. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
Tiết 01:+Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học ở lớp dưới:
+ Nguyên tử, nguyên tố hoá học, Hoá trị của nguyên tố
+ Định luật bảo toàn khối lượng, Mol, Tỉ khối của chất khí
Tiết 02:+ Dung dịch, Sự phân loại các hợp chất vô cơ, Bảng tuần hoàn các nguyên tố
Kĩ năng : Trình bày vấn đề, áp dụng một số thuật toán.
B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề.
152 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm môn hóa tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 17/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
ôn tập đầu năm
Tiết 01
A. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
Tiết 01:+Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học ở lớp dưới:
+ Nguyên tử, nguyên tố hoá học, Hoá trị của nguyên tố
+ Định luật bảo toàn khối lượng, Mol, Tỉ khối của chất khí
Tiết 02:+ Dung dịch, Sự phân loại các hợp chất vô cơ, Bảng tuần hoàn các nguyên tố
Kĩ năng : Trình bày vấn đề, áp dụng một số thuật toán.
B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề.
*Chuẩn bị:
+ Hệ thống câu hỏi và hệ thống bài tập
C. Tiến trình bài giảng :
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Nguyên tử- nguyên tố hoá học:
Hoạt động 1 : Nguyên tử là gì? Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của bất kì nguyên tố hoá học nào ?
Nguyên tố hoá học là gì? Đặc điểm về tính chất của các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?
Bài tập:
Bài 1 :Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp
Nguyên tử
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp trong cùng
Số e lớp ngoài cùng
Nitơ
7
…
2
2
…
Natri
…
11
…
2
…
Lưu huỳnh
16
…
…
2
…
Agon
…
18
…
2
…
Bài 2 : Natri có nguyên tử khối là 23, trong hạt nhan có 11p; Sắt có nguyên tử khối là 56, trong hạt nhan có 30n.Hãy cho biết tổng số các hạt p, n ,e tạo nên nguyên tử Na và nguyen tử Fe.
II. Hoá trị của nguyên tố :
Hoạt động 2 : Hoá trị của nguyên tố là gì? Cách xác định hoá trị của nguyên tố ? Cho VD?
Bài 1: Tính hoá trị của các nguyên tố
C trong các hợp chất : CH4 ; CO ; CO2
Fe trong các hợp chất: FeO ; Fe2O3.
III. Định luật bảo toàn khối lượng:
Hoạt động 3 : Phát biểu ĐLBTKH đối với phản ứng hoá học?
Trong p/ư nếu có n chất phản ứng và chất sản phẩm mà đã cho khối lượng của (n-1) chất ta sẽ tính được khối lượng chất còn lại? Cho VD?
Bài 1 : Hãy giải thích vì sao:
Khi nung CaCO3 thì khối lượng của chất rắn sau phản ứng giảm ?
Khi nung một miếng đồng thì khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng ?
IV. Mol:
Hoạt động 4 : Mol là gì? mol nguyên tử ,mol phân tử là gì? Kí hiệu? Thể tích mol phân tử của chất khí ở đktc?
Lưu ý: Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Khối lượng chất n = m/M Thể tích chất khí
V = 22,4 l
M=n.M
Lượng chất n = V / 22,4
N = A/ N A = n. N
Số phân tử chất
Bài 1: Hãy tính thể tích ở đktc của :
Hỗn hợp khí gồm có 6,4 g O2 và 22,4 g khí N2
Hỗn hợp khí gồm có 0,75 mol CO2; 0,5 mol CO và 0,25 mol N2 ?
Bài 2 : Hãy tính khối lượng của
Hỗn hợp rắn gồm 0,2 mol Fe và 0,5 mol Cu
Hỗn hợp khí gồm có 33 l CO2 ; 11,2 l CO và 5,5 l N2( Các khí ở đktc)
Bài tập củng cố :
Bài 1 : Số Avogađro là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử , mol phân tử?
Hãy nói rõ mỗi liên quan giữa khối lượng nguyên tử ( phân tử ) với khối lượng mol nguyên tử , mol phân tử? Cho VD minh hoạ?
Bài 2 : Viết phương trình phản ứng giữa dd axit HCl tác dụng với Zn. Biết rằng sau phan rứng thu được 0,3 mol H2. Hãy tính :
Khối lượng Zn đã phản ứng
Khối lượng HCl đã p/ư
Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành?
Bài 3 : Cho 13,44 gam bột đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO3 0,3 M. Khuấy đều hỗn hợp một thời gian, sau đó đem lọc ta thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B.
1. Tính nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch B. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi.
2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 gam vào dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, cân nặng 17,205 gam. Giả sử tất cả các kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại R. Hỏi R là kim loại nào ?
Giáo án chuyên hoá 10
Ngày soạn: 17/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
ôn tập đầu năm
Tiết 02
A. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
+ Định luật bảo toàn khối lượng, Mol, Tỉ khối của chất khí
Tiết 02:+ Dung dịch, Sự phân loại các hợp chất vô cơ, Bảng tuần hoàn các nguyên tố
Kĩ năng : Trình bày vấn đề, áp dụng một số thuật toán.
B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề.
*Chuẩn bị:
+ Hệ thống câu hỏi và hệ thống bài tập
C. Tiến trình bài giảng :
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
1. Tỉ khối của chất khí :
MA / MB = d
Bài toán 1 :Hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2 có tỉ khối so với N2 là 2. Cho 0,112 l khí X ở đktc lội chậm qua 500 ml dd Ba(OH)2 .Sau thí nghiệm phải dùng 25 ml HCl 0,2M trung hoà lượng Ba(OH)2 dư . Tính số mol mỗi khí trong X. Tính CM của Ba(OH)2. Trình bày cách nhạn biết mỗi khí trong X.
Bài toán 2 : 16,8 l hh 2 khí gồm N2 và N2O có d/H2 = 17,2 .Tính tỉ lệ só mol , số mol mỗi khí trong hh.
Bài toán 3: Tính khối lượng của 12,096 l khí H2 ở 81,90C và 1,3 at
2. Dung dịch :
Bài 1 : Cho 20 g muối khan Na2CO3 vào 120 ml nước cất. Lắc bình cho tan dần người ta thu được 2,24 l khí CO2 ở đktc. Tính nồng độ % các chất trong dd thu được .
Giải: Na2CO3 + 2 H2O = 2 NaOH + H2O + CO2
Mdd = 135,6 g; C% NaOH = 5,8%; C% Na2CO3 = 6,5%.
Bài 2 : Cần bao nhiêu mol NaOH rắn và bao nhiêu l dd NaOH 0,5M để pha được 12 l dd NaOH 2M. Biết tỉ khối của dd 2M là 1,05.
Giải : m dd sau trộn = 12000 * 1,05 = 12600
m NaOH n/c trong dd sau trộn = 2 * 12 * 40 = 960
V nước = m nước trong dd sau trộn = 12600 – 960 = 11 640
V NaOH trong dd sau trộn = 12000 – 11640 = 360.
Vậy Số mol NaOH = 725,44/ 40 = 18,14 mol
Bài 3 : Cho a g Fe hoà tan trong HCl sau khi cô cạn thu được 3,1 g chát rắn. Nếu cho a g Fe và b g Mg vào dd HCl như trên thu được 3,34 g chất rắn và 448 ml H2 ở đktc . Tính a, b .
Đề kiểm tra chất lượng
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) FexOy + HCl =
b) FexOy + O2 =
c) FexOy + CO = FeO + ...
Câu II: Cho hỗn hợp gồm các khí SO2, H2, CO và hơi nước. Trình bày phương pháp nhận biết từng chất trong hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng cần dùng.
Câu III: Cho sơ đồ biến hoá:
A + X, to
A + Y, to Fe + B D + E G
A + X, to
Biết rằng A + HCl = D + G + H2O. Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, D, E và G và viết các phương trình phản ứng.
Câu IV: Viết lại công thức phân tử và gọi tên các chất sau đây:
a) C2H5O2N b) N2H9O4P c) N2H4O3 d) C2H7O2N e) H10C4O2Ca
Câu V : Cho sơ đồ biến hoá:
R1 ----> R2 ----> R3 ----> R4
¯ R6
R5 -----> R3
Tìm các chất ứng với các ký hiệu R1, R2, ..., R6. Viết các phương trình phản ứng, ghi các điều kiện. Cho biết R1 tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh.
Câu VI: Cho một hỗn hợp bột chứa a ptg Mg và b ptg Cu vào dung dịch chứa p gam CuSO4 và Ag2SO4. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng hoàn toàn . Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Câu VII: Cho một ôxit kim loại chứa 85,22 % kim loại về khối lượng. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10% (axit loãng) để hoà tan 10 gam ôxit đó.
Câu VIII: Cho V lít khí CO (đo ở ĐKTC) đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho khí đi ra khỏi ống hấp thu vào dung dịch NaOH d. Sau đó thêm vào đó một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính hiệu suất của phản ứng khử CuO theo V, a và m.
Câu IX: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 ptg một hiđrocacbon khí (ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thu vào bình đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy khối lượng của bình tăng lên 23 gam. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon và viết công thức cấu tạo rút gọn dạng mạch hở có thể có.
Câu X: Đốt cháy hoàn toàn 27,4 lít hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8 và CO ta thu được 51, 4 lít khí CO2.
1. Tính % thể tích của C3H8 (propan) trong hỗn hợp khí A.
2. Hỏi 1 lít hỗn hợp khí A nặng hơn hay nhẹ hơn 1 lít N2? Cho biết thể tích các khí đo ở đktc.
Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Cu = 64, Ba = 137.
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Chương I : Nguyên tử
Bài 1 : Thành phần nguyên tử
Tiết 03
A. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
Biết: - Đơn vị khối lượng ,kích thước của nguyên tử
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của e, prôton, notron.
Hiểu: - Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố
- Nguyên tử có cấu tạo phức tạp.Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
B. Phương pháp: Nghiên cứu, nêu vấn đề.
*Chuẩn bị:
+ Tranh ảnh nhà bác học : Thomson (Người Anh) 1897 tìm ra sự có mặt của e. Rơ-dơ- Pho tìm ra hạt nhân nguyên tử.
+ Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực ( Phôto hình 1.1 và 1.2 )
+ Mô hình thí nghiệm tìm ra hạt nhan nguyên tử.( hình 1.3)
C. Tiến trình bài giảng :
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử:
1.Electron:
a) Sự tìm ra e:
Hoạt động 1 : Dùng sơ đồ và kiến thức đã học : Nguyên tử là gì? Nguyên tử là hạt như thế nào?
Dùng hình vẽ 1.1 SGK và SGK nêu sự tìm ra e.
b) Khối lượng và điện tích của e : Dùng TN SGK khai thác gợi ý cho h/s KL : tia âm cực truyền thẳng và gồm các hạt có khối lượng rất nhỏ mang điện tích âm.
GV khẳng định : Hạt e mang điện tích và có khối lượng nhỏ.
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử :
Hoạt động 2 : Trình bày thí nghiệm theo hình (1.3- SGK)
Giải thích : -Nguyên tử có cấu tạo rỗng, trong nguyên tử các hạt mang đt dương tập trung thành một điểm và có khối lượng lớn
KL: Nguyên tử gồm hạt nhân mang đt dương và lớp vỏ mang đt âm.
Lưu ý: Các e của các nguyên tử khác nhau là hoàn toàn giống nhau,
3.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :
Hoạt động 3 : Trình bày TN tìm ra prtôn và notron
Hướng dẫn h/s KL :
+ Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt : p,n.
+ Vỏ nguyên tử gồm các hạt e chuyển động xung quanh
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử :
1. Kích thước :
Hoạt động 4 :
+ Nguyên tử có kích thước rất nhỏ : Hình dung như khối cầu có đường kính khoảng 10-10 m( rất nhỏ) =>
Để tiện biếu diễn quy ước: 1 nm = 10-9 m , 1A0 = 10-10m; 1nm = 10A0
+ Nguyên tử khác nhau có kích thước khác nhau: Nhỏ nhất là rH = 0,053 nm.
+ Hạt nhân có kích thước nhỏ hơn kích thước của nguyên tử rất nhiều ( nhỏ hơn đường kính nguyên tử khỏang 10.000 lần.
VD: Phóng đại nguyên tử vàng lên 109 làn thì đường kính của nguyên tử là 30cm ( bằng quả bóng rổ) trong khi đó đường kính hạt nhân nguyên tử là khoảng 0,003 cm( bằng hạt cát) => Nguyên tử rỗng.
+ Đường kính của e, p còn nhỏ hơn nhiều.
2. Khối lượng:
Hoạt động 5 : Khối lượng nguyên tử C12 = 19,9264. 10-27 kg.
Quy ước : 1u = 1đvc = 1/ 12 khối lượng nguyên tử C12 = 1,6605.10-27 kg.
áp dụng :
+Tính khối lượng nguyên tử H theo u? biết khối lượng của nó là 1,6735.10-27kg.(~1u)ư
+ Tính số nguyên tử C có trong 1 g C ? ( = 1.10-3 / 19,9264.10-27 ~ 5.1022 ng.tử)
Hoạt động 6 : Đưa ra một số bài tập để nhằm củng cố : Nguyên tử có cáu tạo phức tạp, rỗng. Cách tính khối lượng nguyên tử.
BTVN : 1.1 – 1.12 sách bài tập nâng cao trang 3-4.
Bài 1 : Hãy xác định số mol chất có trong :
14,2 g khí Cl2
10 g CaCO3
16 g S
34 g NH3
Bài 2 : Tính số mol để phản ứng vừa đủ với
20 ml dd NaOH 0,1M
5,6 g Fe
16 g Fe2O3
9,8 g Cu(OH)2
Bài 3 : Cho dòng khí CO dư đi qua 7,2 g CuO nung nóng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được CO2 và Cu.hãy :
Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng
Tính VCl2 =? (ĐKTC) Đã THAM GIA P/Ư.
Bài 4 : Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 g Cu(NO3)2 thu được CuO , NO2 và O2 .Viết phương trình phản ứng và tính m CuO.
Bài 5 : Chọn câu đúng cho các trường hợp sau:
Trong phản ứng hoá học số mol nguyên tử các nguyên tử có mặt trong phản ứng không thay đổi do các nguyên tố được bảo toàn.
Trong phản ứng hoá học số mol nguyên tử các nguyên tử có mặt trong phản ứng thay đổi do các nguyên tố không được bảo toàn.
Khối lượng các nguyên tố trong có mặt trong phản ứng thay đổi do các nguyên tố không được bảo toàn.
Số nguyên tử các nguyên tố có mặt trong phản ứng thay đổi do các nguyên tố không được bảo toàn.
Bài 6 : Mối liên quan giữa số p, n, e trong nguyên tử các nguyên tố bền?
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 2 : Hạt nhân nguyên tử
Nguyên tố hoá học
Tiết 04
A- Mục đích, yêu cầu:
Biết: +Khái niệm về số điện tích hạt nhân, phân biệt khái niệm số đơn vị ĐTHN(Z) với khái niệm ĐTHN (Z+)
+ Kí hiệu nguyên tử.
Hiểu : + Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối
+ Quan hệ giữa số đơn vị ĐTHN ,số p, số e trong nguyên tử
+ Khái niệm về nguyên tố hoá học và số hiệu nguyên tử
B- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề
*Chuẩn bị:
Học sinh nắm vững đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
C- Tién trình bài giảng:
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Hạt nhân nguyên tử :
1. Điện tích hạt nhân:
Hoạt động 1 :
+ Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử ? từ đó KL: ĐTHN do ĐT của proton quyết định
GV lấy VD minh hoạ : nguyên tố O , Na
2. Số khối :
Hoạt động 2 :
+ Dùng SGK : Số khối của hạt nhân là gì?
GV đưa ra một số VD để vạn dụng biểu thức số khối : nguyên tử O (8p,9n);ngtử Cl (17p, A= 35) hỏi n?
II. Nguyên tố hoá học :
1. Định nghĩa :
Hoạt động 3 :
+Dùng SGK : nguyên tố hoá học là gì?
+ Phân biệt khái niệm nguyên tử ( hạt vi mô trung hoà điện có hạt nhan và lớp vỏ)và nguyên tố (tập hợp các nguyên tử có cùng ĐTHN)
2. Số hiệu nguyên tử :
Hoạt động 4 :
+ Dung SGK cho biết số hiệu nguyên tử là gì? ý nghĩa?
+ Lấy VD minh hoạ cụ thể .
3. Kí hiệu nguyên tử :
Hoạt động 5 :
+ Giải thích kí hiệu nguyên tử ?
+ Lấy VD minh hoạ/
Một số bài tập :
Bài 1 : Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng:
Số khối
Số nơtron
Số prôtn
Số nơtron và số prôtn
Chọn đáp án đúng.
Bài 2 : Hãy cho biết mối liên quan giữa số prôton, số đơn vị đthn và số e trong nguyên tử.Giải thích cho ví dụ.
Bài 3 : Hãy cho biết số đơn vị đthn, số prôton,số nơtron và số e của các nguyên tư có kí hiệu sau:
37Li ; 1123 Na; 1939 K; 2040Ca; 90234Th.
11H ; 24He; 612C; 816O ; 1531P ; 2654 Fe.
Bài 4 : Cách tính số khối cảu hạt nhân như thế nào? Nếu nói số khối bằng nguyên tử khối thì có đúng không? Tại sao
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 3 : đồng vị. nguyên tử khối
Và nguyên tử khối trung bình
Tiết 05
A- Mục đích, yêu cầu:
Biết: +Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
+ Cách xác định nguyên tử trung bình
Vận dụng : Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hoá học một cách thành thạo.
B- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề
*Chuẩn bị:
Tranh vẽ các đồng vị của H.
C- Tién trình bài giảng:
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Đồng vị :
Hoạt động 1: + H/s nghiên cứu sơ đồ cấu tạo nguyên tử các đồng vị nguyên tố H và trả lời câu hỏi:
Đồng vị là gì? Tại sao 1735Cl và 1737Cl được gọi là 2 đồng vị của nguyên tố clo?
Lưu ý : Các đồng vị có cùng số p nên có cùng số đthn và cũng sẽ có cùng tính chất hoá học.Tuy nhiên do so n khác nhau nên các đồng vị có một số t/chất khác nhau( tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi)
Đưa ra một số kí hiệu nguyên tử tìm xem những trường hợp nào là đồng vị của nhau:
510A ; 2964B ; 511C ; 2654D ; 47109E ; 2963G ; 47106H ; 1940I ; 1840K ; 2454L.Tính số p, n, e và số khối của mỗi nguyên tử .Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau?
II. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình :
1. Nguyên tử khối :
Hoạt động 2 : + H/s nhắc lại đơn vị khối lượng nguyên tử là gì? Có giá trị bao nhiêu? Nguyên tử C nặng 19,9206. 10-27 kg.Hỏi nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.( 12 lần ) và 12 chính là nguyên tử khối của C. Vởy nguyên tử khối là gì? ( Cho biết khối lưiợng của 1 nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lựơng nguyên tử )
+ Tại sao có thể coi nguyên tử khối băng số khối của hạt nhân?
2.Nguyên tử khối trung bình :
Hoạt động 3 : + H/s nghiên cứu và cho biết nguyên tử khối trung bình là gì?Viét CT tính nguyên tử khối TB?giải thích?
Hầu hết các nguyên tố đều có các đồng vị ,chỉ có một số ít các nguyen tố là không có động vị như Al, F…Người ta nhận thấy tỉ lệ số nguyên tử các động vị của cùng nguyên tố trong tự nhiên l;à không đổi,không phụn thuộc vào hợp chất hoá học chứa các động vị đó.
áp dụng tính nguyên tử khối TB của Cl?
Hoạt động 4 : Gải quyết 1 số bài tập tính nguyên tử khối TB.
Bài 1 : Tính nguyên tử khối TB của nguyên tố Ni. Biết trong tự nhiên các động vị của Ni tồn tại theo tỉ lệ số nguyen tử :
2858Ni
2856Ni
2861Ni
2862Ni
67,76%
26,16%
2,42%
3,66%
Bài 2 : Nguyên tử khối TB của Cu là 63,546.Trong tự nhiên Cu có 2 động vị 2963Cu và 2964Cu.Tính tỉ lệ % số nguyên tử của động vị 2963Cu tồn tại trong tự nhiên ( 73%)
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 4 : Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
obitan nguyên tử
Tiết 06
A- Mục đích, yêu cầu:
Biết: +Trong nguyên tử e chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định.
+ Mật độ xác suất tìm thấy e trong không gian nguyên tử không đồng đều.Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy e khoảng 90% được gọi là AO.
+ Hinh dạng AO.
B- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề
*Chuẩn bị:
+ Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo
+ AO của H
+ Hình ảnh các AO s và p.
C- Tién trình bài giảng:
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Sự chuyển động của e trong nguyên tử :
1.Mô hình hành tinh nguyên tử :
Hoạt động 1 : + Dùng hình ảnh thông báo : trong nguyên tử e chuyển động trên một quỹ đạo xác định
2. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của e trong nguyên tử , AO.
a) Sự chuyển động của e trong nguyên tử :
Hoạt động 2 : Dùng trang đám mây điện tử của nguyên tử H để h/s tưởng tượng ra hình ảnh xác suất tìm thấy e .
Nhấn mạnh : e chuyển động rất nhanh,không thể quan sát được đường đi của nó.Nói đám mây e nhưng không phải do nhiều e tạo thành mà đó chính là những vị trí e xuất hiện.
b)AO:
Hoạt động 3 : Thông báo : e có thể có mặt ở khắp mọi nơi trong không gian nguyên tử bao quanh hạt nhân.Nhưng khả năng đó không đồng đềutừ đó h/s định nghĩa AO?
II. Hình dạng obitan nguyên tử:
Hoạt động 4 :
+ Sử dụng tranh vẽ AO: s,p.h/s nhận xét hình dạng AO nguyên tủ H.
GV phân tích khẳng định mọi AO (s) đều có dạng hình cầuvới những kích thước khác nhau.
Hoạt động 5 : Dựa vào tranh vẽ GV phân tích hình ảnh cá AO.
Họat động 6 : Củng cố
Bài 1 : AO nguyên tử H ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu,bán kính TB là 0,053nm.(B)
Bài 2 : AO – Py có dạng hình số 8 nổi ( Xác định theo trục Y)
Bài 3 : trong nguyên tử H e thường được tìm tháy bên ngoài hạt nhân song ở gàn hạt nhân và e bị hút bởi p.
Bài 4 : Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s,p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 5 : luyện tập về thành phần cấu tạo nguyên tử ,khối lượng của nguyên tử ,obitan nguyên tử.
Tiết 07 - 08
A- Mục đích, yêu cầu:
1.Củng cố kiến thức :
+ Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyen tử
+ những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử :điện tích số khối,nguyên tử khối.
+Sự chuyển động của e trong nguyên tử : Ao, hình dạng obitan.
2.Rèn kĩ năng:
+ Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử,đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử để giải các bài tập liên quan.
+ Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử để giải các bài tập về đồng vị , nguyên tử khối, nguyên tử khối TB.
+ Vẽ được hình dạng các obitan s,p.
B- Phương pháp:
*Chuẩn bị:
+ Sơ đồ , một số bài tạp tổng hợp kiến thức
C- Tién trình bài giảng:
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
A. Lý thuyết:
1. Hoàn thành sơ đồ về thành phần cấu tạo nguyên tử cvà đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
Eletron
Vỏ nguyên tử Điện tích: 1-
Khối lượng: rất nhỏ
Điện tích:1+
Nguyên tử Prôton Khối lượng: ~ 1u(1đvc)
Hạt nhân
Nơtron Điện tích: 0
Khối lượng: ~ 1u ( 1đvc)
2. Ghép thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng nhất:
1. Nguyên tử
A. Không mang điện
2. Obitan nguyên tử
B. Dạng hình khối cầu
3. Số khối
C. Trung hoà điện
4. nguyên tử khối trung bình
D. A = Z + N
5. Obitan s
E. A(TB) = A%a + B % b +…
6. Obitan p
G. Hình ảnh xác suất e lớn nhất
H. Dạng hình số 8 nổi
3. Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của h/s:
+ Tố chức cho h/s tự kiểm tra vở bài tập của nhau trong nhóm.Nhóm trưởng báo cáo tình hình.
+ GV nhạn xét, phát hiện những bài tập khó h/s chưa làm được để có kế hoạch chữa.
4. Củng cố lý thuyết:
GV sử dụng phiếu học tập ,sơ đồ để củng cố khắc sâu kiến thức cho h/s.
B. Bài tập : Từ bài 1 – bài 5 ( SGK – 22)
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 6 : lớp và phân lớp electron
Tiết 09
A- Mục đích, yêu cầu:
kiến thức :
+ Thế nào là lớp e và phân lớp e
+ Số lượng các obitan trong một phân lớp và trong một lớp
+ Sự giống và khác nhau giữa các obitan trong cùng một phân lớp
+ Dùng kí hiệu để phân biệt các lớp phân lớp obitan.
B- Phương pháp:
*Chuẩn bị:
GV: tranh vẽ hình dạng các obitan
HS : Ôn bài sự chuyển động của e trong nguyên tử
C- Tién trình bài giảng:
1.Tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
2. Tiến trình bài giảng:
I. Lớp electron:
Hoạt động 1 : Tại sao e có khu vực ưu tiên ?
GV : +điều này liên quan đến năng lượng của e.Trong nguyên tử mỗi e có một trạng thái năng lượng nhát định.Tuỳ thuộc vào trạng thái năng lượng nhất định này mỗi e có một khu vực ưu tiên riêng.
+ Hạt nhân hút e nhờ lực hút tĩnh điện : e ở gần hạt nhân bị hút mạnh hơn => liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn => Nó có mức năng lượng thấp và ngược lại.
+ Dùng tranh vẽ mô tả
+ Trình bày : số thứ tự của lớp e là những số nguyên bắt đầu từ 1 hoặc kí hiệu bằng chữ cái in hoa.
n
1
2
3
4
5
6
7
Kí hiệu
K
(lớp gần hạt nhân nhất )
L
M
N
O
P
Q
II.Phân lớp electron:
Hoạt động 2 : Thế nào là một lớp e?Các e như thế nào được xếp vào một p0hân lớp? Các obitan nguyên tử thuộc cùng 1 phân lớp có đặc điểm gì chung?
+ Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng lớp mà mỗi lớp có thể có một hay nhiều phân lớp cụ thể:
Số thứ tự lớp ( kí hiệu)
Số phân lớp
Kí hiệu các phân lớp trong từng lớp
K ( n =1)
1
1s
L ( n= 2)
2
2s, 2p
M ( n= 3)
Lớp thứ n
3
n
3s, 3p, 3
ns, np, nd , nf
III. Số obitan nguyên tử trong một phân lớp electron:
Hoạt động 3 :
+ Tại sao các phân lớp khác nhau có số obitan khác nhau ?
+ AO- s có dạng khối cầu, không có phương ưu tiên (Chỉ có 1 dịnh hướng trong không gian) đồng nghĩa phân lớp - s chỉ có 1 obitan s.
+ obitan p có dạng số 8 nổi ,nằm dọc theo trục toạ độ,nhận các trục toạ độ x,y,z làm truch đối xứng.Như vậy obitan p có 3 định hướng trong không gian.Phân lớp p có 3 obitan.( 3 obitan này chie có định hướng trong không gian khác nhau còn vẫn có mức năng lượng bằng nhau)
+ Mở rộng :Hìng dạng các obitan càng phức tạp càng có nhiều cách định hướng trong không gian ( obitan d có 5 định hướng nên d có 5 obitan , f có 7 định hướng nên f có 7 obitan)
KL: Số obtan trong các phân lớp s,p,d,f tương ứng là :1,3,5,7.
IV. Số obitan nguyên tử trong một lớp electron:
Hoạt động 4 :
+ GV hướng dẫn h/s tính số obitan trong một lớp
Số thứ tự lớp ( kí hiệu)
Số phân lớp
Kí hiệu các phân lớp trong từng lớp
Số obitan trong mối lớp
K ( n =1)
1
1s
1
L ( n= 2)
2
2s, 2p
4
M ( n= 3)
3
3s, 3p, 3d
9
Lớp thứ n
n
ns, np, nd , nf
N2
Hoạt động 5 : Củng cố ( Sử dụng cá bài tập trong SGK)
Bài 1 : Các e cuả rnguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp ,lớp thử 3 có 6 e .Số đvị đthn của X là số nào trong những số dưới đây:
6
8
14
16
Bài 2 : các obitan trong một phân lớp e
Có cùng sự định hướng trong không gian
Có cùng mức năng lượng
Khác nhau về mức năng lượng
Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp .
Hãy chọn đáp án đúng
Bài 3 : Thế nào là lớp phân lớp e.Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp e?
Bài 4 : Hãy cho biết tên của các lớp e ứng với các giá trị của n= 1,2,3,4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp e ?
Bài 5 : Cho biét số phân lớp e ,số obitan có trong klớp M,N?
Giáo án hoá 10
Ngày soạn: 15/8/2006
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Phương
Bài 7 : năng lượng của các electron trong nguyên tử
cấu hình electron nguyên tử
Tiết 10 -11
A- Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức :
+ Số e tối đa trong một phân lớp và trong một lớp
+ Các nguyên lý ,quy tắc xắp sếp các e trong nguyên tử
Kĩ năng :
+ Viết cấu hính e nguyên tử của nguyên tố
+ Đặc điểm của e lớp ngoài cùng
+ Dựa vào nguyên lý,quy tắc về sự phân bố e trong nguyên tử để viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2,3,4.
B- Phương pháp:
*Chuẩn bị:
GV: tranh vẽ trật tự các mức năng lượng obi
File đính kèm:
- giao an 10(7).doc