1- Về kiến thức
Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9.
*Các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị.
*Các công thức tính các đại lượng hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch.
*Sự phân loại các hợp chất vô cơ.
2- Về kỹ năng
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1, 2 tuần I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2, tuần 1
NS: 18/8/2012
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I- Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức
Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9.
*Các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị.
*Các công thức tính các đại lượng hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch.
*Sự phân loại các hợp chất vô cơ.
2- Về kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
*Về cấu tạo nguyên tử
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
*Nồng độ dung dịch.
*Viết và cân bằng các phản ứng vô cơ.
II- Phương pháp
Vấn đáp kết hợp với sử dụng bài tập
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nguyên tử, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
1- Nguyên tử
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất
-Ngtử được cấu tạo gồm 2 phần : hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm.
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm có hạt proton (p) mang điện dương và hạt nơtron (n) không mang điện. Khối lượng hạt proton = khối lượng hạt nơtron.
Lớp vỏ có 1 hay nhiều electron (e) mang điện âm.Khối lượng electron nhỏ hơn khối lượng proton 1836 lần.
-Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của hạt nhân.Vậy:
KLNT = Tổng khối lượng các hạt proton và các hạt nơtron trong nguyên tử.
Hoạt động 2
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nguyên tố hoá học, đưa ra ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
2- Nguyên tố hoá học
-Là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.
-Những nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
Hoạt động 3
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hoá trị, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
3- Hóa trị của một nguyên tố
-Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.
-Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố Hidro (được chọn làm đơn vị) và hóa trị của nguyên tố Oxi (là hai đơn vị).
-Qui tắc hóa trị: gọi a,b là hóa trị của nguyên tố A,B.
Trong công thức AxBy ta có: ax = by
Hóa trị
Kim loại
Phi kim
I
Na , K , Cu , Ag
Cl , Br , N
II
Mg , Ca , Ba , Pb , Cu , Hg , Zn , Fe
O , C , S , N
III
Al , Fe
N , P
IV
C , S , N
V
N , P
VI
S
Hoạt động 4
GV: yêu cầu HS phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
4- Định luật bảo toàn khối lượng
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.
Hoạt động 5
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm mol, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
5- Mol
-Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
-Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.1023 (N) phân tử chất khí đó. Ở đktc, thể tích mol của các chất khí là 22,4 lit.
-Các công thức:
Hoạt động 6
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về tỉ khối của chất khí, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
6.-Tỉ khối của chất khí
- Tỉ khôi của khí A đối với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần
- Tỉ khối của khí A đối với không khí cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
-Công thức :
Hoạt động 7
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm dung dịch, độ tan, nồng độ %, công thức tính C%, CM, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
7- Dung dịch
-Độ tan (S) được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định.
-Nồng độ dung dịch:
Nồng độ phần trăm ( C% ): Là số gam chất tan có trong 100g dung dịch
Nồng độ mol ( CM ): Cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch
Hoạt động 8
GV: yêu cầu HS cho biết cách phân loại các hợp chất vô cơ, cho ví dụ.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: phát biểu, đưa ra ví dụ.
8- Sự phân loại các hợp chất vô cơ
a- Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.
- Oxit bazơ: CaO, Fe2O3 . . . tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
- Oxit axit: CO2, SO2. . . tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước.
b- Axit: là hợp chất gồm Hidro liên kết với gốc axit..
VD: HCl, H2SO4 . . . tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H, muối
c- Bazơ: là hợp chất gồm kim loại liên kết với nhóm hidroxit (- OH).
VD: NaOH, Cu(OH)2 . . .tác dụng với axit tạo muối và nước.
d- Muối: là hợp chất gồm kim loại liên kết với gốc axit.
VD: NaCl, K2CO3 . . . có thể tác dụng với axít tạo muối mới và axít mới, có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối mới và bazơ mới.
IV- Củng cố và dặn dò
Giáo viên nhắc lại các nội dung vừa ôn tập mà HS về nhà cần xem lại.
V- Rút kinh nghiệm
Kí duyệt tuần 1
20 / 08 / 2012
Trương Bá Đoan
File đính kèm:
- Giao an Hoa 10 tuan 1.doc