Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Những câu hát than thân - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga

1: Đọc - hiểu chú thích.

- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc lại .

- Cho HS tìm hiểu nghĩa một số từ khó SGK / 48, 49

2: Tìm hiểu văn bản.

Bài 2:

Gọi HS đọc bài ca dao 2

(?) Em hiểu cụm từ “thương thay” là như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này.

 Lặp lại 4 lần từ “thương thay” làm tăng mạnh sự cảm thương xót xa

 chỉ cho học sinh lặp kết cấu là 1 trong những đặc trưng của ca dao .

(?) Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào ?

(?)Hình ảnh: tằm, kiến, hạc, cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai ?

GV nhận định:

NT ẩn dụ:

Con tằm  sự hy sinh

Con kiến  vất vả

Con hạc  mòn mỏi

Con cuốc  tuyệt vọng

Những hình ảnh trên rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của người lao động.

GV bình:

- Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương – thương cho thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ  Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động .

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Những câu hát than thân - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I. Mức độ cần đạt: - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân. II. trọng tâm Kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân (bài 2,3) - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của những bài ca dao về chủ đề này. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu những câu hát than thân - Phân tích thành thạo các giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong giờ học. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thương, đồng cảm với người lao động nghèo khổ. 4. Định hướng phát triển năng lực hs: - Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ... - Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ... - Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân. - Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh III. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng phụ, PHT - Trò: Theo hướng dẫn của GV, vở BTTN. IV. Tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( KT đầu giờ học) ? Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây? A. Diễn tả đời sống t/c của nhân dân lao động. B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất. C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết bằng thể thơ lục bát. D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ. Câu 2: Dòng nào dưới đây phản ánh đúng các mối quan hệ tình cảm được nhắc tới trong các bài ca dao 2,3,4 thuộc chủ đề t/c gia đình? A. Tình cảm của người phụ nữ lấy chồng xa quê, của con cháu với ông bà, tình anh em. B. Tình cảm của vợ chồng, của con cháu với ông bà, của họ hàng thân thích. C. Tình cảm của họ hàng, của người xa quê hương, của con cháu với ông bà. D. Tình cảm của người phụ nữ lấy chồng xa quê, của họ hàng, của trai gái yêu nhau. Câu 3: Cách tả cảnh của 4 bài ca dao về t/y qhương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì? A. Gợi nhiều hơn tả. B. Tả rất chi tiết những h/ảnh thiên nhiên. C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất. D. Chỉ liệt kê tên,địa danh chứ ko miêu tả. * Đáp án: Câu 1:B; Câu 2:A; Câu 3: A 3. Tổ chức dạy và học bài mới. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý - Thời gian: 1’ - Phương pháp + Kĩ thuật:Thuyết trình Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chú GV: Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ từng gia đình, quan hệ con người với quê hương, đất nước, mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Bên cạnh những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hơng đất nước, chúng ta còn bắt gặp đâu đó những lời than thở về cuộc đời, số phận cực khổ, đắng cay của nhân dân ta xa kia. Những bài ca dao về chủ đề này là những tiếng kêu than, tiếng lòng đồng cảm với những cuộc đời đau khổ - Đó là tiếng nói phản kháng XHPK đầy bất công. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chùm ca dao về chủ đề này. - Học sinh lắng nghe và ghi tên bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. * Kỹ thuật: Động não, giao việc, . * Thời gian: 27- 30’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỌNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Ghi chú 1: Đọc - hiểu chú thích. - GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc lại . - Cho HS tìm hiểu nghĩa một số từ khó SGK / 48, 49 2: Tìm hiểu văn bản. Bài 2: Gọi HS đọc bài ca dao 2 (?) Em hiểu cụm từ “thương thay” là như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này. è Lặp lại 4 lần từ “thương thay” làm tăng mạnh sự cảm thương xót xa chỉ cho học sinh lặp kết cấu là 1 trong những đặc trưng của ca dao . (?) Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào ? (?)Hình ảnh: tằm, kiến, hạc, cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai ? GV nhận định: NT ẩn dụ: Con tằm è sự hy sinh Con kiến è vất vả Con hạc è mòn mỏi Con cuốc è tuyệt vọng Những hình ảnh trên rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của người lao động. GV bình: - Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương – thương cho thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ è Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động . * Hình ảnh những con vật bé nhỏ, đáng thương như cò, kiến , hạc, cuốc rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ. * Họ thường vận vào mình vì cho rằng chúng cũng có cùng số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. * Họ thương con tằm, cái kiến chính là thương bản thân mình . Bài 3: Gọi HS đọc bài ca dao 3 (?) Bài ca dao là lời của ai ? Nói lên điều gì ? - Hình ảnh so sánh trong bài có gì đặc biệt ? (Nếu HS không trả lời được, GV diễn giảng thêm cho HS rõ) GV bình : Trái bần dẹt, lại chua và chát, ai ngắm, ai nếm, ai ăn ? Một thứ trái chẳng ngọt ngon gì, có thể coi là vô vị và vô dụng. Trái bần ấy đã rụng, đã trôi nổi trên dòng sông, bị “gió dập sóng dồi”, bị va đập, bị tung lên nhấn xuống liên tiếp, dồn dập. Cô gái ví mình, so sánh thân phận mình, số phận mình với “trái bần trôi” là lời tự than đáng thương. Một tương lai mờ mịt. (?) Ơ bài 3, em hiểu gì về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến ? 3 : Hướng dẫn tổng kết (?) Qua 2 bài ca dao em hiểu được nội dung gì ? Nghệ thuật biểu hiện như thế nào - HS đọc HS đọc bài 2 - Vừa thương vừa đồng cảm - Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao. - Tằm nhả tơ, kiến tìm mồi, hạc bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu. - Liên tưởng đến những người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau. Đây là cách nói ẩn dụ. HS đọc bài 3 - Là lời của người phụ nữ nói về thân phận của mình trong xã hội PK xưa. HS trả lời theo cảm nhận bản thân. Cây bần là một loại cây gỗ to giống như cây roi, cây thị thường mọc ở bãi lầy ven sông . Hoa bần giống như hoa roi, quả bần giống như quả thị xanh, tròn dẹt, ăn chua và chát. Rễ bần chặt phơi khô làm nút chai HS: _ Tên gọi của hình ảnh (trái bần) dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó. _ Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung chi tiết. Trái bần bé mọn bị “gió dập sóng dồi”xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết “tấp vào đâu”. è Số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội PK è Cuộc sống vất vả, phụ thuộc của người dân, nhất là người phụ nữ, trong xã hội PK. I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH.: II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Bài 2: - Thương thay : Con tằm nhả tơ Lũ kiến tìm mồi Hạc bay mỏi cánh Cuốc kêu ra máu è An dụ è Nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái . Bài 3: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi vào đâu . è So sánh è Thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội PK III. GHI NHỚ: ( SGK trang 49) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú - GV phát PHT, dùng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu hs thảo luận bài tập 1. - Y/c 2 HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, kết luận , đưa đáp án ? Trong các hình ảnh ẩn dụ trên, em thấy hình ảnh nào gây ấn tượng mạnh nhất? Vì sao? ? Theo em, vì sao người xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả c/đ và thân phận của mình? ? Trong ca dao người nông dân thường mượn hình ảnh thân em.. để diễn tả đời sống và thân phận của mình. Em hãy tìm một số câu để c/m điều đó? - Thân em như hạt mưa sa - Thân em như dải lụa đào ... - Thân em như hạt mưa rào. ? Học thuộc lòng các bài ca dao? - Chiếu làm bài tập TN: Bài4: Câu 1,2 6 vở BTTN - Đưa đáp án * Làm cá nhân vào phần khăn của mình -> thảo luận thống nhất KQ của nhóm -> Đại diện 2 nhóm trình bày - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung * Nghe, ghi bài * Suy nghĩ, trả lời * Suy nghĩ, trả lời * Liên hệ * Tự học thuộc lòng * 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở BTTN -> nhận xét * Quan sát, sửa chữa IV. Luyện tập Bài 1. Đặc điểm chung về ND và NT của 2 bài ca dao: ND: Cả 2 bài đều diễn tả c/đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Ngoài ra còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xh cũ. NT: Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, tình cảm. - Đều sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... . Bài tập Có thể vận dụng linh hoạt một số hình thức bài tấp sau: 5Đọc diễn cảm những câu hát than thân? 5Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành phần 4 tiếng như: “gió dập sóng dồi”? A. Lên thác xuống ghềnh. (B.) Nước non lận đận. C. Nhà rách vách nát. D. Gió táp mưa sa. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập - Sưu tầm, phân loại các bài CD có chủ đề than thân. + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày.... Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. 1. Bài cũ: - Học thuộc các bài ca dao và ghi nhớ. 2. Bài mới: - Chuẩn bị tiết tiếp theo: + Tập đọc diễn cảm, tìm hiểu phần chú thích những câu hát châm biếm + Trả lời các câu hỏi SGK + Sưu tầm những câu hát có cùng chủ đề.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_6_nhung_cau_hat_than_than_nam_h.docx