0 Biết được phản ứng hóa học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
0 Biết được bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phản ứng hóa học tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/11/05
Tiết 18
PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Biết được phản ứng hóa học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
Biết được bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết phương trình chữ, qua việc viết phương trình chữ : HS phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học.
3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II. TRỌNG TÂM.
Địng nghĩa phản ứng hóa học, đặc điểm biến đổi chất khi có phản ứng, điều kiện để xảy ra phản ứng.
III. CHUẨN BỊ.
* GV: Tranh vẽ H.25 ; Zn , HCl, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt , nhíp sắt.
* HS: Ôn lại kiến thức cũ về nguyên tử.
1. Ổn định tổ chức: kiểm diện HS: 8A8 : 8A9:
2. Kiểm tra bài cũ: gọi 2HS trả bài.
Câu hỏi:
1) Những việc làm nào sau đây là sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học?
Giũa một đinh sắt thành mạt sắt. Ngâm mạt sắt trong ống nghiệm đựng axitclohiđric thì thu được khí hiđro và dung dịch sắt (II) clorua.
Cho một ít bột NaHCO3 vào nước được dung dịch NaHCO3 . Cho một ít bột NaHCO3 vào nước chanh thấy có sủi bọt.
* Thế nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?
2) Xét các hiện tượng sau đây và chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí đâu là hiện tượng hóa học.(10đ)
Lưu huỳnh cháy tạo thành khí Sunfurơ.
Khi đốt đèn cồn, cồn cháy biến đổi thành khí cacbonic và hơi nước.
Dây tóc trong bóng đèn điện nóng đỏ và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
Nhựa đường (dầu hắc) được đun nóng, chảy lỏng ra.
Sắt bị gỉ chuyển thành chất màu đỏ.
* Thế nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?
Đáp án:
1) a)Giũa đinh sắt thành mạc sắt là hiện tượng vật lý (2đ) Ngâm mạc sắt trong ống nghiệm đựng axit clohiđric, thu được khí hidro và dung dịch sắt (II) clorua là hiện tượng hóa học (2đ)
b) Cho một ít bột NaHCO3 vào nước được dd NaHCO3 là hiện tượng vật líù(2đ). Cho một ít bột NaHCO3 vào nước chanh thấy có sủi bọt là hiện tượng hóa học (2đ)
* Trả lời đúng định nghĩa (2đ)
2)
Hiện tượng vật liù c, d (3đ)
Hiện tượng hóa học a, b, e (5đ)
* Trả lời đúng định nghĩa (2đ)
HS nhận xét GV ghi điểm.
3. Giảng bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các em đã biết, khi có biến đổi từ chất này thành chất khác; ta nói đó là hiện tượng hóa học sự biến đổi này diễn ra theo một quá trình. Quá trình này gọi là gì?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu phản ứng hóa học là gì.
- GV Yêu cầu HS đọc sgk sau đó phát biểu,
- GV bổ sung hướng dẫn cách ghi và đọc phương trình chữ của phản ứng.
Ví dụ:
parafin + khí oxi ® nước + khí cacbonđioxit
chất phản ứng: parafin, khí oxi
chất tạo thành (sản phẩm): nước, cacbonđioxit
- GV: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần .
* Hoạt động 3 : Diễn biến của phản ứng hóa học.
HS: Thảo luận nhóm (dựa vào hình 2.5):
+Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?(hiđro liên kết với hiđro, oxi liên kết với` oxi )
+Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? (Hiđro liên kết với oxi)
+Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không? (có)
- GV diễn giảng
? qua sơ đồ trên ta kết luận điều gì ?
HS: Làm bài tập 4
Trả lời : Thứ tự điền như sau: rắn, hơi, phân tử, phân tử
- GV: bổ sung và kết luận
* Hoạt động 4: Tìm hiểu và nhận biết khi nào phản ứng hóa học xảy ra .
HS Dựa vào Biểu diễn phản ứng của kẽm và axit clohiđric cho biết khi nào phản ứng hoá học xảy ra .
? Nếu 2 hay nhiều chất tham gia phản ứng thì các chất như thế nào?
? Nếu phản ứng có một chất tham gia thì cần điều kiện nào ? Cho thí dụ ?
-GV: Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác ( HS đọc mục 3/ phần III)
? Qua các thí nghiệm, hiện tượng hãy cho biết khi nào có phản ứng hóa học xảy ra?
.
*GV: Liên hệ
Sắt để trong không khí dể bị gỉ- để tránh không khí tiếp xúc với sắt : có thể bôi dầu, mở hoặc phủ lên một lớp sơn các đồ dùng bằng sắt.
I. ĐỊNH NGHĨA .
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học .
Tên chất phản ứng ® tên các sản phẩm
Thí dụ:
Lưu huỳnh + sắt ® sắt(II) sunfua
Đọc là lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo thành sắt (II) sunfua
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .
III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA?
Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác..
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
4. Củng cố:
BT1 (SGK/50)
Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa trong các hiện tượng mô tả sau:
Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với khí oxi tạo ra khi sunfurơ có mùi hắc.
Ở nhiệt độ cao nước bị phân hủy sinh ra khí hiđro và khí oxi
Khi nung đá vôi, đá vôi bị phân hủy sinh ra vôi sống và khí cacbonic.
Vôi tôi tác dụng với khí cacbonic tạo ra đá vôi và nước.
5. Dặn dò: Học bài làm bài tập 2/50 SGK ; 13.3, 13.4 ; 13.6 /SBT
Chuẩn bị phần IV “ Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?”
V. RÚT KINH NGHIỆM.
File đính kèm:
- T18.doc