hs tiến hành làm thí nghiệm và báo cáo kết quả. ? Cái gì phát ra âm? Làm thế nào có thể kiểm tra được một vật rung động hay ko? -Hs: Mặt trống rung động. Ta có thể đặt 1 viên sỏi, quả bóng bàn hoặc sờ tay lên mặt trống. -Gv đưa ra kn dao động. -Y.cầu hs tìm hiểu và làm TN 3(H10.3.SGK). ? Âm thoa có dao động ko? Làm thế nào để có thể kiểm tra? -Hs: Sờ tay hoặc đặt quả bóng bàn vào sát nhánh của âm thoa. ? Khi phát ra âm các vật có dao động ko? - Hs trả lời như phần KL. ? Vậy muốn cho một vật phát ra âm ta cần làm như thế nào? -HS: Làm cho vật dao động. - Cho hs trao đổi trả lời câu C7. - HS trao đổi và trả lời câu C7. ? Làm thế nào để kiểm tra cột khí trong lọ dao động? -Hs: Xé giấy vụn bỏ vào trong lọ hoặc dán vào miệng lọ vài tua giấy nhỏ. - Cho hs tiến hành thí nghiệm như h10.4 (SGK) và trả lời câu hỏi (SGK). - HS tiến hành làm thí nghiệm , trao đổi và phát biểu trả lời câu C9. - Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. -Học sinh nhận xét, bổ sung. - Gv chốt kiến thức. I/ Nhận biết nguồn âm. (7’). * Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2 Nguồn âm: trống, đàn, sáo… đang chơi. II/ Các nguồn âm có đặc điểm gì? (18’). * TN1: (H.10.1) (SGK). C3: Dây cao su rung động phát ra âm thanh. * TN2: (H.10.2) (SGK). C4: Mặt trống phát ra âm. Ta thấy: mặt trống rung động. * KN: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động. * TN3: (H.3) (SGK). C5: Âm thoa dao động phát ra âm. * Kết luận: …dao động. III Vận dụng.(12’). C6. Ta làm cho lá chuối, tờ giấy,… dao động phát ra âm. C7: -Sáo: Cột khí trong ống sáo dao động - Đàn bầu: Dây đàn dao động. C8: C9:*Khi gõ vào ống nghiệm: a. ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm. b. ống ít nước nhất âm bổng nhất, ống nhiều nước nhất âm trầm nhất. * Khi thổi vào ống nghiệm: c. Cột không khí trong ống dao động. d. ống ít nước nhất âm trầm nhất, ống nhiều nước nhất âm bổng nhất. IV/ Củng cố:(2’). ? Các vật phát ra âm gọi chung là gì? ? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? -Gv chốt kiến thức toàn bài. - Hs trả lời nhanh câu hỏi của gv. V/ Hướng dẫn: (3’). - Học và làm bài tập đầy đủ. -Chuẩn bị bài 11: Độ cao của âm. Chuẩn bị: 1 miếng phin nhựa, 1 lá thép mỏng. -BTVN: 10.1; 10.2; 10.3 (SBT.T10). Tuần: 12. Ngày soạn: / / Tiết: 12 . Ngày đạy: / / độ cao của âm A/ Mục tiêu: -Hs nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm. - Làm được thí nghiệm để thấy được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập,. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. B/ Chuẩn bị: -Mỗi nhóm: + 1 đàn ghita, 1 đồng hồ. + 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20 cm, 1 con lắc đơn dài 40 cm. + Một đĩa nhựa có khoét 3 vòng lỗ, 1 mô tơ 3V-6V (1 chiều). + Một miếng phim nhựa, 1 lá thép mỏng. C/ Lên lớp. I/ Tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số. II/ KTBC: ? HS1: Các nguồn âm có đặc điểm gì chung? Muốn làm cho vật phát ra âm ta phải làm gì? Muốm cho vật đang phát ra âm thôi ko phát ra âm nữa ta làm ntn? ? HS2: Làm BT 10.1; 10.2; 10.3. - Các hs khác nghe và nhận xét câu trả lời của bạn. III/ Bài mớí: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng - Gv giới thiệu mục đích làm thí nghiệm. - Chú ý khái niệm : 1 dao động. - Gv cùng hs tiến hành làm thí nghiệm H11.1 (SGK). -Gv treo bảng phụ để tổng kết kết quả đo. ? Tính số dao động trong 1 giây? -Gv đưa ra kn tần số, đơn vị và ký hiệu. ?Con lắc a, b dao động với tần số bao nhiêu? - Hs dựa vào bảng tổng kết ở trên để trả lời. ? Em có nhận xét gì về mqh giữa dao động và tần số dao động? -Hoàn thành phần nhận xét trong SGK. -GV; âm cao, thấp phụ thuộc vào điều gì? -Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm H 11.2 (SGK). -Gv:Hãy tiến hành thí nghiệm và trả lời câu C3. - Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm và trao đổi hoàn thành câu C3. - Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm 3 theo nhóm. - Hs làm thí nghiệm 3 và trao đổi hoàn thành câu C4. - Hs nhận xét, bổ sung. ? Qua 3 thí nghiệm em có nhận xét gì về mqh giữa dao động, tần số và âm phát ra? - Hs phát biểu và hoàn thành kết luận (SGK). I/ Dao động nhanh, chậm. Tần số.(10’). *Thí nghiệm 1: (H11.1). C1 Con lắc Con lắc nào d.động nhanh? Con lắc nào d.động chậm? Số d.động trong 10 giây Số d.động trong 1 giây. a Dao động chậm b Dao động nhanh * Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. -Đơn vị tần số: Héc. - Kí hiệu: Hz. C2. -Con lắc b có tần số dao động lớn hơn con lắc a. * Nhận xét: … nhanh … lớn. II/ Âm cao (âm bổng), âm trầm (âm thấp). (15’). * Thí nghiệm 2: (H11.2). C3. … chậm …thấp. * Thí nghiệm3: (H11.3). C4. … chậm ….. thấp. …. nhanh ….. cao. * Kết luận: …nhanh … lớn…. cao. IV/ Củng cố:(3’). ? Tần số dao động là gì? Đơn vị ? Kí hiệu của đơn vị? ? Nêu mqh giữa dao động, tần số và âm ? - Hs trả lời nhanh câu hỏi của giáo viên. - Gv khắc sâu cho hs mqh giữa dao động ,tần số và âm. -Y.cầu hs tìm hiểu câu C5. - Cho hs trao đổi theo bàn và trả lời câu C5. - Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. -Học sinh nhận xét, bổ sung. - Gv chốt bài. -Y.cầu hs tìm hiểu câu C6. -Hs đọc, tìm hiểu câu C6 và trả lời. -Gv có thể minh hoạ bằng đàn thật cho hs nghe, quan sát và trả lời. -Cho hs tiến hành làm thí nghiệm như H11.4. -Hs làm thí nghiệm trao đổi và trả lời câu C7. -Gv có thể hướng dẫn hs giải thích hiện tượng đó: ? Hàng lỗ nào có nhiều lỗ? ? Số lỗ có liên quan gì đến tần số dao động? * Cho hs tìm hiểu phần “ Có thể em chưa biết”. III/ Vận dụng. C5 Vật1 Vật2 50Hz < 70Hz +/ Vật 1 dao động chậm hơn vật 2. +/ Vật 1 phát ra âm thấp hơn vật 2. C6 +/ Dây đàn căngdao động nhanh tần số lớn âm phát ra cao. +/ Dây trùng dao động chậm tần số nhỏ âm phát ra thấp. C7 + Chạm miếng phim vào phần vành đĩa: Số lỗ gần vành nhiều hơn dao động nhanh hơnâm phát ra cao hơn. + Chạm miếng phim vào phần gần tâm đĩa:số lỗ gần tâm ít hơn dao động chậm hơnâm phát ra thấp hơn. V/ Hướng dẫn: (2’). - Học và làm bài tập đầy đủ. -Nắm chắc mqh giữa Dao động- Tần số - Âm. -BTVN: 11.1; 11.2; 11.3. (SBT). -Chuẩn bị bài 12: Độ to của âm.

File đính kèm:

  • docLy 7 Tuan 11+12X.doc