Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 89 - 90- Văn bản văn học

Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc văn bản văn học, văn bản nào thuộc loại văn bản phi (không) văn học?

Văn bản:Chiếu dời đô, Bình Ngô đại cáo, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tuyên ngôn độc lập, Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Động Phong Nha, Bản tin An toàn giao thông

 Văn bản văn học:

 Chiếu dời đô , Bình Ngô đại cáo,Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tuyên ngôn độc lập.

Văn bản phi văn học:

Thông tin về ngày trái đất

năm 2000, Động Phong Nha

Bản tin An toàn giao thông.

(văn bản nhật dụng)

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 89 - 90- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 89 - 90 Văn bản văn học Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc văn bản văn học, văn bản nào thuộc loại văn bản phi (không) văn học? Văn bản:Chiếu dời đô, Bình Ngô đại cáo, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tuyên ngôn độc lập, Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Động Phong Nha, Bản tin An toàn giao thông Văn bản phi văn học: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Động Phong Nha Bản tin An toàn giao thông. (văn bản nhật dụng) Văn bản văn học: Chiếu dời đô , Bình Ngô đại cáo,Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tuyên ngôn độc lập. VĂN BẢN VĂN HỌC * Khái niệm văn bản văn học. - Theo nghĩa rộng VBVH là tất cả các VB sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết. - Theo nghĩa hẹp VBVH chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu. ? Mục đích Nam Cao sáng tác “Lão Hạc ” là gì? - Nhằm phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945). Thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ. ? Mục đích sáng tác “Truyện Kiều”là gì ? - Phê phán hiện thực xã hội phong kiến bất công tàn bạo. - Đi sâu miêu tả đời sống tâm hồn con người. - Đề cao khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc và giấc mơ công lí… VĂN BẢN VĂN HỌC - Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học Cơ thể con người gồm có ba phần : đầu, thân và tứ chi. Phần đầu gồm có mắt, mũi , miệng, tai…phần thân gồm có ngực, bụng và các cơ quan nội tạng… Theo dõi hai đoạn văn bản sau Đoạn văn mô tả cấu tạo cơ thể người . Đoạn thơ miêu tả nhân vật Từ Hải Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.. -> Ngôn từ trần trụi, bộc trực, đơn nghĩa -> Ngôn từ đa nghĩa, gợi cảm, gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng… - Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao ; thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng. Bài tập Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp. A.Thơ (TNBCĐL) B. Truyện thơ C. Cáo D. Tiểu thuyết chương hồi 1. Truyện Kiều 2. Đọc TiểuThanh Kí 3. Tam quốc diễn nghĩa 4. Đại cáo bình Ngô Cột A ( Tên văn bản ) Cột B (thể loại văn bản) E. Kịch - Văn bản văn học được xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (truyện, thơ, kịch). I.Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học - Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. - Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao ; thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng. Văn bản văn học được xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (truyện, thơ, kịch). ba tiêu chí không thể thiếu của VB VH VĂN BẢN VĂN HỌC II.Cấu trúc của văn bản văn học Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. Tầng hình tượng Tầng hàm nghĩa VĂN BẢN VĂN HỌC Em có nhận xét gì về các từ láy sau ? “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” (Tố Hữu - Lượm) Gợi hình ảnh chú bé hồn nhiên, tươi trẻ tinh nghịch. II.Cấu trúc của văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa VĂN BẢN VĂN HỌC - Ngôn từ - Bước thứ nhất cần hiểu đúng khi đọc văn bản - Vì ngôn từ là chìa khóa để mở câc lớp nghĩa (Tường minh, hàm ẩn) Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (ca dao) Hoa sen -> Vẻ đẹp hình thức và phẩm chất cao quí của con người. 2. Tầng hình tượng - Hình tượng: sáng tạo các chi tiết, cốt truyện nhân vật, hoàn cảnh - Hình tượng để suy ra hàm ý, ý định của nhà văn - Hình tượng không giống hoàn toàn sự thật ngoài đời. Hình tượng Hoa sen Bánh trôi nước Cành mai Người phụ nữ trong xã hội cũ. Sự sống hoàn toàn bất diệt Vẻ đẹp hình thức và phẩm chất cao đẹp của con người. Hàm nghĩa là điều nhà văn muốn tâm sự những: thể nghiệm về cuộc sống, quan niệm về đạo đức xã hội, hoài bão … -> Tâm hồn ta phong phú, sâu sắc hơn - Chú ý: đề tài, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo VĂN BẢN VĂN HỌC II.Cấu trúc của văn bản văn học 3. Tầng hàm nghĩa Văn bản VH Công chúng Tác phẩm VH Chưa tác động đến xã hội Đọc, đánh giá Tác động đến con người, đến cuộc đời III.Từ văn bản đến tác phẩm văn học VĂN BẢN VĂN HỌC Câu hỏi trắc nghiệm: 1.Điều gì sau đây không phải là tiêu chí đáng quan trọng, tin cậy để nhận diện văn bản văn học? A. Phản ánh, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, nhu cầu thẩm mĩ của con người. B. Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao. C. Được xây dựng theo một phương thức riêng, mang những đặc trưng thể loại riêng. D. Được viết bằng ngôn từ và nhiều khi không thể phân biệt với văn bản lịch sử hay văn bản triết học. D VĂN BẢN VĂN HỌC 2.Văn bản văn học có cấu trúc (từ ngoài vào trong) chủ yếu với các tầng bậc nào? A. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa, tầng ngôn từ. B. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa. C. Tầng hình tượng, tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa D. Tầng hàm nghĩa, tầng hình tượng, tầng ngôn từ. B VĂN BẢN VĂN HỌC Tìm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự như nhau của bài “Nơi dựa” a. Cấu trúc hai đoạn tương tự như nhau: - Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường. - Ba câu tiếp tả kĩ hai nhân vật: nét mặt, đôi mắt, cái miệng, cử chỉ… - Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa. IV.LUYỆN TẬP Bài 1 - Sgk VĂN BẢN VĂN HỌC - Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững - Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường. -> Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống => Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Giúp con người vượt qua những trở ngại VĂN BẢN VĂN HỌC b. Bài tập 2 – SGK Bài “Thời gian” của Văn Cao. a. Câu 1,2,3,4: Sức tàn phá của thời gian. - Chiếc lá- ẩn dụ chỉ đời người, sự sống. - Kỉ niệm của đời người theo thời gian- Tiếng hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn. - Câu thơ, bài hát  biểu tượng chỉ văn học nghệ thuật. - “Xanh”  Sự tồn tại bất tử.  tinh khôi, tươi trẻ. - “Đôi mắt em”- đôi mắt người yêu  biểu tượng chỉ kỉ niệm tình yêu. - “Giếng nước”: ko cạn  những điều trong mát ngọt lành. b. ý nghĩa bài thơ: Thời gian xóa nhòa tất cả, tàn phá cuộc đời con người, tàn phá sự sống. Nhưng chỉ có Văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài. Bài tập 3 - SGK Bài thơ: Mình và ta (Chế Lan Viên) a. Mối quan hệ khăng khít giữa tác giả- bạn đọc: - Mình: bạn đọc. - Ta: người viết. b. Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy Gửi viên đá con, mình lại dựng nên thành.  Quá trình từ văn bản  tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Bài 4 Câu ca dao sau đây có phải là một văn bản văn học không? Vì sao? "Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa cành sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ". Bài 5 Phân tích ý nghĩa hàm ẩn trong khổ thơ : ..." Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi". (Hữu Thỉnh, Sang thu)

File đính kèm:

  • pptvan ban van hoc.ppt