1) Kiến thức :
+ Củng cố kiến thức từ bài 19 đến bài 23 một cách tổng quát và lôgíc.
+ Hệ thống hóa kiến thức.
2) Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích các hiện tượng trong thực tế và đời sống.
Thái độ : Yêu thích môn học; cẩn thận, tỉ mỉ trong khi giải bài tập vật lý
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 4 - Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn 21/02/2011
Tiết 26 Ngày dạy
Bài 4. ÔN TẬP
I/ Mục Tiêu :
Kiến thức :
+ Củng cố kiến thức từ bài 19 đến bài 23 một cách tổng quát và lôgíc.
+ Hệ thống hóa kiến thức.
Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích các hiện tượng trong thực tế và đời sống.
Thái độ : Yêu thích môn học; cẩn thận, tỉ mỉ trong khi giải bài tập vật lý.
II/ Chuẩn Bị :
1) Đối với HS: Ôn lại toàn bộ lý thuyết từ bài 19 đến bài 23 trước ở nhà.
2) Đối với GV: Vẽ sẵn lên bảng phụ hệ thống hóa kiến thức từ bài 19 đến bài 23.
III/ Các Hoạt Động Dạy Học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra.
Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Ôn tập về phần lý thuyết. (20 phút)
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi do GV đưa ra để củng cố lại những kiến thức đã học từ bài 19 đến bài 23.
Câu 1:
+ Có thể làm một vật bị nhiễm điện bằng cách nào?
+ Nêu một cách phát hiện một vật đã bị nhiễm điện.
Câu 2:
+ Nêu tên một dụng cụ điện chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí.
+ Hạt nào trong kim loại dịch chuỷên có hướng để tạo thành dòng điện?
Câu 3:
+ Mô tả một hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
+ Kể tên hai dụng điện thường dùng mà hoạt động của chúng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 4:
+ Dòng điện có chiều được quy ước như thế nào?
+ Vẽ sơ đồ mạch điện kín để thắp sáng bóng đèn.
Câu 5:
+ Nêu hai biểu hiện để nhận biết có dòng điện chạy qua.
+ Hiện tượng điện giật là do tác dụng gì của dòng điện?
Câu 6:
+ Có các loại điện tích nào?
+ Những điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nòa thì đẩy nhau?
Câu 7:
+ Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi đèn đang sáng .
+ Vẽ thêm mũi tên cho sơ đồ này để chỉ chiều quy ước của dòng điện.
Câu 8:
+ Dòng điện là gì?
+ Thiết bị nào cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín?
Câu 9:
+ Vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì?
+ Electron tự do trong kim loại chuyển động có hướng cùng chiều hay ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
Câu 10:
+ Kể tên hai thiết bị hay dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
+ Dòng điện chạy qua chất khí ở trong dụng cụ nào và làm phát sáng dụng cụ đó?
I. LÝ THUYẾT:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.
Câu 1:
+ Có thể làm một vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát.
+ Có thể phát hiện một vật đã bị nhiễm điện bằng cách đưa vật đó lại gần các giấy vụn, nêu vật đó hút các giấy vụ thì vật đó đã bị nhiễm điện.
Câu 2:
+ Đó là bóng đèn của bút thử điện. Bóng đèn này sáng,
chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí.
+ Electron tự do trong kim loại dịch chuỷên có hướng để tạo thành dòng điện.
Câu 3:
+ Khi cho dòng điện chạy qua dung dich đồng sunphát thì sau một thời gian thỏi than nối với cực âm của nguồn điện đang được nhúng trong dung dịch này được phủ một lớp đồng.
+ Đó có thể là hai trong các dụng cụ sau: bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, máy sấy tóc, bình nóng lạnh, mỏ hàn điện……
Câu 4:
+ Dòng điện có chiều được quy ước đi từ cực dương tới cực âm của nguồn điện qua các vật dẫn nối liền hai cực.
Câu 5:
+ Đê nhận biết có dòng điện chạy qua không có thể căn cư vào các biểu hiện sau: bóng đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng, bàn là nóng, chuông điện kêu…
+ Hiện tượng điện giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện
Câu 6:
+ Có các loại điện tích dương và điện tích âm.
+ Cac điện tích khác loại thì hút nhau, các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
Câu 7:
HS: Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện và mũi tên chỉ chiều quy ước của dòng điện.
Câu 8:
+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Nguồn điện cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín.
Câu 9:
+ Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua.
+ Electron tự do trong kim loại chuyển động có hướng ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
Câu 10:
+ Đó có thể là hai trong các dụng cụ sau: bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, máy sấy tóc, bình nóng lạnh, mỏ hàn điện……
+ Đó là bóng đèn của bút thử điện. Bóng đèn này sáng,
chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí.
Hoạt động 2: Bài tâp vận dụng (20 phút)
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm việc phần vận dụng vào vở.
GV: Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
Bài 1: Dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện gồm (có cả chiều dòng điện) 3 pin, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn.
Bài 2: Một nguồn điện không rõ hai cực : Một cực kí hiệu là M , 1 cực kí hiệu là N. dùng đèn LED em hãy xác định xem đâu là cực dương, đâu là cực âm.
Bài 3: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần quả cầu kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thânh thủy tinh. Có thể khẳng định trên đã nhiễm điện dương được không? Giải thích.
HS: Hoạt động cá nhân lần lượt làm các bài tập mà GV đưa ra:
HS: Hoạt động cá nhân lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu của bài 1.
Bài 1. HS lên bảng vẽ
Bài 2:
+ Ta lấy bản kim loại nhỏ của đèn LED mắc vào cực M của nguồn, bnả kim loại lớn mắc vào cực N của nguồn. Nếu đèn LED sáng thì M là cực dương, N là cực âm. Nếu đèn không sáng thì M là cực âm và N là cực dương.
Bài 3:
Cá nhân HS trả lời
4. Củng cố. (4phút)
GV: Hệ thống hóa lại kiến thức toàn bài ôn tập
5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
Về nhà học và ôn tập lại để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Duyệt của tổ chuyên môn.
Nguyễn Hoàng Khải.
IV. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- li 7 tuan 27.doc