Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 : Độ to của âm (tiếp)

Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.

Rèn luyện tính trung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, không làm ồn môi trường xung quanh

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 : Độ to của âm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 28/11/06 Tiết 13 Ngày dạy: 1/12/06 Bài 12 : độ to của âm I.mục tiêu: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra. Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm. Rèn luyện tính trung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, không làm ồn môi trường xung quanh. II. chuẩn bị : 1. Giáo viên : * Cho mỗi nhóm HS: - 1 thước đàn hồi được cố định trên hộp gỗ. - 1 cái trống và 1 dùi gỗ. * Cho cả lớp: - 2 giá đỡ thí nghiệm. - 1 trống, 1 dùi, 1 quả cầu bấc. - Bảng độ to của 1 số âm (phóng to). 2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà . III.Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề. - Quan sát TN và các dụng cụ trực quan. - Thực nghiệm, đàm thoại.... IV. Tiến trình : 1/. ổn định lớp: 2/. Kiểm tra bài cũ (5p'): HS1: Tần số là gì ? Đơn vị của tần số ?. Đọc và làm bài tập 11.1/12 SBT. HS2: Em hãy cho biết khi nào thì âm phát ra cao, khi nào thì âm phát ra thấp ? 3/. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội Dung * Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (3p'): GV: Như chúng ta đã biết: khi vật dao động nhanh hoặc tần số dao động lớnthì âm phát ra cao hoặc ngược lại. Vậy thì khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phân biệt điều này. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động, dao động mạnh hay yếu và độ to của âm phát ra (20p'): 1. GV: Yêu cầu HS tự đọc trang 34,35 mục I của SGK để nắm được toàn bộ 2 thí nghiệm: các dụng cụ, cách làm từng thí nghiệm và các câu hỏi tương ứng với từng thí nghiệm. - HS: Tự đọc mục I. 2. GV phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm: thực hiện từng thí nghiệm, thảo luận và trả lời các câu C1,2,3 vào vở. - HS: Tiến hành thí nghiệm 1,2 theo nhóm. Sau câu C1, GV thông báo về biên độ dao động. 3. Hướng dẫn toàn lớp thảo luận về kết quả làm việc của mỗi nhóm đối với từng thí nghiệm: - Gọi 1 đại diện của 1 nhóm lên trình bày cách làm thí nghiệm và câu trả lời tương ứng với thí nghiệm đó. - GV thống nhất câu trả lời đối với từng thí nghiệm. - HS: Đại diện nhóm làm theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung việc trình bày của bạn. 4. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành kết luận. * Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của 1 số âm (5p'): - GV: Treo bảng 2 ghi thang đo độ to của một số âm và cho HS đọc thông báo mục II trong SGK /35. - HS: Thực hiện. - GV: Thông báo độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 đến 70 dB. ?: Ngưỡng đau của tai là bao nhiêu dB ?. * Hoạt động 4: Vận dụng (8p'). - GV: Yêu cầu HS trả lời C4, 5,6,7. - HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - GV: Tổ chức cho HS trả lời và nhận xét. GV chốt lại. I.âm to, âm nhỏ - biên độ dao động: * Thí nghiệm 1: H 12.1 SGK/34 C1: Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu Âm phát ra to hay nhỏ a) Nâng đầu thước lệch nhiều Mạnh To b) Nâng đầu thước lệch ít Yếu Nhỏ Như vậy: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. C2:Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (hoặc ít), biên độ dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm phát ra càng to (hoặc nhỏ). * Thí nghiệm 2: H 12.2 SGK/35 C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (hoặc ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (hoặc nhỏ), tiếng trống càng to (hoặc nhỏ). * Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. II. độ to của một số âm: Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu là dB. Bảng 2: SGK/35 iII. vận dụng: C4: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to. C5: C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ. C7: Khoảng từ 50 đến 70 dB. * GHi nhớ : SGK/36 4/. Củng cố: (3p'): GV cho HS tự đọc ghi nhớ và lời câu hỏi: - Biên độ dao động là gì ? - Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ ? 5/.Dặn dò(1p') - Học bài trong vở ghi và ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 12.1 đến 12.5 SBT/13. - Chuẩn bị bài 13: môi trường truyền âm. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 13 - bai 12.doc