MỤC TIÊU :
_ Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm
_ Sử dụng được thuật ngữ cao âm (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.
_ Biết làm các TN để hiểu được khái niệm tần số.
_ Thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao âm
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 12 - Độ cao của âm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 12
Ngày soạn: 18/11/2007
ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU :
_ Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm
_ Sử dụng được thuật ngữ cao âm (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.
_ Biết làm các TN để hiểu được khái niệm tần số.
_ Thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao âm
II. CHUẨN BỊ :
_ 1 dây cao su buộc căng lên giá đỡ, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn có chiều dài 20cm và 40cm, 1 đĩa phát âm, 1 miếng phim nhựa, 1 lá thép.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
5’
2. Kiểm tra :
_ Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau? Bài tập 10.3
_ Bài tập 10.4 _ 10.5
5’
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Tình huống học tập
Tại sao với 1 dây đàn nhưng cây đàn bầu có lúc tạo được các âm thanh thoát, có lúc lại tạo ra các âm trầm lắng.
10’
I. Dao động nhanh chậm _ Tần số :
_ Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
_ Đơn vị tần số là Hez (Hz)
_ Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
* Hoạt động 2 : Quan sát dao động nhanh chậm.
Nghiên cứu khái niệm tần số
_ Giáo viên nghiên cứu bố trí TN h11.1
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định 1 dao độngđếm số dao động trong 10ssố dao động trong 1s : Tần số
_ Yêu cầu học sinh kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng rồi đếm số dao động của 2 con lắc trong 10s với cùng góc lệch như nhau yêu cầu học sinh đọc dòng thông báo SGK tần số
_ Tần số dao động của con lắc a, b là bao nhiêu? Gọi 12 học sinh đọc phần nhận xét Giáo viên chốt lại cho đúng.
_ Học sinh lắng nghe phần hướng dẫn của giáo viên
_ Học sinh đếm số dao động của 2 con lắc trong 10s kết quả vào bảng SGK hàng 31
_ Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
15’
III. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) :
_ Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.
_ Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
* Hoạt động 3 :
_ Giáo viên cho học sinh làm TN2
_ Yêu cầu học sinh làm TN h11.3
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi vận tốc đĩa nhựa.
_ Yêu cầu mỗi học sinh làm 3 lần cá nhân học sinh làm thành C4
_ Hướng dẫn học sinh giữ chặt 1 đầu lá thép trên mặt bàn làm TN quan sát hiện tượng.
_ Từ kết quả TN 1, 2, 3 hoàn thành phần kết luận.
_ Gọi 3 học sinh đọc phần kết luận.
_ TN2: học sinh làm TN theo nhóm, các học sinh khác chú ý lắng nghe phân biệt khi đĩa quay nhanh, quay chậm C4
_ TN3: cho học sinh làm TN2 /SGK, mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ làm TN theo hướng dẫn của giáo viên.
_ Mỗi nhóm làm TN 1 lần quan sát nhận xét rút ra kết luận.
* Hoạt động 4 : Vận dụng
_ Yêu cầu học sinh trả lời C5, C6
_ C7 hướng dẫn về nhà.
_ C5 hoạt động cá nhân
_ C6 hoạt động theo nhóm
3’
4. Củng cố :
_ Âm cao hay thấp phụ thuộc yếu tố nào?
_ Tần số là gì? So sánh âm phát ra của các dây đàn?
_ Bài tập 11.1
2’
5. Hướng dẫn về nhà :
_ Học bài theo SGK
_ Làm bài tập 11.211.4
File đính kèm:
- do cao cua am(1).doc