ã Hs hiểu và nắm được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh được âm to, âm nhỏ
ã Thông qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động và độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
ã Học sinh có thái độ nghiêm túc trong tiến hành thí nghiệm. Rèn tính cẩn thận , khả năng quan sát thí nghiệm cho học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 - Độ to của âm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 13
Ngày soạn 07/11/2012
Bài 12
độ to của âm
A/ Mục tiêu:
Hs hiểu và nắm được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh được âm to, âm nhỏ
Thông qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động và độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Học sinh có thái độ nghiêm túc trong tiến hành thí nghiệm. Rèn tính cẩn thận , khả năng quan sát thí nghiệm cho học sinh.
Gv thực hiện theo chương trình giảm tải: Bỏ C5 và C7.
B/ Phương pháp:
Nêu vấn đề, quan sát, thực nghiệm, …
C/ Chuẩn bị:
GV:Giáo án, SGK, SBT, 1 thanh thép mỏng, 1 trống, 1 dùi, 1 quả cầu bấc...
Mỗi nhóm học sinh: 1 thanh thép mỏng, 1 trống, 1 dùi, 1 quả cầu bấc.
D/ Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
7B
7D
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Ký hiệu đơn vị tần số? Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
HS2: Làm BT 11.1, 11.2 (SBT).
*ĐVĐ:
-Phương án 1: như sgk
-Phương án 2: Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ. Song khi người ta hét to thấy bị đau cổ. Vậy tại sao nói được to hoặc nhỏ ? Tại sao nói quá to lại thấy đau ở cổ họng ?
Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
*Gv cho hs đọc thí nghiệm 1 (SGK).
-HS đọc TN ở SGK.
*Gv hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm như H12.1 (SGK).
-HS tiến hành TN theo nhóm
*Thông qua TN, gv y/c Hs hoàn thành bảng1 (sgk-tr34).
-HS báo cáo KQ và điền vào bảng 1 như ở SGK
*Gv hướng dẫn hs thảo luận kết quả bảng 1, ghi vở .
-HS phát biểu thảo luận KQ bảng 1
*Gv có thể y/c hs nêu các phương án TN khác để minh hoạ kết quả TN trên.
-HS có thể nêu các phương án khác: Cầm căng dây trun rồi kéo lệch khỏi VTCB nhiều hay ít, nghe âm phát ra
*GV đưa ra kn biên độ dao động.
-HS ghi vở
*Gv yêu cầu hs trả lời câu C2
-HS hđ cá nhân làm câu C2
*Gv y/c hs tìm hiểu TN 2 ( SGK).
-HS làm TN 2, quan sát và lắng nghe âm phát ra.
*Gv hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm 2 và hoàn thành câu C3
-HS làm câu C3
*Gõ nhẹ ( gõ mạnh) thì tiếng to hay nhỏ và độ lệch của quả cầu bấc ntn?
-HS phát biểu
*Qua 2 TN đã làm hãy hoàn thành KL (SGK).
*Gv cho hs tự tìm hiểu thông tin trong SGK phần II .
.Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì ? Kí hiệu?
-HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi của GV
*Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. Gv giới thiệu độ to của một số âm trong bảng2-sgk
-HS quan sát bảng 2 SGK
*tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn ? Độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau tai ?
-HS dựa vào bảng 2 để trả lời câu hỏi của GV.
*Gv cho hs làm các câu C4, C6 phần vận dụng ở sgk.
-HS hđ nhóm trả lời câu C4 .
*Gv hd hs làm câu C6
.Tại sao người ta nói “mở đài to đến nỗi thủng cả màng loa”. Câu nói đó có ý đúng không? Giải thích?
-HS phát biểu.
I- Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động.
*TN1: H12.1-sgk.
C1
-Đầu thước lệch nhiềuâm phát ra to.
- Đầu thước lệch ít âm phát ra nhỏ.
* KN: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động.
C2: …nhiều…lớn…to.
* TN2:(H12.2, SGK).
-Gõ nhẹ tiếng nhỏ quả cầu lệch ít.
-Gõ mạnh tiềng to quả cầu lệch nhiều.
C3:…nhiều (ít),…lớn (nhỏ)…to (nhỏ).
* Kết luận: …to…biên độ…
II- Độ to của âm
*Độ to của âm được đo bằng đơn vị là: đềxiben.
Kí hiệu: dB.
*Bảng2: Độ to của một số âm
(Sgk)
III/ Vận dụng.
C4. Gảy mạnh dây đàn tiếng đàn to
vì biên độ dao động lớn.
C6 :
-Khi loa phát âm to biên độ dao động của màng loa lớn.
- Khi loa phát ra âm nhỏ biên độ dao động của màng loa nhỏ.
Củng cố:
Gv cho hs nhắc lại những kết luận của bài.
Gv cho hs đọc mục “Có thể em chưa biết”-Sgk.
Hướng dẫn về nhà:
Học phần ghi nhớ.
Học và làm bài tập đầy đủ. BTVN: 11.1; 11.2; 11.3. (SBT).
Nắm chắc mqh giữa Dao động- Tần số - Âm phát ra.
Xem trước Bài13: Môi trường truyền âm.
Lạc Đạo, ngày 09 tháng 11 năm 2012
Người kiểm tra kí duyệt
Tuần 14
Tiết 14
Ngày soạn 14/11/2012
Bài 13
Môi trường truyền âm
A/ Mục tiêu:
Hs kể tên được một số môi trường truyền được âm và không truyền được âm.
Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí, chân không.
Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong môi trường chân không.
Tìm ra được phương án thí nghiệm để chứng minh càng xa nguồn âm thì biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ âm càng nhỏ.
B/ Phương pháp:
Nêu vấn đề, quan sát, thực nghiệm, …
C/ Chuẩn bị:
GV:Giáo án, SGK, SBT và bộ dụng cụ thí nghiệm gồm:
+ 2 trống, 2 quả cầu bấc, 2giá.
+ Một nguồn âm dùng vi mạch + pin.
+ Một bình nước (có thể cho nguồn âm vào bình).
D/ Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
7B
7D
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Cho biết độ to của âm và biên độ dao động của nguồn âm có mqh gì? Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu? Làm BT 12.2 (SBT).
HS2:Làm BT 12.2 + 12.3 (SBT).
Hs khác nêu nhận xét bài làm của bạn.
*Tổ chức tình huống: Như sgk và đặt tiếp câu hỏi: âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào, qua những môi trường nào?
Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
*Gv hướng dẫn làm thí nghiệm.
- Hs làm thí nghiệm theo nhóm theo hướng dẫn của gv và trao đổi trả lời câu C1 và C2.
*Gv có thể hướng dẫn:
. Vì sao quả cầu 2 dao động? Điều đó chứng tỏ điều gì?
-HS phát biểu.
*GV yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
*Gv chốt lại câu trả lời đúng.
* Chất rắn có truyền âm ko?
- Hs dự đoán: Chất rắn truyền âm.
- Hs tìm hiểu thí nghiệm H13.2 (SGK).
*Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm. Chú ý gõ sao cho bạn B ko nghe thấy.
- Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn của gv và trao đổi trả lời câu C3.
*Chất rắn có truyền được âm ko? Chất rắn, chất khí chất nào truyền âm tốt hơn?
-Hs: Chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí
*Dự đoán chất lỏng có truyền âm ko? Lấy VD?
- Hs: C.lỏng truyền âm, lặn dưới nước vẫn nghe thấy tiếng người nói.
*Gv làm thí nghiệm H13.3 (SGK) cho hs quan sát lắng nghe và trả lời câu C4 .
-Hs quan sát TN và trả lời câu hỏi của Gv.
*Chất lỏng có truyền âm ko?
-Hs: chất lỏng truyền âm.
*Gv giới thiệu MT chân ko.
.Hãy nêu dự đoán về sự truyền âm trong MT chân không?
- Hs dự đoán: Không truyền âm..
*Gv cho Hs đọc nội dung TN4- H13.4 (SGK).
- Hs quan sát, lắng nghe và trả lời câu C5 .
* Qua 4 TN trên rút ra KL gì? Hoàn thành KL trong SGK?
- Hs hoàn thành KL trong SGK.
*Cho hs tìm hiểu thông tin về mục5 trong SGK.
- Hs tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu C6 .
*So sánh vận tốc truyền âm trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí ?
.Tại sao ta nghe thấy tiếng loa ở gần trước tiếng loa ở xa?
-Hs: Do quãng đường truyền âm xa gần khác nhau.
*Cho hs trao đổi theo nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 câu từ: C7C10 .
- Hs trao đổi rồi đại diện trình bày câu trả lời.
*GV yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
*Gv chốt lại câu trả lời đúng.
I/ Môi trường truyền âm .
*Thí nghiệm:
1. Sự truyền âm trong chất khí.
* TN1: H13.1 (SGK).
C1.
Quả cầu 2 dao động âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 sang mặt trống 2.
C2.
Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn quả cầu 1 càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.
2. Sự truyền âm trong chất rắn.
* TN2: H 13.2(SGK).
C3. Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn (gỗ).
3. Sự truyền âm trong chất lỏng.
*TN3: H13.3 (SGK).
C4. Âm truyền đến tai qua môi trường: Khí, rắn, lỏng.
4. Âm có truyền được trong chân không hay không?
*TN4: (sgk)
C5. Môi trường chân không không truyền âm.
*Kết luận:
- …rắn, lỏng, khí…chân không.
-…gần…to.
5. Vận tốc truyền âm.
C6. vk.khí < vnước < vthép.
vk.khí < vnước < vrắn.
II/ Vận dụng.
C7. Âm truền đến tai ta qua MT không khí.
C8. Người đánh cá gõ thuyền để cá sợ chạy vào lưới.
C9. Ta áp tai xuống đất nghe bởi vì chất rắn truyền âm tốt hơn.
C10. Các nhà du hành ko thể nói chuyện bình thường vì ở đó là MT chân không.
Củng cố:
Môi trường nào có thể truyền âm, môi trường nào ko thể truyền âm?
Môi trường nào truyền âm tốt nhất ?
Hướng dẫn về nhà:
Cần nắm chắc phần ghi nhớ và trả lời được MT nào truyền âm, không truyền âm.
Có thể làm lại thí nghiệm hoặc làm các thí nghiệm khác có kết quả tương tự.
BTVN: BT13.1+ 13.2+13.3(SBT).
Đọc phần “Có thể em chưa biết” và đọc trước bài mới-Sgk.
Lạc Đạo, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Người kiểm tra kí duyệt
File đính kèm:
- Vat li 7 Tuan 13,14.doc