Kiến thức:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
- Bitết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn
* Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng
- Giải tích được một số hiện tượng trong tự nhiên
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn:
Tiết 4 Ngày dạy:
BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
- Bitết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn
* Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng
- Giải tích được một số hiện tượng trong tự nhiên
* Thái độ
- Trung thực trong thí nghiệm, cẩn thận, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị.
- GV: ( cho mỗi nhóm học sinh)
+ Một gương phẳng có giá đở thẳng đướng
+ 1 đèn pin để tạo ra tia sáng
+ 1 tờ giấy dán trên một tấm gỗ nằm ngang
+ Thước đo góc mỏng
- Học sinh: Xem và soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài củ:
- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng
3. Dạy bài mới.
* Hoạt động 1. Nhận biết gương phẳng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Gv: Em hãy cầm gương soi và cho biết em nhìn thấy gì trong gương?
HS: Quan sát và trả lơì
GV: Thông bào: Hình ảnh ccủa em hay một số vật dụng xung quanh em quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
GV: Em có nhận xét mắt gương có đặt điểm gì?
HS: Phẳng và nvhẳn bóng
- GV: Yêu cầu hs đọc C1 và thảo luận để hoàn thành
I. Gương phẳng
C1. Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng, …
* Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Gv: Hãy quan sát hình 4.2 và đọc hướng dẫn thực hiện thí nghiệm trong SGK
HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm và theo sự hướng dẫn của GV
GV: Ỳêu cầu hs thảo luẫnem tia sáng bị hắt lại có đi theo một quy luật nào không?
HS: Theo một hứng xác định
- GV: thông bào: Hiện tượng tia sáng sau khi tới gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ
I. Gương phẳng
C1. Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng, …
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy luật của tia phảnh xạ và phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Gv: Nêu mục đích và tóm tắc thí nghiệm: xác định tia phảnh xạ nằm trong mặt phẳng nào. Phương của tia phảnh xạ như thế nào với phương của tia tới
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk và quan sát hình 4.2 để nhận biết thế nào là pháp tuyến, tia tới, tia phảnh xạ
Hs: làm thí nghiệm và thảo luận và đưa ra nhận xét: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng của tờ giấy
Gv: Liệu tia phản xạ có nằm trong một mặt phẳng đó không? Làm thế nào để kiểm tra?
Gv: Yêu cầu hs hoàn thành kết luận trong sgk
Hs: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới
Gv: Dùng hình vẽ 4.3 ông báo: Phương của tia tới xác định bằng góc nhọn SIN = i gọi là góc tới; Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn NIK = i’ gọi là góc phản xạ
Gv: Yêu cầu hs nêu dự đoán mối liên hệ giữa hai phương này
Hs: Góc phản xạ bằng góc tới
Gv: Yêu cầu hs hoàn thành bảng trong sgk
Gv: Thông báo làm thí nghiệm với nhiều môi trường trong suốt khác nhau ta cũng rút ra được kết luận như đối với không khí
Gv: Yêu cầu học sinh đọc định luật phản xạ ánh sáng trong sgk
II. Định luật phản xạ ánh sáng
* Thí nghiệm (Sgk)
1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
C1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng của tờ giấy
* Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới
2. Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới?
- Phương của tia tới xác định bằng góc nhọn SIN = i gọi là góc tới;
- Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn NIK = i’ gọi là góc phản xạ
* Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới
Góc tới i
Góc phản xạ i’
60o
45o
30o
60o
45o
30o
3. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
* Hoạt động 4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Gv: Vẽ hình 4.3 lên bảng và yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk và lên bảng chỉ được: Cách vẽ gương phẳng; Tia tới SI; pháp tuyến IN
Gv: yêu cầu hs lên bảng vẽ các tia phản xạ IR
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ
Đường pháp tuyến
S I R
Tia tới i i’ Tia phản xạ
N
Điểm tới Gương phẳng
* Hoạt động 5. Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Gv: Yêu cầu hs làm việc cá nhân để hoàn thành c4
Hs: Lên bảng vẽ hình
Gv: gọi hs khác đướng tại chổ hoàn thành câu b
Hs: Đầu tiên vẽ tia phản xạ IR, Vẽ tia phân giác góc SIR là tia IN , vị trí đặt gương là vuông góc với tia IN
III. Vận dụng
C4. S
a.
N I
R
b. Đầu tiên vẽ tia phản xạ IR, Vẽ tia phân giác góc SIR là tia IN , vị trí đặt gương là vuông góc với tia IN
4. cũng cố.
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
- Nêu cách vẽ tia phản xạ, đường pháp tuyến
5. Hướng dẫn – bài tập về nhà
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Ghi và hoc phần kết luận chung
- Làm các bài tập 4.1; 4.2; 4.3 (sách bà tập vật lí 7)
- Soạn trước bài mới: Ánh sáng của một vật tạo bởi gương phẳng
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt của tổ chuyên môn
File đính kèm:
- TIET 4 DINH LUAT PHAN XA ANH SANG.doc