Bài giảng Thể dục Lớp 9 - Chương 9: Môn thể thao tự chọn - Năm học 2020-2021 - Phạm Cao Thắng

. Nguồn gốc của môn cầu lông.

 Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.

 Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.

 Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng. Do tính hẫp dẫn của trò chơi nên chẳng bao lâu nó được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Badminton từ đó trở thành tên gọi tiếng Anh của môn cầu lông.

 Do sự phát triển nhanh chóng của môn cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh, người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông, đến năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi.

 Đầu thế kỷ XX, cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương và cuối cùng là châu Phi. Trước tình hình đó ngày 5/7/1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập viết tắt tiếng Anh là (IBF) International Badminton Federation, trụ sở tại Luân Đôn. Năm 1939, IBF đã thông qua luật thi đấu cầu lông quốc tế mà tất cả các nước hội viên đều phải tuân theo.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thể dục Lớp 9 - Chương 9: Môn thể thao tự chọn - Năm học 2020-2021 - Phạm Cao Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT TRÌNH KỸ THUẬT CƠ BẢNMÔN CẦU LÔNGLịch sử môn cầu lôngGiáo viên: Phạm Cao ThắngTHCS Long BiênNăm học 2020 -20211. Nguồn gốc của môn cầu lông. Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm. Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.LỊCH SỬ MÔN CẦU LÔNG Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng. Do tính hẫp dẫn của trò chơi nên chẳng bao lâu nó được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Badminton từ đó trở thành tên gọi tiếng Anh của môn cầu lông.2. Sự phát triển môn cầu lông trên thế giới. Do sự phát triển nhanh chóng của môn cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh, người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông, đến năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi. Đầu thế kỷ XX, cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương và cuối cùng là châu Phi. Trước tình hình đó ngày 5/7/1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập viết tắt tiếng Anh là (IBF) International Badminton Federation, trụ sở tại Luân Đôn. Năm 1939, IBF đã thông qua luật thi đấu cầu lông quốc tế mà tất cả các nước hội viên đều phải tuân theo.3. Sự phát triển cầu lông ở Việt Nam. Cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường. Thực dân hoá và Việt kiều về nước, sự suất hiện của cầu lông ở Việt Nam được xác định là muộn hơn các môn thể thao khác. Mãi tới năm 1960 mới suất hiện vài câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Hà Nội ,Sài Gòn. Đến năm 1961 Hà Nội đã tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách Thảo Hà Nội, song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không đựoc nhân rộng mà còn bị tạm thời bị lắng xuống. Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thật sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. An Giang, Cửu Long, Bắc ninh, Lai Châu. Năm 1980 Giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam. - Tháng 8 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập (VBF) - Năm 1993 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông châu Á (ABC). - Năm 1994 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới (IBF). Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo su hướng hội nhập khu vực và thế giới.LIÊN ĐOÀN CẦU LÔNG VIỆT NAMDANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH 1Phan Văn Khải Chủ tịch2Nguyễn Minh ThôngPhó chủ tịch3Nguyễn Xuân ThúcPhó chủ tịch 4Lê Đăng Xu Phó chủ tịch 5Lê Quí Đôn Phó chủ tịch 6Lê Thanh SangTổng thư ký VĐV Tiến Minh Vượt qua tay vợt người Malaysia Lee Chong Wei với tỷ số 2-1 vào tối 11/6, Nguyễn Tiến Minh xuất sắc giành quyền dự tứ kết giải cầu lông Singapore mở rộng 2009. Tiến Minh hiện đứng ở vị trí thứ 11 thế giới. Trước đó, ở vòng đấu đầu tiên của giải, anh khá vất vả mới vượt qua tay vợt giữ vị trí 26 Sasaki Sho (Nhật Bản) cũng với tỷ số 2-1.Tiến Minh bất ngờ đánh bại tay vợt số một thế giớiTÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU CẦU LÔNG. Đối với các thế hệ trẻ, tập luyện cầu lông có tác dụng làm phát triển và hoàn thiện hệ vận động trong đó bao gồm các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh; đồng thời phát triển tương ứng các hệ thống cơ quan khác của cơ thể như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn Cùng với hệ phát triển cac hện thống cơ quan của cơ thể là sư phát triển các tố chất vận động thể lực quan trọng của con người như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động. Ngoài ra tập luyện cầu lông còn góp phần tích cực hoàn thiện về nhân cách, rèn luyện các phẩm chất đạo dức, ý trí, tính tự tin, lòng quyết tâm. Đối với những người cao tuổi, tập luyện cầu lông có tác dụng củng cố và duy trì sức khoẻ, chống lão hoá, và một số bệnh thường gặp ở tuổi già như huyết áp, xơ cứng động mạch, các bệnh về cột sống Cơ thể khoẻ mạnh sẽ gúp người cao tuổi tự tin hơn trong cuộc sống và tạo ra niềm tin “sống vui, sống khoẻ, sống có ích” cho gia đình và xã hội. Tập luyện và thi đấu cầu lông còn có tác dụng tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau trên thế giới.Rút vợt Lăng vợt Tiếp xúc cầu Dừng vợtVề TTCB I. Các giai đoạn của động tác đánh cầu.A. LÝ THUYẾT CẦU LÔNG II.Cách cầm vợt, cầm cầu: Đó là cách cầm vợt mà khe giữa của ngón tay cái và ngón tay trỏ đối diện với cạnh nhỏ của mặt hẹp của chuôi vợt, ngón cái và ngón tay trỏ áp vào 2 mặt rộng của chuôi vợt. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa hơi tách ra ; ngón tay giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm lấy chuôi vợt, lòng ban tay không nên áp sát cán vợt, đầu mút của chuôi vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay, mặt vợt cơ bản vuông góc với mặt đất .1. Cách cầm vợt thuận tay : Trên cơ sở cách cầm vợt thuận tay ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gờ nhỏ của cạnh trong. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm chặt lấy chuôi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.2. Cầm vợt trái tay :3. Cách cầm cầu: có 2 kiểu cầm cầu cơ bản:- Cầm cầu ở phần cách cầu: Dùng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm cầu nhẹ ngay phần mềm của cánh cầu, sâu từ 1-2cm các ngón khác nắm lại tự nhiên.- Cầm cầu ở phần đầu của quả cầu: Cũng bằng ngón trỏ và ngón cái cầm ở hai bên gần đầu cầu, ngón giữa đỡ nhẹ phía dưới, các ngón còn lại nối nhau tự nhiên.1. Sân hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên rộng khoảng 40 mm2. Các đường của sân phải phân biệt và tốt hơn là màu trắng hoặc vàng.3. Tất cả các đường biên hình thành nên phần khu vực mà chúng đã xác định.4. Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không được đặt vào trong sân .III. SÂN CẦU LÔNGSƠ ĐỒ SÂN CẦU LÔNG 5. Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể trận thi đấu đơn hay đôi (sơ đồ A) 6. Lưới phải được làm từ những sợi dây ny lông (dây gai) mềm màu đậm, và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15 mm và không lớn hơn 20 mm.7. Lưới có chiều rộng 760 mm và chiều dài ngang sân 6,1 m. 8. Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng phủ đôi trên dây lưới hoăc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.9. Dây lưới hoặc dây cáp lưới được căng chắc chắn và ngang bằng đỉnh cột lưới. 10. Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới dến mặt sân là 1,524 m, và cao 1,55 m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi.11. Không có khoảng trống nào giữa lưới và cột, tốt nhất là buộc toàn bộ chiều rộng hai đầu lưới vào hai cột lưới.CƠ CẤU BAN TỔ CHỨC GIẢISơ đồ thi đấu loại trực tiếp 8 vđvSơ đồ thi đấu loại trực tiếp 11 vđvSơ đồ thi đấu hai lần thua cho 8 đấu thủ:B. KỸ THUẬT CẦU LÔNG I. KỸ THUẬT DI CHUYỂN:1. Di chuyển đơn bước:a.Di chuyển tiến phải đánh cầu: Dùng chân trái làm trụ, chân phải bước chếch sang phải một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi, góc bước khoảng 40-50cm chân phải khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải, người hơi đổ về trước.21b.Di chuyển tiến trái đánh cầu: Vẫn dùng chân trái làm trụ, mũi chân xoay sang trái 1 góc 850 - 900. Chân phải bước lên sang trái một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi, chân khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải, người đổ về trước.21c.Di chuyển lùi phải đánh cầu: Dùng chân trái làm trụ xoay vàn chân phải tạo với hướng đánh một góc từ 1300-1350 chân phải lùi về sau một bước từ 50 - 60cm sao cho mũi chân phải và gót chân trái nằm trên một đường thẳng song song với hướng đánh, trọng tâm dồn vào chân phải tạo thành tư thế đánh cầu.21d.Di chuyển lùi trái đánh cầu: Dùng chân phải làm trụ xoay mũi bàn chân trái tạo với hướng đánh một góc 1300-1350, chân trái bước về sau sang trái và gót chân phải nằm trên 1 đường thẳng song song với hướng đánh cầu. Trọng tâm dồn vào chân trái, người ở tư thế đánh cầu.21II. KỸ THUẬT PHÁT CẦU:1. Kỹ thuật phát cầu thuận tay: Trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khuỷu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái. Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu khoảng 1m, thân người ở tư thế cai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau, mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai.2. Kỹ thuật phát cầu trái tay: Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao về phía trước, trọng tâm cơ thể rơi cào chân trước, tay phải co khuỷu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở đưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón cái và ngón trỏ giữ chắc 2-3 chiếc lông cánh cầu, núm cầu chúc xuống.Đánh cầu phải thấp tay III. KỸ THUẬT PHÒNG THỦ:1. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải: Được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang phải, đường bay thấp. Người tập nhanh chóng lấy chân trái làm trụ chân phải bước một bước về hướng đánh độ dài tùy thuộc vào điểm rơi của cầu, tay phải đưa vợt từ trước sang phải, ra sau, lên trên. Khi chân ổ định thì đưa vợt từ trên xuống dưới, ra trước. Điểm tiếp xúc cầu ở phía trước mũi chân ngang tầm với gối, lực đánh tùy thao ý đồ chiến thuật. Sau khi tiếp xúc nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.Đánh cầu trái thấp tay Được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang trái thấp dưới thắt lưng. Tư thế chuẩn bị cơ bản là dùng chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước sang trái một bước theo hướng cầu rơi, đồng thời đưa vợt từ phía sau sang phải, ra sau. Trọng tâm dồn vào chân sau. Khi đánh cầu thì đưa vợt từ sau xuống dưới, ra trước, trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân trước, điểm tiếp xúc cầu trước mũi bàn chân và ngang tầm gối, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị.2. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên trái:III. KỸ THUẬT TẤN CÔNG:1. Kỹ thuật đánh cầu phải cao tay:2. Kỹ thuật đánh cầu trái cao tay:3. Kỹ thuật đập cầu thuận tay:3. Kỹ thuật vụt cầu trái tay:THE END

File đính kèm:

  • pptbai_giang_the_duc_lop_9_chuong_9_mon_the_thao_tu_chon_nam_ho.ppt