Kiến thức:
- Củng cố lại, hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương III: Điện học
- Luyện tập lại cách vẽ sơ đồ mạch điện.
* Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện, xác định được các điện tích loại gì?
* Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, thảo luận nhóm, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 35 - Bài 9 - Tổng kết chương I - Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Ngày soạn: 04/04/09
Tiết 35 Ngày dạy:
BÀI 9. TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Củng cố lại, hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương III: Điện học
- Luyện tập lại cách vẽ sơ đồ mạch điện.
* Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện, xác định được các điện tích loại gì?
* Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, thảo luận nhóm, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị.
- GV: Bảng phụ cho trò chơi ô chữ, thước kẻ.
- Học sinh: Xem và giải trước các bài tập ở nhà trong bài 9
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài củ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Dạy bài mới.
* Hoạt động 1. Nhắc lại các kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Gv yêu cầu hs hoạt động cá nhân để hoàn thành các câu của phần tự kiểm tra của bài 9 trong sgk.
- Yêu cầu các hs khi trả lời các câu hỏi trong sgk phải trình bày được lí do mà mình đã chọn đáp án đúng.
- Hoạt động cá nhân để hoàn thành các câu hỉ trong sgk theo yêu cầu của gv.
- Trao đổi thảo luận trước lớp để thống nhất các câu trả lời của các câu hỏi trong sgk
I. Tự kiểm tra.
1. Tuỳ học sinh
2. Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Hai điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
3. Tuỳ học sinh
4. a, Các điện tích dịch chuyển
b, các êlêctron dịch chuyển
5. e,Đọan dây đồng.
6. 5 tác dụng của dòng điện
+ Tác dụng nhiệt.
+ Tác dụng phát sáng.
+ Tác dụng từ.
+ Tác dụng hoá học.
+ Tác dụng sinh lý.
7. Ampe, dụng cụ đo là ampe kế
8.Vôn, dụng cụ đo là vôn kế
9. Tuỳ học sinh
10. I bằng nhau tại mỗi điểm.
U bằng tổng các U thành phần.
11. I bằng tổng các I thành phần.
U bằng nhau tại mỗi mạch rẽ.
* Hoạt động 2. Giải các bài tập phần vận dụng
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân đẻ hoàn thành các câu trong phần vận dụng.
- Gv gọi từng hs hoàn thành từng bước của câu C1 trong sgk
- Yêu cầu các nhóm tiến hành hoàn thành câu C3 trong phiếu học tập và trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
- Hoạt động cá nhân để hoàn thành các yêu cầu của gv.
- Từng hs lên vẽ ảnh, các tia sáng, tia phản xạ.
- Các hs còn lại nêu nhận xét để hoàn chính hính vẽ.
- Hoạt động theo nhóm để hoàn thành C3 theo yêu cầu của gv trong phiếu học tập.
II. vận dụng:
1. D
2. a, dấu –
b, dấu –
c, dấu +
d, dấu +
3. Mảnh nilông nhận thêm êlêtrôn, miếng len mất đi êlêtrôn.
4. Sơ đồ c
5. Thí nghiệm ở hình c
6. Phải mắch vào nguồn điện 6V là phù hợp nhất.
7. Vì là đoạn mạch mắc song song nên
A = A1 + A2 suy ra A2 = A – A1 = 0.35 – 0.12
= 0.23 A
* Hoạt động 3. Trò chơi ô chữ
- Gv dùng bảng phụ kẻ sẳn ô chữ trong sgk hình 9.3 và cho hs hoạt động cá nhân để hoàn thành ô chữ.
- Làm việc cá nhân để hoàn thành ô chữ của gv và theo sự điều khiển của gv.
III. Trò chơi ô chữ
* Các từ hàng ngang:
1. Cực dương
2. an toàn điện
3. vật dẫn điện
4. phát sáng
5. thì đẩy
6. nhiệt
7. nguồn điện
8. vôn kế
* Từ hàng dọc: dòng điện
4. Củng cố: - Nhắc lại các kiến thức cơ bản để học về nhà ôn tập
5. Hướng dẫn – bài tập về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học trong các bài đã học trong chương III: ĐIỆN HỌC.
- Tiết sau kiểm tra
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt của tổ chuyên môn
File đính kèm:
- TUAN 35 TONG KET CHUONG III DIEN HOC.doc