Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 2 tuần 1

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức đã học trong chương trình cấp 2 :

- Các khái niệm và định luật cơ bản : Nguyên tử, nguyên tố, hóa trị của nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol.

- Các công thức tính : Tỉ khối của chất khí, độ tan và nồng độ dung dịch.

- Sự phân loại các hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

2. Kỹ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập,

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 2 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết : 2 NS: 05/08 NG:12/09 ÔN TẬP ĐẦU NĂM (t2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức đã học trong chương trình cấp 2 : Các khái niệm và định luật cơ bản : Nguyên tử, nguyên tố, hóa trị của nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol. Các công thức tính : Tỉ khối của chất khí, độ tan và nồng độ dung dịch. Sự phân loại các hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2. Kỹ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập, chuẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học phần sau của chương trình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : giao bài tập cho học sinh. 2. Học sinh : Tự ôn lại các nội dung kiến thức trên. Làm bài tập giáo viên cho. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, củng cố, hoạt động nhóm IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Ôn tập HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. GV cho HS kiểm tra chéo vở bài tập, theo dõi, hướng dẫn HS làm việc. Hoạt động 2. GV cho HS giải một số bài tập trong phần đã ra theo từng nội dung kiến thức đã củng cố. Bài 1. Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp: Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng Nitơ 7 2 2 Natri 11 2 Lưu huỳnh 16 2 Agon 18 2 Bài 2. Natri có nguyên tử khối là 23, hạt nhân nguyên tử có 11 proton.Tính số hạt nơtron, electron; số electron trong mỗi lớp của nguyên tử natri. Hoạt động 3. GV củng cố: + mối quan hệ giữa số hạt proton và electron. + cách tính số n dựa vào nguyên tử khối. + cách tính số e trong từng lớp dựa vào số electron tối đa trong mỗi lớp. Bài 3 : Tính hóa trị của các nguyên tố : a) Cacbon trong các hợp chất : CH4, CO, CO2. b) Sắt trong các hợp chất : Fe2O3, FeO. Bài 4. Tính khối lượng của : Hỗn hợp chất rắn gồm 0,2 mol Fe và 0,5 mol Cu. Hỗn hợp chất khí gồm 33,6 lit CO2; 11,2 lit CO và 5,6 lit N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Bài 5.Tính thể tích (đktc) của : Hỗn hợp khí gồm 0,75 mol CO2; 0,5 mol CO và 0,25 mol N2. Hỗn hợp chất khí gồm 6,4 gam khí O2 và 22,4 gam khí N2. Bài 6. Có những chất khí riêng biệt sau : NH3, SO2, H2. Hãy tính : Tỉ khối của mỗi khí trên đối với khí nitơ N2. Tỉ khối của mỗi khí trên đối với không khí. Bài 7. Nung m (g) bột Cu trong không khí đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 1,6 gam.Tính m. Bài 8. Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch muối 12%, nhận thấy có 5 gam muối kết tinh tách ra khỏi dung dịch.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm. Bài 9. Trong 800 ml dung dịch NaOH có 8 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0,1M ? Hoạt động 4. GV củng cố Quy tắc đường chéo để pha loãng. Bài 10. Viết các phương trình phản ứng chứng minh : + SO2, HCl có tính axit + CuO, Mg(OH)2 có tính bazơ. Bài 11. Nguyên tố A trong BTH có số hiệu nguyên tử là 12. Cấu tạo nguyên tử cúa nguyên tố A ? Tính chất hóa học đặc trưng cúa nguyên tố A ? So sánh tính chất hóa học cúa nguyên tố A với các nguyên tố đứng trên và dưới trong cùng nhóm, trước và sau trong cùng chu kỳ ? II. BÀI TẬP. 1. Bài tập về nguyên tử, nguyên tố, hóa trị của nguyên tố. (nhóm 1) Bài 1. Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng Nitơ 7 7 2 2 5 Natri 11 11 3 2 1 Lưu huỳnh 16 16 3 2 6 Agon 18 18 3 2 8 Bài 2. 11p 11+ 12n 2e 8e 1e Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Bài 3.: IV II IV III III CH4 CO CO2 FeO Fe2O3 2. Bài tập về mol, tỉ khối của chất khí, định luật bảo toàn khối lượng. (nhóm 2) Bài 4. mhh = 0,2 x 56 + 0,5 x 64 = 43,2 g. mhh = (33,6 x 44 + 11,2 x 28 + 5,6 x 28)/22,4 = 87 g. Bài 5. a) Vhh = (0,75 + 0,5) x 22,4 = 28 lit. b) Vhh = (6,4/32 + 22,4/28) x 22,4 = 22,4 lit. Bài 6. a) dNH3/ N2 = 17/28 = 0,61 dSO2/ N2 = 64/28 = 2,29 dH2/ N2 = 2/28 = 0,071 b) dNH3/ kk = 17/29 = 0,59 dSO2/ kk = 64/29 = 2,21 dH2/ kk = 2/29 = 0,069 Bài 7. Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng chất rắn tăng khi nung bột Cu trong không khí là do phản ứng sau : Cu + 1/2O2 → CuO Cứ 1 mol Cu phản ứng thì ∆m = mO2 = 16g x mol Cu phản ứng thì ∆m = 1,6g => x = (1,6 x 1)/16 = 0,1 mol => khối lượng Cu phản ứng : m = 64 x 0,1 = 6,4g. 3. Bài tập về dung dịch, tính chất các hợp chất vô cơ. (nhóm 3) Bài 8. Trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm, dung dịch muối bão hòa có : mct = 12% x 700 – 5 = 79 gam mdd = 700 – 300 – 5 = 395 gam => C% = (79/395) x 100% = 20%. Bài 9. CM = 8/(40 x 0,8) = 0,25M. Quy tắc pha loãng : 0 0,15 0,1 0,25 0,1 0,15/0,1 = VH2O/0,2 => VH2O = (0,15 x 0,2)/0,1 = 0,3 lit. Bài 10. Các phương trình phản ứng SO2 + NaOH → NaHSO3 HCl + NaOH → NaCl + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O 4. Bài tập về Bảng tuần hoàn. (nhóm 4) Bài 11. Cấu tạo nguyên tử cúa nguyên tố A : Số p = số e = số hiệu nguyên tử = 12. Số lớp e = 3 Số e lớp trong cùng = 2 Số e lớp ngoài cùng = 2 Tính chất hóa học đặc trưng cúa nguyên tố A : Tính kim loại. So sánh tính chất hóa học cúa nguyên tố A (Mg) với • Các nguyên tố đứng trên và dưới trong cùng nhóm (Be, Ca) : Theo thứ tự : Be, Mg, Ca thì : + Số lớp e cúa các nguyên tử tăng dần (2,3,4). + Tính kim loại cúa các nguyên tố tăng dần. • Các nguyên tố đứng trước và sau trong cùng chu kỳ (Na, Al): Theo thứ tự : Na, Mg, Al thì : + Số e lớp ngoài cùng cúa các nguyên tử tăng dần (1,2,3). + Tính kim loại cúa các nguyên tố giảm dần. 3. Dặn dò: - Hệ thống lại các nội dung kiến thức trên. - Chuẩn bị bài 1 : Thành phần nguyên tử.

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc
Giáo án liên quan