Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

  Bằng các kiến thức đã học HS có thể : Nhận biết được vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối . Giải thích được vùng bóng tối và vùng bống nửa tối.

  Giải thích được vì sao lại có hiện tượng nhật thực , nguyệt thực.

 Trung thực , cẩn thận trong khi làm TN , phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 18/09/05 Tiết 3 Ngày dạy: 20/09/05 Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng I. mục tiêu: Bằng các kiến thức đã học HS có thể : Nhận biết được vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối . Giải thích được vùng bóng tối và vùng bống nửa tối. Giải thích được vì sao lại có hiện tượng nhật thực , nguyệt thực. Trung thực , cẩn thận trong khi làm TN , phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm. II. chuẩn bị : 1. Giáo viên : * Cho mỗi nhóm HS: 1 đèn pin, pin ; 1 màn chắn sáng ; 1 cây nến ;1 vật cản bằng bìa. * Cho cả lớp: H3.3 và H 3.4. 2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà . III.Phương pháp : - Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan. - Nêu và giải quyết vấn đề . - Thực hành. IV. Tiến trình : 1> ổn định lớp: 2> Kiểm tra bài cũ (5p') HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? Quy ước cánh biểu diễn đường truyền của ánh sáng ? HS2: Có mấy loại chùm sáng , tính chất ? Khi bật bóng tròn , ánh sáng ở bóng tròn là chùm sáng gì ? 3> Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3p'). GV: Nêu lên hiện tượng như phần mở đầu bài học SGK. HS: Dự đoán vì sao có sự biến đổi đó ? GV: Để kiểm tra dự đoán , chúng ta sẽ đi vào bài 3. * Hoạt động 2 : Làm TN quan sát , nhận biết bóng nửa tối , giải thích (8p'). GV: Yêu cầu HS 4 nhóm làm TN hình 3.1 SGK(đóng cử sổ và cửa ra vào để quan sát rõ ) HS: Các nhóm tiến hành TN . GV:Yêu cầu HS quan sát TN và trả lời câu C1 . HS : Trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào câu nhận xét . Chốt ý và cho HS ghi kết luận. * Hoạt động 3: Làm TN quan sát , nhận biết bóng nửa tối , giải thích(8p'). GV: Thay đèn pin bằng 1 bóng đèn điện to , lưa ý HS là bóng đèn to có dây tóc dài hơn tạo thành 1 nguồn sáng rộng hơn đèn pin. Yêu cầu HS quan sát vùng tối , vùng sáng trên mà chắn xem có gì khác so với đèn pin. Giải thích sự khác nhau đó ? HS: Trả lời câu C2 - Trước hết giải thích vì sao có vùng sáng hoàn toàn , tối hoàn toàn . - Sau đó giải thích vì sao có vùng sáng lờ mờ ( bóng nửa tối ) GV: Yêu cầu HS hoàn chỉnh câu nhận xét. HS: Thực hiện * Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng nhật thực , nguyệt thực (12p') GV: Như chúng ta đã biết trái đất quay quanh mặt trời , mặt trăng lại quay quanh trái đất theo những đường gần tròn. Mặt trời phát ra ánh sáng chiếu sáng cả trái đất và mặt trăng , tạo ra sau trái đất và mặt trăng những bóng tối. 1.Nhật thưc: Yêu cầu HS quan sát H3.3 . Ban ngày lúc có Mặt trăng ở trong khoảng từ mặt trời đến trái đất và bóng tối của mặt trăng in trên trái đất. ?: Lúc đó nếu ta đứng tại chỗ bóng đen trên mặt đất , ta có nhìn thấy mặt trời không? Tại sao ? HS: Thảo luận trả lời. GV: Thông báo: Lúc đó ta hoàn toàn không nhìn thấy mặt trời , ta gọi là có " Nhật thực toàn phần ". Yêu cầu HS trả lời câu C3 ?: Hãy chỉ ra trên hình vẽ , chỗ nào là bóng nửa tối của mặt trăng ? ở đó có tối hoàn toàn không ,vì sao ? HS: Thảo luận , GV gọi 1 vài đại diện trả lời. GV: Thông báo : ở chỗ đó không tối hoàn toàn và khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực 1 phần. 2. Nguyệt thực: GV: Thông báo hiện tượng nguyệt thực. HS: Ghi bài. GV: Yêu cầu HS chỉ ra trên hình 3.4 : + Chỗ nào trên trái đất đang là ban đêm ? + Chỉ ra bóng tối của trái đất ? + Khi mặt trăng ở vị trí nào thì không nhận được ánh sáng mặt trời ?(gọi là có hiện tượng nguyệt thực). HS: Thảo luận ( - Phía sau trái đất không nhận được ánh sáng từ mặt trời , như điểm A. - Vị trí 1 nằm trong bóng tối của trái đất).ắêu cầu HS quan sát H3.4 trả lời câu C4. HS: Thảo luận trả lời. * Hoạt động 5: Vận dụng( 6 p'). GV: Hưỡng dẫn HS làm câu C5 , C6. HS: Thảo luận nhóm , đại diện trả lời. Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng I. Bóng tối - bóng nửa tối : 1. Bóng tối : a. Thí nghiệm : Hình 3 SGK /9 C1 : Vì ánh sáng từ đèn phát ra truyền theo đường thẳng bị tấm bìa chặn lại. b. Kết luận : - ở sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là vùng bóng tối . - Trên màn chán đặt phía sau vật cản có 1 phần không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối . 2. Bóng nửa tối : a. Thí nghiệm : Hình 3.2 SGK / 9 C2 : - Vùng tối (1) không nhận được ánh sáng từ nguồn tới . - Vùng sáng (3) : nhận được ánh sáng từ tất cả các phần của nguồn sáng tới . - Vùng sáng mờ (2) : nhận được ít ánh sáng từ 1 phần của nguồn tới . b. Kết luận: - ở sau vật cản có 1 vùng chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng tới gọi là vùng bóng nửa tối. - Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có 1 phần chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. II. nhật thực - nguyệt thực: 1/ Nhật thực: H3.3SGK/10 a. Nhật thực toàn phần: Khi 1 phần trái đất nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng. C3: Vì trái đất bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng từ mặt trời chiếu đến. b. Nhật thực một phần: Khi 1 phần trái đất nằm trong vùng bóng nửa tối của mặt trăng. 2. Nguyệt thực: H3.4 SGK/10 Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất , nó không được chiếu sáng nữa và lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng gọi là hiện tượng nguyệt thực. C4: - Vị tí 1 : Có nguyệt thực - Vị trí 2,3 : trăng sáng.ư III. Vận dụng: C5: C6: * Ghi nhớ: SGK/11 4> Củng cố (2p'): Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi: - Vì sao ở sau vật cản lại có bóng tối hay bóng nửa tối ? - Khi nào thì ta quan sát được hiện tượng nhật thực , nguyệt thực ? 5> Dặn dò( 1p'). - Học bài , ghi nhớ SGK . - Đọc phần " Có thể em chưa biết ". - Chuẩn bị bài 4 : Định luật phản xạ ánh sáng. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 3 - bai 3.doc