Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ II Trường THPT Nguyễn Trung Trực

A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS, yêu cầu, phương pháp thuyết minh.

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng:

Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh.

3. Thái độ: phù hợp cho từng hoàn cảnh thuyết minh.

B/.CHUẨN BỊ:

• GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

• HS: SGK, k/thức c/bản của kiểu VBTM.

 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.

 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 Cách lập kế hoạch cá nhân? ( II )

 Kiểm tra BT về nhà.

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu:

Hoạt động 1 ( ) giới thiệu bài mới

 

doc110 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ II Trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết: 55 Lớp 10A15 Ngày dạy: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức: - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS, yêu cầu, phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Kĩ năng: Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh. Thái độ: phù hợp cho từng hoàn cảnh thuyết minh. B/.CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. HS: SGK, k/thức c/bản của kiểu VBTM. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: G tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: F Cách lập kế hoạch cá nhân? ( II ) F Kiểm tra BT về nhà. 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu: Hoạt động 1 ( ) giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2 Ôn lại VBTM ở lớp 8 và đọc bài ở SGK/165,166,167,168. * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G - Thế nào là VBTM? Cho TD? - Theo em VBTM có mấy loại? - Kết cấu VBTM? - Gọi H đọc 2 VB. - Các VB có những y/cầu gì? * H thảo luận và trình bày. G bổ sung điều chỉnh. - VBTM thường gặp có HT kết cấu ntn? Nêu cụ thể các HT đó ? Hoạt động 3 G hướng dẫn H làm BT SGK/ 168 Hoạt động 4 Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK tổng kết bài A/.KHÁI NIỆM: 1/ Văn bản thuyết minh: a) VBTM là kiểu VB gi/thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, qu/hệ, công dụng, giá trị … của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc t/nhiên, xã hội, con người. TD: Các bài khái quát, các phần tiểu dẫn, các bài báo k/học, giới thiệu đồ vật, đồ dùng… b) Các loại VBTM: 2 loại - VBTM trình bày, giới thiệu như : TM một TP, một di tích l/sử, một phương pháp. - VBTM thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng. c) Kết cấu VBTM: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. TD: 1/ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (166) 2/ Bưởi Phúc Trạch (167) * Ph/tích kết cấu các VB: 1/.a/ Đối tượng của các VB: + VB1: Đối tượng TM là một hội thi thổi cơm. + VB2: Đối tượng TM là quả bưởi Phúc Trạch. b/ Mục đích TM: VB1 nhằm mục đích gi/thiệu nét độc đáo của lễ hội thổi cơm của làng Đồng Vân. VB2 gi/thiệu một đặc sản quê hương đến với người thưởng thức ( trong nước & quốc tế ) 2/.Các ý chính tạo thành NDTM trong mỗi VB; VB1: + Giới thiệu khái quát về hội thi. + Miêu tả các bước tiến hành hội thi. + Khâu chấm thi + Ý nghĩa văn hoá của hội thi. VB2: + Giới thiệu và mô tả đặc trưng hình thức của quả bưởi PT. + Mô tả các khâu bổ bưởi, thưởng thức bưởi. + Quả bưởi Phúc Trạch trong đ/sống của n/dân và trong l/sử. + Thương hiệu quả bưởi vượt ra ngoài lãnh thổ VN. 3/. Cách sắp xếp các ý trong từng VB: VB1: Sắp xếp ý theo trình tự thời gian ( vì cần dõi theo diễn biến cuộc thi ) VB2: Sắp xếp ý theo trình tự không gian ( bám sát các bộ phận của quả bưởi và các khâu bổ bưởi ). 4/. Các hình thức kết cấu củaVBTM: Có nhiều HT k/cấu khác nhau: * Kết cấu theo trật tự thời gian. * Kết cấu theo trật tự không gian. * Kết cấu theo trật tự lô gich. * Kết cấu theo trình tự hỗn hợp. Ghi nhớ: SGK/168. II/. LUYỆN TẬP: BT1: Nếu cần TM bài Tỏ lòng ( T/hoài ) của PNL, nên chọn HT kết cấu theo trìnhy tự lôgíc hay hỗn hợp. BT2: Nếu phải TM một di tích, một thắng cảnh của đất nước có thể lần lượt giới thiệu những nội dung sau: + Khái quát về lịch sử. + Các bộ phận của di tích hay thắng cảnh đó. + Lịch sử của di tích hay thắng cảnh. + Giá trị văn hoá của di tích hay thắng cảnh. Các nội dung trên có thể sắp xếp theo trình tự k/gian hoặc theo trình tự hỗn hợp. Hoạt động 5:Hướng dẫn H tự học ở nhà: Học bài: Khái niệm..... Soạn bài:Lập dàn ý cho bài văn TM. + Trả lời và thực hiện những yêu cầu ở phần I, II, III. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết: 56 Lớp 10ª15 Ngày dạy: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc. Thực hành lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc. Thái độ: B/.CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. HS: SGK, k/thức c/bản về lập dàn ý một bài văn TM. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: “Các hình thức kết cấu của VBTM” F Thế nào là VBTM? ( I.1 ) F Theo em có mấy kiểu TM ( I.2 ) F Em hiểu sao về kết cấu của VBTM? Kể các hình thức kết cấu ( I.3 ) 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu: Hoạt động 1( ) giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 2: HD hs tìm hiểu dàn ý bài văn thuyết minh HS đọc mục I và trả lời câu hỏi. - Bố cục VB? Nhiệm vụ của mỗi phần? - VBTM có phù hợp với bố cục 3 phần? Vì sao? - So với phần MB & KB của một bài văn TS thì phần MB & KB của bài văn TM có những điểm tương đồng & khác biệt nào? - Trình tự sắp xếp ý cho phần TB kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn TM không? Vì sao? Hoạtt động 3: Hd HS lập dàn ý * H đọc mục II và trả lời câu hỏi. - Muốn lập dàn ý, đầu tiên phải làm gì? - Thử nêu các ý trong các phần : MB, TB, KB? Hoạt động 4: tổng kết bài học - H đọc ghi nhớ. - Hãy nêu yêu cầu BT1? - Trình bày các ý trong mỗi phần của đề bài? G sửa chữa và đúc kết I/. Dàn ý bài văn TM: 1/. Bố cục: 3 phần. a/ Mở bài: Gi/thiệu sự vật, sự việc, đ/sống cụ thể. b/ Thân bài: Nội dung chính của bài viết. c/ Kết bài: Nêu suy nghĩ, hành động của người viết. 2/. Bố cục bài văn phù hợp với đặc điểm văn TM. Bởi lẽ văn TM là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc. 3/. Tương đồng: Ở MB & KB. Điểm khác: Ở KB - Ở VBTS: nêu cảm nghĩ của người viết. - Ở VBTM: + Trở lại đề tài TM + Lưu lại những s/nghĩ c/xúc lâu bền trong lòng độc giả. 4/. Phù hợp. Vì tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích TM & hoàn cảnh giao tiếp - Trình tự thời gian ( xưa – nay ) - Trình tự kh/gian ( xa-gần, ngoài vào trong, dưới lên trên ) - Trình tự nhận thức ( quen- lạ, dễ thấy- khó thấy, chủ yếu-thứ yếu, chỉnh thể- bộ phận. - Trình tự CM => cụ thể, ngắn gọn, tiêu biểu; không có sự phản bác trong văn TM. II/. Lập dàn ý: 1/. Xác định đề tài: - Một danh nhân văn hoá. - Một tác giả ( t/phẩm ) văn học tiêu biểu. - Một tấm gương học tập tốt. - Một phong trào của trường ( lớp ) … 2/. Lập dàn ý: a/ Mở bài: - Gi/thiệu một cách tự nhiên. - Lời gi/thiệu phải thực sự thu hút. - Giới hạn p/vi kiểu bài TM. b/ Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: + Cung cấp cho người đọc những tri thức chuẩn xác, có độ tin cậy. + Tích luỹ các chi tiết chính xác, các ý kiến nhận xét, đánh giá. - Sắp xếp ý: Trình bày theo hệ thống t/gian, k/gian, trình tự lôgich, hỗn hợp TD: SGK/170,171. c/ Kết bài: Nhìn lại những nét chính đã TM. Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả * Ghi nhớ SGK/171 III/. Luyện tập: BT1 SGK/171 1/.Mở bài: GT chung về tác giả. 2/.Thân bài: - Trình bày sơ qua thân thế của t/giả theo từng gi/đoạn cuộc đời; nhấn mạnh những nét nổi bật. - Gi/thiệu sự nghiệp VH: + Những TP chính ( GT theo gi/đoạn hoặc đề tài ) + Giá trị tư tưởng của TP. + Đặc sắc NT của TP. + Những đóng góp của tác giả cho VH & đ/sống. 3/.Kết bài: - Tổng kết các ý chính đã viết ở các phần trên. - Những cảm nghĩ, ấn tượng mà tác giả để lại trong tâm trí người viết. Hoạt động 5:Hướng dẫn H tự học ở nhà: Học bài. Làm BT còn lại. Chuẩn bị bài “ Phú sông Bạch Đằng” Trả lời phần HDHB & phần luyện tập ( nhân vật khách, các bô lào...) RÚT KINH NGHIỆM: Tiết : 57 Lớp 10A15 Ngày dạy: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG ( BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ ) TRƯƠNG HÁN SIÊU A/.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “chủ-khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố, chọn lọc, câu văn tự do, phóng túng. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đực trưng thể loại. Thái độ: Biết ơn những người anh hùng đã hi sinh để chúng ta có được cuộc sống ngày ôm nay, yêu thiên nhiên, nơigắn bó với cuộc sống của mình. B/.CHUẨN BỊ: * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học * HS: SGK; đọc hiểu bài “BĐGP”, tiểu dẫn, phần chú thích. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS. 2/.Kiểm tra bài cũ : “ Thơ Hai-kư” của Ba-sô” F Hãy trình bày những hiểu biết của em về Ba-sô và thơ Hai-cư? ( I.1,2 ) F Hãy đọc diễn cảm bài 1,2 và cho biết sự cảm hiểu của em về 2 bài trên ( II.1,2 ) 3/. Giảng bài mới: Hoạt động 1 ( )Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu tiểu dẫn H đọc-hiểu tiểu dẫn SGK trang 3 * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G - Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? - Hãy cho sơ nét về cuộc đời của T.H.Siêu? - GV gọi HS đọc bài thơ. - G hướng dẫn H cách đọc TP + Nhận xét về thể loại? Có đặc điểm gì? ( SGK/ 3 ) + Hoàn cảnh sáng tác? - Đọc theo đặc trưng thể loại. Chú ý các chữ “ chừ ” là tiếng đệm dùng để ngắt nhịp, tách ý. - Các dòng ít chữ cần đọc chậm. Đoạn thơ lục bát cuối bài đọc giọng ngâm nga. - Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn. * Hoạt động 3: đọc – hiểu VB. * H đọc đoạn 1. - N/vật “ khách” trước t/nhiên sông BĐ ntn? Cụm từ nào đã k/quát ý đó? Có phải t/giả đã từng đến tất cả địa danh ấy? Vì sao? H nhận xét, phân tích và thảo luận. - Sông BĐ hiện lên ntn qua lời tả – kể và cảm xúc của tác giả? P/tích tư thế và diễn biến tâm trạng của “ khách” khi đi71ng trước dòng sông l/sử? H trao đổi thảo luận và trả lời. * H đọc đoạn 2. - Cảnh chiến trận đã được mô tả ra sao? Các bô lão đưa ra các điển tích nhằm mục đích gì? H trao đổi thảo luận và trả lời. - Các bô lão đã nhận định sao về giặc, về ta từ sau chiến thắng cho đến nay? H trao đổi thảo luận và trả lời. - Theo lời bàn của các vị bô lão, chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần do đâu mà có được? Sau lời bàn đó họ lại “ hổ mặt, lệ chan”. Tại sao? H trao đổi thảo luận và trả lời. - Qua lời bình luận của các bô lão và tác giả, các em cảm hiểu ra sao về ND bình luận đó? Kết cục tác giả ca ngợi điều gì? Hãy giải thích? - Bài thơ đã khái quát được vấn đề gì? Diễn giảng Hoạt động 4: HD Hs tổng kết I/. GIỚI THIỆU: 1/. Tác giả: -Trương Hán Siêu ( ? – 1354 ), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Anh, xã Ninh Thành, nay thuộc xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Trương Hán Siêu có tính tình cương trực, có học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm môn khách của Trần Hưng Đạo. -Tác phẩm của Trương Hán Siêu hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn, trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng – một tác phẩm đặc sắc của văn học Trung Đại VN. 2/. Tác phẩm a) Thể loại: SGK/3 - Thể phú cổ thể – Loại: tự sự, trữ tình. b) Hoàn cảnh ra đời: - Có lẽ sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Nguyên lần 3 – 1288 ( có lẽ đời Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông ) c) Bố cục: 4 * Từ đầu … “ dấu vết luống còn lưu”. Giới thiệu n/vật “ khách”, nêu lý do sáng tác. * “Bên sông các bô lão….Nhớ người xưa chừ rơi lệ chan” Cuộc gặp gỡ và câu chuyện của các bô lão. * “ Rồi vừa đi ………… lưu danh” Lời bình luận của các bô lão. * phần còn lại: Lời kết – bàn luận của tác giả. II/. ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM: 1/ Đoạn 1: Nhân vật khách: a/ Say du ngoạn & khát du ngoạn: “ Khách có kẻ …………… tha thiết” - Cụm từ “ tráng chí bốn phương” => Khái quát niềm say mê du ngoạn của “ khách”. - Liệt kê những địa danh lừng lẫy: “ Nguyên Tương, Vũ Huyệt …” => Những chuyến đi tưởng tượng. Thể hiện tráng chí của bậc đại trượng phu. b/ Cảnh sông BĐ và tâm trạng của “ khách”: “ Bèn giữa dòng ………………… còn lưu” - Không gian cụ thể ( Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng ) + cảnh sắc BĐ vào mùa thu “ Bát ngát …ba thu” =. Thiên nhiên bao la, hùng vĩ, hoành tráng, gợi cảm. - Dấu vết chiến trường xưa “ Sông chìm …… xương khô” + hàng loạt t/từ “ buồn, thương, tiếc” & h/ảnh “ đứng lặng giờ lâu” => Nỗi buồn tiếc quá khứ hào hùng ! * Cảm xúc hoài cổ của nhà thơ anh hùng. 2/. Đoạn 2: a/ Cảnh chiến trận: * Các h/ảnh mô tả chiến trận - Lực lượng tham chiến hùng hậu “ Thuyền tàu ………… sáng chói” NT: Tứ ngôn => ngắn gọn – sắc bén => gợi tình hình nghiêm trọng, khẩn trương, căng thẳng. - Hình ảnh: “Anh nhật nguyệt …… sắp đổi” => Trận đánh kh/liệt, dữ dội - Thế giặc: + Tích “ Lưu Cung, Bồ Kiên” => kiêu ngạo, khoác lác. + Điển tích “ Xích Bích, Hợp Phì” => G bại trận thê thảm. * Nhận định của các bô lão: - Về giặc: “ Đến nay ……………… rửa nổi” > châm biếm, sâu cay, khinh bỉ. - Về ta: “ Tái tạo ………………… ca ngợi” Cụm từ “ tái tạo công lao” – ca ngợi các vua Trần đã một lần nữa lập chiến công trên sông BĐ b/ Lời bàn thêm: * Nguyên nhân chiến thắng của ta: - Thiên thời ( trời chiều người ) - Địa lợi ( nơi hiểm trở ) - Nhân hoà ( nhân tài ) * Tâm trạng: “ Đến bên sông ……………… lệ chan” => Hình ảnh “ hổ mặt, lệ chan” => kính phục, tiếc thương. * Cảm xúc bi tráng 3/ Đoạn 3: “ Rồi vừa đi ………… lưu danh” NT: h/ảnh sông Đằng, biển Đông” + chi tiết “ tiêu vong, lưu danh” => khẳng định chân lý – qui luật thiên nhiên & l/sử: - Sông BĐ rộng lớn chảy về biển Đông. - Kẻ bất nghĩa => tiêu vong. - Người anh hùng nghìn năm lưu danh. * Bài học chân chính của lịch sử. 4/ Đoạn 4: “ Khách cũng ……………… đức cao” - Hai vị thánh quân? => Trần Thánh Tông & Trần Nhân Tông. - Câu “ Bởi ……………… đức cao” => Khẳng định “ đức” => Đức? Làm theo chân lý, lẽ phải chính nghĩa – đánh giặc cứu nước. - Tâm trạng hân hoan, phơi phới. * Ca ngợi “ đức” III/. CHỦ ĐỀ: Trước dòng sông l/sử BĐ, nhà thơ đã bày tỏ lòng tự hào về non sông hùng vĩ, về chiến công lẫy lừng, về đường lối giữ nước của nhà Trần. IV. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm tự hào niềm tin vào con người và vạn mệnh quốc gia dân tộc. V/.TỔNG KẾT: -“BĐGP” + Làm sống dậy hào khí chiến thắng BĐ. + Làm sáng lên chân lý “ lấy dân làm gốc”. + Đậm tư tưởng nhân văn ( chính nghĩa, ca ngợi con người ) - “BĐGP” là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần yêu nước và tâm hồn, tài năng NT của nhà thơ a/hùng THS. Hoạt động 5: Hướng dẫn H tự học ở nhà : Học bài; làm BT SGK/7. Chuẩn bị bài “ Đại cáo bình Ngô” Tác giả NT – sưu tầm những câu chuyện, giai thoại có liên quan. Trả lời phần hướng dẫn học bài RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 20 Tiết: 58 lớp: 10ª15 Ngày: NGUYỄN TRÃI A/.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tác giả. Thái độ: Kính trọng, yêu mến NT B/.CHUẨN BỊ: G: SGK + SGV + thiết kế bài dạy H: SGK + đọc hiểu bài “ NT” C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: GV có thể tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện H 2. Kiểm tra bài cũ: “ Phú sông Bạch Đằng” ? Đọc 1 đoạn thơ em thích trong bài phú và nêu chủ đề? ( I.2d ) ? Đọc đoạn thơ miêu tảcảnh chiến trận và phân tích? ( II.2a ) 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu Hoạt động 1: giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2: HD Hs tìm hiểu cuộc đời, con người NT Hs đọc mục I/ SGK9. - Hãy cho biết sơ nét về cuộc đời của N. Trãi? +Nguồn gốc và quá trình trưởng thành + Cuộc đời của N. Trãi đã trãi qua những bước thăng trầm nào? H đọc mục II/ SGK10,11,12. - Về sự nghiệp VH, NT có những TP nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu sự nghiệp văn học - Vì sao người ta bảo NT là nhà văn chính luận kiệt xuất? Nhà thơ trữ tình sâu sắc? Hãy kể những TP tiêu biểu? - Xuyên qua những nét về con người NT, chúng ta có thể nhận định chung về NT? Còn về sự nghiệp văn học, chúng ta có thể tổng kết sao về NT? Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập: Qua tìm hiểu VB, em có nhận xét gì về cuộc đời và sự nghiệp của NT? Đọc ghi nhớ SGK/13. I/. CUỘC ĐỜI: 1/ Nguồn gốc: - N.Trãi sinh 1380, tại dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Hiệu Ức Trai. - Quê Chi Ngại ( Chí Linh – Hải Dương), sau dời đến Ngọc Ổi ( Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây). - Cha là Nguyễn Ứng Long ( Ng. Phi. Khanh) là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái thuộc dòng giỏi quí tộc. 2/ Quá trình trưởng thành: - 5t: mồ côi mẹ, 10t: ông ngoại qua đời. 20t (1400): đỗ Thái học sinh => cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. - 1407; giặc M cướp nước ta, NPK bị bắt đưa về T/Quốc. - Nghe lời cha, NT không theo sang T/Quốc trở về tìm đường cứu nước, trả thù nhà. Ông bị giặc bắt giam lỏng 10 năm ở Đông Quan ( H/Nội ), từ 1407 – 1417. - 1417, trốn khỏi Đ/Quan vào L/Sơn theo L/Lợi th/giak/nghĩa. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thừa lệnh Lê Lợi viết “ ĐCBN”. - Bị gian thần gièm pha, NT không được tin dùng như trước. - 1439: về ở ẩn tại Côn Sơn. - 1940: được Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc - 1442: vụ án Lệ Chi Viên NT bị kết án “ Tru di tam tộc”. - 1464: Lê Thánh Tông minh oan. “ Ức Trai … sao Khuê”. => * 1980 NT được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá và long trọng kỉ niệm 600 năm sinh của ông. II/. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1/ Tác phẩm chính: + Sử ký: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng… + Địa lý: Dư địa chí. + Quân sự, chính trị có: : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Ngoài ra còn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lục… + Thơ: Ưc Trai thi tập ( chữ Hán 105 bài ), Quốc âm thi tập ( chữ Nôm 254 bài ), 2/ NT là nhà văn chính luận kiệt xuất: - Nổi bật trong thơ văn NT là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân, là t/tưởng chủ đạo s/đời của NT. “ Việc nhân ….. ……trừ bạo” ( BNĐC) - Hai TP tiêu biểu: ĐCBN, Quân trung từ mệnh tập. 3/ NT là nhà thơ trữ tình sâu sắc: - Lý tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp thương dân. “ Bui một tấc lòng …… nước triều đông” ( Thuật hứng ) - Những p/chất cao quí, tượng trưng cho người quân tử ( trúc, mai, tùng ) đều có ở NT. - Đau nỗi đau con người, đau trước nghịch cảnh “ Phượng những tiếc cao ………… thường tươi” ( Tự thuật ) - Khao khát dân giàu nước mạnh - Tình cảm vua tôi, gia đình, bạn bè, quê hương chân thành, cảm động. - Tình cảm thiên nhiên phong phú ( Cửa biển BĐ, Cây chuối, Côn Sơn ca … ) - TP tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập ghi lạih/ảnh NT con người trần thế hoà quyện con người anh hùng. III/. KẾT LUẬN: - NT: anh hùng dân tộc, văn võ toàn tài, danh nhân văn hoá t/giới, chịu oan khiên thảm khốc. - Sự nghiệp VH: + NT:hiện tượng thiên tài, kết tinh truyền thống VH Lý – Trần, mở đường cho cả một giai đoạn p/triển mới. + Hội tụ hai nguồn c/hứng VH d/tộc: yêu nước – nhân đạo. + Nhàvăn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng VH t/Việt. Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs tự học ở nhà : Học bài - chọn những chi tiết sự việc và tập làm văn thuyết minh về tác giả văn học Soạn bài: Đại cáo bình Ngô. Đọc kỷ VB “ ĐCBN”. Tóm tắt những nét chính ở phần TD. Tìm hiểu đoạn 1,2. Đọc chú thích. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết : 59,60 Lớp:10A15 Ngày dạy: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ( BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO ) NGUYỄN TRÃI A/.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: - Bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản TNĐL sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hoà bình. - Nghệ thuật mang đậm chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Thái độ: Tự hào truyền thống vẻ vang của dân tộc - sống xứng đáng với thành quả mà cha ông để lại. B/.CHUẨN BỊ: * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học * HS: SGK; đọc hiểu bài “ĐCBN”, tiểu dẫn, phần chú thích. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.(1’) 2/. Kiểm tra bài cũ : “ Nguyễn Trãi”(5’) ? Hãy trình bày những nét lớn về cuộc đời NT? ( I.1,2 ) ? NT là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhàthơ trữ tình sâu sắc. Hãy giải thích? ( II.2,3 ) ? Đọc diễn cảm một bài thơ của NT mà em đã học. Và cho biết ND? 3/. Giảng bài mới: Hoạt động 1: giới thiệu bài (1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * HĐộng 2( ) đọc-hiểu tiểu dẫn,chú thích ở SGK. * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G. - Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? - Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào? theo thể loại nào? Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết thêm về thể loại đó? - Em hiểu thế nào về nhan đề “ ĐCBN”? - G đọc bài thơ và hướng dẫn H cách đọc TP - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn? Hoạt động 3 * H đọc – hiểu VB. - H giải nghĩa các từ khó. - Đoạn cáo đã nêu cao tư tưởng gì?Em hiểu “ nhân nghĩa” là gì? Theo NT nhân nghĩa là ntn? - Tiếp theo tư tưởng nhân nghĩa, NT đề cập đến vấn đề gì về nước Đại Việt? Hãy CM? Tác giả nêu lại các sự việc, sự kiện lịch sử có mục đích gì? - 2 câu kết thúc đoạn có ý nghĩa khẳng định gì? - Âm mưu xâm lược ta của T.Quốc được NT vạch trần ntn, qua các từ ngữ? - Suốt 21 năm đô hộ ta, giặc M đã thực hiện chính sách cai trị thế nào?(DC). Trong các tội ác kể ra, tội ác nào là ghê rợn nhất? Tại sao? - Thủ phạm gây ra những tội ác tày trời ở nước ta vào TK XV đã được miêu tả ra sao? Tác giả muốn nói gì qua hình ảnh này? - Khép lại bản cáo trạng tác giả đã sử dụng hình ảnh gì? Nó có ý nghĩa ntn? - Nguồn gốc xuất thân của LL? LL có phẩm chất người lãnh tụ ntn? Hãy phân tích làm rõ? - Hai trận đánh mở đầu được mô tả thế nào? Chiến dịch Thanh Nghệ diễn ra ntn? Tìm hiểu từng trận đánh? - Chiến thắng của Đại Việt được kết thúc bằng chiến dịch gì? H/ảnh của tướng giặc ? Hình ảnh “ Lạng Giang, Lạng Sơn ……………… phải mờ” gợi cho em suy nghĩ gì? Kết cục ta đ/với G ra sao? Em có đồng tình với hành động đó không? Vì sao? H trao đổi thảo luận và trả lời. - NT muốn nói gì qua đoạn: “ Xã tắc ………………… sạch làu”? Em có nhận xét gì về 2 câu kết thúc của bài cáo? - Bài cáo đã kh/quát được v/đề gì? Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập: - Đọc diễn cảm đoạn cáo m/tả quá trình phản công của ta? Nêu chủ đề? Diễn giảng. I/. GIỚI THIỆU: 1/ Hoàn cảnh ra đời: - Cuộc k/chiến chống giặc M thắng lợi. Thừa lệnh Lê Lợi, NT viết ĐCBN. - Được công bố vào tháng chạp năm Đinh Mùi ( 1/1/1428 ) 2/ Thể loại: - Thể: Cáo - Loại : Văn chính luận. - Cáo: Thể văn có nguồn gốc từ T/Quốc cổ xưa. Vua chuyên dùng để công bố những việc trọng đại của đất nước với muôn dân. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu. 3/ Nhan đề “ ĐCBN” - BNĐC ( H ) => ĐCBN ( V ) - Đại cáo? Bài cáo lớn – mang tính chất quốc gia trọng đại. - Bình Ngô dẹp yên giặc Minh. + Vua M là Chu Nguyên Chương dấy binh từ đất Ngô + Quân Ngô đời Tam quốc cai trị nước ta rất tàn ác => chỉ giặc phương Bắc hàm ý căm thù, khinh bỉ. => T.ngữ : Thằng ngô con đĩ. 4/ Cách đọc: - Đọc theo đặc trưng thể loại. Chú ý ngữ điệu và ngắt giọng theo các vế. - Cần đọc với giọng khoẻ khoắn, hùng hồn, sảng khoái; thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng vần điệu ngắn dài linh hoạt của các câu văn. 5/ Bố cục: 4 đoạn. ( SGK/16 ) II/. ĐỌC – HIỂU * Giải nghĩa từ khó: 1/ Đoạn 1: a/ Tư tưởng nhân nghĩa: “ Từng nghe ……………… trừ bạo” Nhân nghĩa? - Là yên dân, trừ bạo. - Chống xâm lược. - Đường lối chính trị – lấy dân làm gốc. ( T/tưởng mới ) * Đó là nguyên lý, tư tưởng cốt lõi của cuộc k/nghĩa. b/ Chân lý khách quan – độc lập chủ quyền của Đại Việt: “ Như nước ………………… còn ghi” - Những từ “ từ trước, vốn xưng …” => Khẳng định sự tồn tại lâu đời của Đại Việt ta. - Liệt kê: ( Văn hiến, cương vực lãnh thổ, p/tục, ch/trị, l/sử,chủ quyền ) + phép đối sánh giữa triều đại ta và triều đại T.Quốc => Đ.Việt và T.Quốc bình đẳng, ngang hàng. c/ Hai câu kết luận: “ Việc xưa …………………… còn ghi” Đối chỉnh => Khẳng định về chân lý về chủ quyền độc lập,về sức mạnh văn hiến, nhân nghĩa. * Lập trường nhân nghĩa, độc lập dân tộc. 2/ Đoạn 2: a/ Âm mưu xâm lược: “ Vừa rồi …………………… gây hoạ” Những từ “ nhân, thừa cơ” => Lột trần âm mưu thôn tính Đại Việt của giặc Minh. “ phù Trần diệt Hồ” b/ Chủ trương cai trị: - Diệt chủng, tàn sát: “ Nướng dân đen ……………… hầm tai vạ” - Huỷ hoại môi trường sống: “ Nặn

File đính kèm:

  • docgiao an van 10 HKII CKTKN tham khao tot.doc