Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8 - Gương cầu lõm (tiết 3)

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

- Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

2. kĩ năng :

- Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

3. thái độ :

- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8 - Gương cầu lõm (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày19/10/04 Tiết8 Bài 8 GƯƠNG CẦU LÕM I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. - Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. 2. kĩ năng : - Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 3. thái độ : - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN. - Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong họat động chung của nhóm. II. CHUẨNN BỊ 1. Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: - Một gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng. - Một gương phẳng có chiều rộng bằng đường kính gương cầu lõm. - một cây nến nhỏ, diêm để đốt. - Một màn chắn sáng có giá đỡ di chuyển được . 2. Dụng cụ cho GV: -Một tranh vẽ H8.5 phóng to -Một đèn pin có pha đèn lớn. - Các câu hỏi ôn tập chương I. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TL THẦY TRÒ GHI BẢNG 5 17 3 17 HĐ 1:KTBC kết hợp giới thiệu bài mới - Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi? - So sánh vùng quan sát được trong gương cầu lồi và trong gương phẳng? -Ứng dụng gương cầu lồi trong thực tế? - Gọi 1 HS lên bảng chữa phần bài tập tr.8 trong SBT. - GV yêu cầu HS quan sát một gương cầu lồi và một gương cầu lõm sau đó nêu nhận xét sự giống và khác nhau của 2 gương. -GV nêu vấn đề để nghiên cứu : ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có giống với ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không? GV giới thiệu bài mới. HĐ2 : Quan sát ảnh tạo bởi gương cầu lõm - GV hướng dẫn HS làm TN như H8.1 tr.22 để kiểm tra dự đoán về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm và trả lời câu C1( chú ý vật phải đặt gần sát mặt phản xạ của gương cầu lõm). - GV hướng dẫn HS bố trí TN để quan sát và so sánh ảnh của cùng viên phấn tạo bởi gương cầu lõm và gương phẳng để trả lời câu C2. - GV có thể nêu thêm nếu vật đặt xa gương sẽ tạo ra ảnh thật có thể hứng được trên màn chắn (lên lớp trên sẽ học). HĐ 3: Rút ra kết luận về tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm: - GV yêu cầu một số HS phát biểu phần kết luận , sửa chữa và bổ sung cho đúng trong SGK tr.22. HĐ 4: Nghiên cứu sự phản xạ của một số chùm tia tới trên gương cầu lõm - GV hướng dẫn HS làm TN như H8.2 tr.23 . Quan sát chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? - GV hướng dẫn HS trả lời câu C4, sau khi viết phần kết luận vào vở . - GV hướng dẫn HS bố trí TN như H8.4 tr.23 (TN này khó làm nếu HS không làm được thì GV thực hiện). - GV treo tranh H 8.5 cho HS quan sát đồng thời cho HS quan sát cấu tạo của pha đèn pin, bật đèn sáng, xoay nhẹ pha đèn để thay đổi vị trí của bóng đèn cho đến khi thu được một chùm tia phản xạ song song. -Cho HS trả lời câu C6 và C7 trong khi kết hợp làm TN. -GV cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ. -GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết. - Một HS trả lời 3 câu hỏi. - Một HS chữa 4 bài tập tr.8/SBT. - HS quan sát so sánh và trả lời. - HS tiếp thu vấn đề GV đặt ra và ghi tên bài vào vở - HS quan sát ảnh một vật đặt gần sát mặt gương phản xạ của một gương cầu lõm và dự đoán tính chất của ảnh này, sau đó làm TN kiểm tra theo nhóm và trả lời câu C1, C2 và ghi vào VBT. - HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần kết luận ở SGK và ghi vào vở. -HS làm việc theo nhóm , thảo luận nhóm và rút ra kết luận ghi vào SBT và vở. -HS trả lời câu C4. -HS thực hiện C5 làm TN theo H8.4 SGK tr.23 và rút ra nhận xét. -HS nêu kết luận và tự ghi vào vở và SBT -HS vận dụng kết luận trên để trả lời câu C4. -HS trả lời câu C6 và C7 trong khi làm TN. -HS đọc phần ghi nhớ trong SGK tr.24 và ghi vào vở. -HS đọc từ SGK tr.24 Bài 8 GƯƠNG CẦU LÕM I. ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM 1. Thí nghiệm (H8.1 SGK tr.22) Quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm. 2.Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn . Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. II. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM: 1. Chùm tia tới song song a)Thí nghiệm (H8.2 SGK tr.23) b) Kết luận Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. 2. Chùm tia tới phân kì: a) Thí nghiệm (H8.4 tr.23) b)Kết luận Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp có thể cho một chùm tia phản xạ song song. -GHI NHỚ : (SGK tr.24) IV . DẶN DÒ (3phút) Học bài: Học trong vở bài tập và ghi nhớ SGK + Ôn tập chương I chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết. Làm bài tập SBT/9 Soạn tổng kết chương I: Trả lời 3 dạng câu hỏi vào vở bài tập. Trả lời các câu hỏi ôn tập : Do GV soạn (tham khảo sách GV), GV phát cho mỗi HS một bộ câu hỏi. Tiết 10: Kiểm tra viết 1 tiết.

File đính kèm:

  • docL7-t8.doc