Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Những câu hát châm biếm - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga

: Đọc - hiểu chú thích.

_ Hướng dẫn HS đọc to, rõ, thể hiện sự châm biếm. Ở bài 1 đọc âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý. Bài 2 đọc âm điệu chậm rãi tạo sự hồi hộp.

_ GV đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc lại.

_ Phần tìm hiểu chú thích sẽ tìm hiểu cùng phần tìm hiểu bài

2: Tìm hiểu văn bản.

Bài 1:

Gọi HS đọc bài ca dao 1

(?) Đọc 2 câu đầu của bài ca dao, em thấy có những hình ảnh nào đã từng được nhắc tới trong ca dao than thân?

(?) Trong đó, người nông dân mượn hình ảnh thân cò để diễn tả điều gì?

(?)Vậy trong bài ca dao này thì sao?

HS không trả lời được, GV nói cho HS rõ:

Ở bài này, hình ảnh cái cò được nhắc đến không phải để diễn tả thân phận mà chỉ là hình thức họa vần vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật  hiện tượng này có rất nhiều trong ca dao.

Vd: _ Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân

 _ Trên trời có đám mây xanh vàng.

(?)Bài ca dao giới thiệu về “chú tôi” như thế nào?

Hay ở đây có nghĩa là “giỏi”, “quen” như vậy “chú tôi” giỏi rượu chè, ngủ trưa, từ đó em có nhận xét gì về nhân vật này?

Bức chân dung người chú lại được tiếp tục giới thiệu ở 2 câu cuới bài.

HS đọc 2 câu cuối.

Trong cuộc sống, thường người ta ước những điều tốt đẹp kiểu như :”lạy trời mưa cơm” nhưng người chú ở đây lại ước những gì? Vì sao người chú lại ước như thế?

 Đến đây, em nhận xét gì về chân dung người chú ?

(?)Vậy ý nghĩa châm biếm của bài ca dao là gì?

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Những câu hát châm biếm - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. MỨC độ cần đạt: - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm. - Biết cách đọc và phân tích ca dao châm biếm II. trọng tâm Kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - ứng xử của TG dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu. - Một số biện pháp NT thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu những câu hát châm biếm. - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học. 3. Thái độ: - HS biết phê phán, tránh xa những thói hư tật xấu. 4. Định hướng phát triển năng lực hs: - Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ... - Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ... - Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân. - Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh III. Chuẩn bị: -Thầy: Tranh, bảng phụ (máy chiếu) - Trò: Soạn bài theo hướng dẫn cuả GV IV.Tổ chức dạy và học. 1.Ổn định tổ chức (1’).- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp. 2.Kiểm tra bài cũ (5’) ( KT đầu giờ): 1 HS lên bảng, lớp làm vào PHT. * Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau: Câu 1: Nghệ thuật đắc sắc trong bài ca dao thứ 1 thuộc chủ đề than thân là gì? A. Điệp ngữ, so sánh, nhân hóa B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ C. Nhân hóa, ấn dụ, thành ngữ D. Thành ngữ, điệp ngữ, so sánh. Câu 2:Những con vật được nhắc đến trong bài ca dao 2( Những câu hát) có đặc điểm chung nào? Đều là những con vật có thân phận nhỏ bé, vất vả đáng thương. Đều là những con vật chăm chỉ kiếm mồi Đều là những loài có cánh có thể bay đi kiếm mồi Đều là những con vật đáng yêu với con người. Câu 3: Điền vào chỗ trống nhóm từ sau cho phù hợp với câu ca dao? quả xoài, củ ấu gai, lá đài bi Thân em như Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Đáp án: Câu 1:C; Câu 2: A; Câu 3: củ ấu gai 3) Tổ chức dạy và học bài mới. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý. Thời gian: 3’ Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tranh. Kĩ thuật: trực quan, động não, tư duy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chỳ - Cho HS xem 1 số tranh thể hiện những thói hư tật xấu trong XH, yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về những bức tranh đó. Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hýt giao duyên đằm thắm trữ tình, ca dao Việt Nam còn vang lên tiếng cời hài hớc, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn, quan niệm sống của ngwoif bình dân á Đông. Tiếng cời lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều góc độ và thật hấp dẫn ngời đọc, ngời nghe. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chùm ca dao về chủ đề này. -> Vào bài, ghi bảng * Quan sát tranh, 3 HS trình bày hiểu biết * Nghe, ghi bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. * Kỹ thuật: Động não, giao việc, . * Thời gian: 27- 30’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỌNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Ghi chú 1: Đọc - hiểu chú thích. _ Hướng dẫn HS đọc to, rõ, thể hiện sự châm biếm. Ở bài 1 đọc âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý. Bài 2 đọc âm điệu chậm rãi tạo sự hồi hộp. _ GV đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc lại. _ Phần tìm hiểu chú thích sẽ tìm hiểu cùng phần tìm hiểu bài 2: Tìm hiểu văn bản. Bài 1: Gọi HS đọc bài ca dao 1 (?) Đọc 2 câu đầu của bài ca dao, em thấy có những hình ảnh nào đã từng được nhắc tới trong ca dao than thân? (?) Trong đó, người nông dân mượn hình ảnh thân cò để diễn tả điều gì? (?)Vậy trong bài ca dao này thì sao? HS không trả lời được, GV nói cho HS rõ: Ở bài này, hình ảnh cái cò được nhắc đến không phải để diễn tả thân phận mà chỉ là hình thức họa vần vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật è hiện tượng này có rất nhiều trong ca dao. Vd: _ Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân _ Trên trời có đám mây xanh vàng. (?)Bài ca dao giới thiệu về “chú tôi” như thế nào? Hay ở đây có nghĩa là “giỏi”, “quen” như vậy “chú tôi” giỏi rượu chè, ngủ trưa, từ đó em có nhận xét gì về nhân vật này? Bức chân dung người chú lại được tiếp tục giới thiệu ở 2 câu cuới bài. HS đọc 2 câu cuối. Trong cuộc sống, thường người ta ước những điều tốt đẹp kiểu như :”lạy trời mưa cơm” nhưng người chú ở đây lại ước những gì? Vì sao người chú lại ước như thế? Đến đây, em nhận xét gì về chân dung người chú ? (?)Vậy ý nghĩa châm biếm của bài ca dao là gì? GV nhận định: Khi giới thiệu nhân duyên cho ai thường người ta nói tốt, nói thuận cho người đó. Ở đây lại nói ngược, nêu những tật xấu. Vì vậy: “hỏi cô yếm đào lấy chú tôi chăng” là cách tạo ra sự đối lặp giữa cái đẹp và cái xấu. Câu hỏi chỉ là cái cớ để chế giễu nhân vật, châm biếm những hạng người nghiện ngập, lười biếng trong XH. Hạng người này thời nào cũng có và cần phải phê phán. Bài 2: Gọi HS đọc bài ca dao 2 (?) Hãy cho biết cảm nhận ban đầu của em về nội dung bài ca dao này? Vậy cho biết đối tượng đi xem bói trong bài ca dao là ai? (?)Tại sao tác giả dân gian lại chọn đối tượng đi xem bói là phụ nữ? (?)Lời thầy bói phán bao gồm những nội dung gì? (?) Phán toàn những chuyện quan trọng như vậy mà cách nói của thầy như thế nào? GV nhận định: Lặp lại 4 lần số cô không chỉ tạo ra sự hồi hộp, chăm chú láng nghe lời thầy nói mà còn làm cho lời đó trở nên rõ rãng, cụ thể, khẳng định như đinh đóng cột. Nhưng những lời khẳng định ấy toàn là nói dựa “mẹ- đàn bà, cha-đàn ông”, nói nước đôi “chẳng giàu thì nghèo, chẳng gái thì trai”, thầy phán cụ thể, khẳng định nhưng toàn là những lời phán có cũng như không, đó là những điều hiển nhiên, ai mà không biết. (?) Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong XH? GV: Ngoài đề tài phê phán thói hư tật xấu của con người, phê phán nạn mê tín dị đoan, ca dao châm biếm còn phê phán những hủ tục lạc hậu trong xã hội xưa. 3 : Hướng dẫn tổng kết (?) Qua 2 bài ca dao trên, em hãy nêu đặc điểm nổi bật về nội dung của ca dao châm biếm Gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc - Hình ảnh cái cò - Diễn tả cuộc đời, thân phận của mình - Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. è Chân dung 1 ông chú nghiện ngập. HS đọc 2 câu cuối. _ Ở đây chú tôi cũng có bao nhiêu là điều ước. Ngày ước ngày, đêm ước đêm. - Ước ngày mưa è khỏi đi làm - Ước đêm thừa trống canh è được ngủ nhiều hơn. è Chân dung 1 ông chú lười biếng. châm biếm hạng người nghiện ngập, lười nhác. HS đọc. HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân. _Đây là lời thầy bói nói với người đi xem bói là nhười phụ nữ. Bài ca dao đã khách quan ghi lại lời thầy bói, không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. _ Người phụ nữ thường quan tâm đến số phận, nhất là trong XHPK, và họ cũng là người cả tin hơn cả. _ Thầy bói phán toàn những chuyện hệ trọng về số phận, cuộc đời mà người đi xem bói quan tâm: giàu_ nghèo, cha- mẹ, chồng- con. _Lời phán huề vốn, không đâu vô đâu. _ Nạn mê tín dị đoan Phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, những hiện tượng đáng cười trong xã hội. HS đọc ghi nhớ. I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH.: II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Bài 1: - Cái cò lặn lội cô yếm đào à lời giới thiệu - Chú tôi: chú tôi hay tửu, tăm, nước chè đặc, nằm ngủ trưa. à điệp ngữ, liệt kê à có thói quen xấu, nghiện ngập. - Ngày: ước mưa, đêm: ước thừa trống canh. à lười biếng châm biếm hạng người nghiện ngập, lười lao động. Bài 2: _ Số cô à điệp ngữ _ Chẳng thì à lối nói nước đôi phê phán nạn mê tín, dị đoan. III. GHI NHỚ: ( SGK trang 53) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú - Treo bảng phụ cho HS làm BTTN Bài 1 SGK/53 - Gọi hS nhận xét - Nhận xét, sửa chữa. - Cho HS làm BT2 SGK/53 - Chia lớp làm 4 nhóm: sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép: + N1: Nêu hiểu biết của em về các bài ca dao về t/c gđ? + N2: Nêu hiểu biết của em về các bài ca dao về t/y quê hương, đất nước + N3: Nêu hiểu biết của em về các bài ca dao than thân + N4: Nêu hiểu biết của em về các bài ca dao châm biếm - Nhận xét, kết luận - Y/c HS khái quát ý kiến tất cả các nhóm - GV đưa bảng tổng hợp * 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở LT -> nhận xét * Ghi bài * Làm cá nhân * Thảo luận luận nhóm -> đại diện các nhóm trình bày -> HS nhóm khác nhận xét, bổ sung IV. Luyện tập 1. Bài 1 Cả 4 bài đều có nd và nt châm biếm. 2. Bài 2 - Đều có nd châm biếm, đối tượng châm biếm là những hạng người đáng chê cười, đều sử dụng hình thức gây cười để tạo tiếng cười. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập - Viết cảm nhận của em về 1bài ca dao châm biếm trong bài học Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập - Sưu tầm các bài ca dao về chủ đề trên. + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày.... . Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. 1. Bài cũ: - Học thuộc lòng các bài ca dao đã học và phần ghi nhớ. - Đọc thêm SGK/53 2. Bài mới: - Chuẩn bị bài Đại từ: + Xem lại bài Đại từ ở chương trình Tiểu học. + Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_7_nhung_cau_hat_cham_biem_nam_h.docx