MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. giúp học sinh nhớ và nắm các kiến thức cơ bản trong chương trình THCS tập trung :nguyên tử ,nguyên tố hoá học , công thức ,viết và cân bằng phương trình ,tính chất của các chất vô cơ quan trọng, tỷ khối chất khí .
2. Các dạng bài tập quan trọng :dung dịch , tính theo công thức và phương trình
B- CHUẨN BỊ : tính chất của các chất vô cơ quan trọng
29 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 1-2 ôn tập chương trình phổ thong cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ 1-2 ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH PTCS
Ngày soạn :
Ngày giảng :
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
giúp học sinh nhớ và nắm các kiến thức cơ bản trong chương trình THCS tập trung :nguyên tử ,nguyên tố hoá học , công thức ,viết và cân bằng phương trình ,tính chất của các chất vô cơ quan trọng, tỷ khối chất khí ...
Các dạng bài tập quan trọng :dung dịch , tính theo công thức và phương trình
B- CHUẨN BỊ : tính chất của các chất vô cơ quan trọng
C- NỘI DUNG :
j Oån định tổ chức : làm quen -giới thiệu chương trình
k Bài củ : quy định môn học
l Bài mới : ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH PTCS
A- Lý thuyết
I- Nguyên tử : là hạt vi mô cấu tạo nên các chất
Hạt nhân (mang điện dương )
Nguyên tử
Vỏ e (mang điện âm )
Vỏ e gồm 1 hay nhiều e (điện tích = -1 ) chuyển động thành các lớp
Z+ 2e 8e 18e
Hạt nhân : ở tâm nguyên tử gồm các hạt prôton và nơtron
Khối lượng nguyên tử A = N + P = N + Z
II- Nguyên tố hoá học :
Là tập hợp tất cả các nguyên tử có cùng Z g các nguyên tử của cùng nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau
III- Hoá trị các nguyên tố :
Là khả năng kết hợp giữa nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác Hoá trị được xác định theo hoá trị của H hay O
thì ax = by (biết 3 đại lượng xác định được đại lượng còn lại )
IV- Định luật bảo toàn khối lượng :
Trong phản ứng hoá tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng chất tạo thành
V- Mol : Là lượng chất chứa N = 6.1023 hạt vi mô ( nguyên tử ,phân tử ...)
Khối lượng mol là M tính bằng đơn vị gam của N hạt vi mô chất đó
Thể tích mol chất khí là thể tích của 6.1023 phân tử của chất khí V = 22,4 lit (đktc)
Mối liên quan các đại lượng :
n = g m = n.M ; n = g A = n.N ; n = g V = n.22,4
Trong đó : N=6.1023 ; m = khối lượng ; n = lượng chất ; V = thể tích ; M = Phân tử khối
A = nguyên tử khối
VI- Tỷ khối chất khí :Cho biết chất khí A nặng hơn B bao nhiêu lần
= trong đó MA là khối lượng mol của khí A
MB là khối lượng mol của khí B g MA = .MB
Trong trường hợp B là không khí thì MB = 29
IIV- Dung dịch :
1- Độ tan : Xác định bằng số gam chất tan trong 100g nước
2- Nồng độ dung dịch :
a) Nồng độ % : số gam chất tan có trong 100g dung dịch C% = .100%
** khi tính C% dựa vào phương trình phản ứng thì khối lượng dung dịch = khối lượng các chất tham gia - khối lượng kết tủa - khối lượng chất khí giải phóng
** khi có đa a xít tham gia thì có thể tạo ra nhiều loại muối
b) Nồng độ mol : Số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch CM =
-lập mối liên hệ giữa 2 dạng nồng độ và mối quan hệ để tiùnh số mol
-vận dụng các loại công thức
trong đó : mct = khối lượng chất tan (g) ; md = khối lượng dung dịch (g) ; n = số mol chất tan ; V = thể tích dung dịch (lit)
VIII- Phân loại và tính chất các chất vô cơ :
Kim loại
KL
O2
H2O
O xít bazơ
OB
Bazơ
B
Muối
M
Pkim
M
OA
M +PKm
O2
OB
H2O
B +H2
B
OA
A
M
M +H2O
A (a xít )
M + H2
M +H2O
M + H2O
Mm +Am
Muối
M + KLm
Mm + Bm
2Mm
Điều kiện của một số phản ứng cần nhớ :
OB + OA : OB tương ứng ba zơ tan
OB + H2O : ...............//...................
B + M : các chất tham gia tan , sản phẩm có kết tủa
KL + A : kim loại đứng trước hyđrô
KL + M : kim loại mạnh đẩy kim loại yếu và một số trường hợp khác
B- Bài tập :
1- tính theo công thức : dùng để tính % các nguyên tố hay để lập công thức phân tử các chất
ví dụ 1: tính hàm lượng N có trong phân đạm Urê (NH2)2CO
M = 12+16+2(14+2) = 60 à %N = 28/60 = 0,466 = 46,6 %
Ví dụ 2 : một hợp chất gồm 2 nguyên tố C và H trong đó H chiếm 7,7% xác định công thức phân tử
2-tính theo phương trình :
dạng 1: từ 1 giá trị cho trước tính các giá trị bất kỳ
ví dụ 1 : tính V dung dịch HCI 0,5M để trung hoà hết 100ml dung dịch NaOH 0,1M
ví dụ 2: hoà tan hoàn toàn 6,5 g Zn vào dung dịch HCI 0,25M tính V khí thu được và V dung dịch a xít cần dùng . tính nồng độ dung dịch thu được biết dung dịch HCI có d = 1,25 g/ml
dạng 2: bài toán cho nhiều dự kiện : xem xét có chất dư à dựa vào yêu cầu mà xác định dự kiện cần
ví dụ 1 : đun nóng hỗn hợp gồm 4 g Fe và 4g S đến khi phản ứng xong hoà tan sản phẩm thu được vào H2SO4 dư tính V khí giải phóng
ví dụ 2 : cho 0,5 l dung dịch NaOH 1M vào 250ml H2SO4 0,5M tính nồng độ dung dịch thu được
3- bài tập tổng hợp :
bài 1 : cho 10 g hỗn hợp 2 kim loại Fe ,Cu vào H2SO4 loãng ,dư thu 2,24 l khí (đktc) tính % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp
bài 2 : cho 8,5 g hỗn hợp 2 kim loại Na , K tác dụng với nước thu 3,36 l khí (đktc) tính % k.lượng
bài 3 : hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 6,4 g CuO và 16 g Fe2O3 trong 160 ml dung dịch H2SO4 2M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m g chất rắn không tan . tính m
4-Phần nâng cao :
* Hãy điền vào ô trống các số liệu thích hợp
nguyên tử
số P
số e
số lớp e
số e ở vỏ
O
8
Ca
20
Al
3
3
K
19
* xác định hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau :
NO2 ; P2O5 ; Cl2O7 ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; FeS2
* Tính V hỗn hợp khí
* Bài tập dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
Bài 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Tiết : 3
Ngày soạn : 9/2007
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Thành phần cơ bản của nguyên tử
* Kích thứoc ,khối lượng của nguyên tử và các thuộc tính các hạt cơ bản
II-MỤC TIÊU :
1-Kiến thức :
* Thành phần cơ bản của nguyên tử : Hạt nhân và vỏ nguyên tử ,các loại hạt cơ bản cấu tạo nên các phần trên
* Kích thước của hạt nhân và vỏ nguyên tử . Các thuộc tính cơ bản của các hạt
2- Kĩ năng :
Rèn luyện tư duy trừu tượng ,khả năng tưởng tượng
Sử dụng các đơn vị đo và giải các bài tập III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu Hs đọc phần I SGK
g Đặt vấn đề
Hoạt động 2:
GV: Treo hình 1.3 lên bảng
Nguyên tử có thể chia nhỏ không ?
Hs: Thảo luận nhóm
GV: Mô tả TN1 –Hãy nêu hiện tượng ,nhận xét
Hs: Nêu nhận xét qua SGK
GV: Tia âm cực có phải là vật chất thực không ? làm sao chứng minh ?
Mô tả TN2 g Nêu hiện tượng , nhận xét
Hs: Thảo luận nhóm và nhận xét
GV: Đặt vấn đề :Hạt vật chất này mang điện ? phương pháp xác định ?
Mô tả TN3 –Yêu cầu Hs nêu hiện tượng và nhận xét
Hs: Làm theo yêu cầu
GV: Kết luận vấn đề g yêu cầu Hs đọc và ghi phân số liệu SGK
hoạt động 3: Nguyên tử trung hoà về điện mà nguyên tử có phần mang (-) vậy phải có phần mang điện (+) nằm ở đâu ? phương pháp xác định
GV: Mô tả thiết bị ở h.1.4 SGK hướng dẫn Hs quan sát ,nhận xét ? Vì sao phần lớn các hạt đi thẳng ? chứng tỏ điều gì
Vì sao có một số hạt bị bật trở lại ? chứng tỏ ?
Kết luận ?
hoạt động 4:
GV: Hạt nhân còn phân chia được không ? CM
Mô tả TN bắn phá hạt nhân nguyên tử
+ g +
+ g +
qua TN trên chứng tỏ điều gì ?
Hs: Nêu dự đoán qua SGK
GV: Giới thiệu các hạt cấu tạo nên hạt nhân và các thuộc tính của các hạt
Hãy nhận xét cấu tạo hạt nhân nguyên tử ?
Số P có mối quan hệ như thế nào với Z và số e ?
hoạt động 5:
GV: Hướng dẫn Hs nghiên cứu SGK
hãy nhận xét kích thước của các nguyên tử ? nguyên tử khác nhau thì kích thước ?
Kích thước hạt nhân nguyên tử ? nhận xét ?
Kích thước của các hạt cấu tạo nên hạt nhân ?
Hs: Nêu nhận xét
hoạt động 6:
GV: Hdẫn Hs đọc theo SGK
Vì sao phải biểu thị khối lượng nguyên tử theo u?
Hãy xác định khối lượng 1 u = ?
Hãy tính khối lượng các nguyên tử sau theo u
C ; O ; N ...
I- Electron
1-Sự tìm ra Electron
TN1 : Hiện tượng có chùm tia ở cực âm
Nguyên tử có cấu tạo phức tạp
TN2 :Chong chóng quay
Đây là chùm hạt vật chất chuyển động
TN3 : Chùm tia lệch trong điện trường
Chùm tia mang điện âm
Những hạt tạo thành tia âm cực :Electron
2-Khối lượng của e
Electron (e) là hạt vật chất có khối lượng và có điện tích
me = 9,1 .10-31 kg = 1/ 1840 đvc
qe = - 1,6 . 10 -19 C = -1 đtnt (-eo)
II- Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
hạt nhân nguyên tử mang điện (+) có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử và có khối lượng lớn
Kết luận : Nguyên tử gồm hạt nhân mang điên (+) và các e chuyển động xung quanh ,khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
III- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
1- Sự tìm ra Prôton
Prôton là thành phần của hạt nhân nguyên tử mP = 1,67.10-27kg ;eo = +1
2- Sự tìm ra nơtron
Nơtron là thành phần của hạt nhân nguyên tử mN =1,67.10-27kg
không mang điện
3- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử gồm các Prôton và các nơtron ; số P = số điện tích hạt nhân = số e chuyển động xung quanh
IV- Kích thước khối lượng nguyên tử
1-Kích thước : Rất nhỏ khoảng Ao
nguyên tử khác nhau thì kích thước khác nhau
Hạt nhân có kích thước rất nhỏ 10-4A0
Kích thước P,N còn nhỏ hơn
Nguyên tử nhỏ nhất H : 0,53A0
2- Khối lượng nguyên tử : Rất nhỏ
Người ta biểu thị đơn vị khối lượng nguyên tử là u (đvC)
1 u = khối lượng nguyên tử C -12
= 1,66.10-27kg
hoạt động 7: Củng cố
GV: Nêu câu hỏi đàm thoại để đưa đến tổng kết theo sơ đồ
Vỏ nguyên tử gồm các e ( m = 9,1.10-31kg; eo = 1- )
Nguyên tử Prôton ( m = 1u ; e0 = 1+)
Hạt nhân Nơtron ( m = 1 u ; e0 = 0)
Bài 2 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ –NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC –ĐỒNG VỊ
Tiết : 4-5
Ngày soạn : 9/2007
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Hạt nhân nguyên tử quyết định nguyên tử ,mối liên quan giữa Z và A
* Nguyên tố hoá học ,ký hiệu ,đồngvị ,phương pháp xác định nguyên tử khối trung bình của các đồng vị có sẳn trong tự nhiên
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Biết được khái niệm đồng vị ,nguyên tử khối , nguyên tử khối trung bình
Kĩ năng : Giải bài tập tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị ,tính tỷ lệ % khối lượng của mỗi đồng vị và bài tập liên quan
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
hoạt động 1: Kiểm tr bài cũ
GV: Nêu câu hỏi ,gọi Hs trả lời
Hs : Trả lời theo yêu cầu
hoạt động 2: từ hoạt động 1
GV: Từ bài tập
Điện tích hạt nhân = số P = 7+
Số e trong nguyên tử ?
Gợi ý nguyên tử trung hoà điện
Hs : Trả lời g Kết luận
GV: Khối lượng hạt nhân ?
Hs: Bằng khối lượng P + Khối lượng N
Gv: Hãy xác định Z và A của Al biết nguyên tử gồm 13p và 14 n
Hoạt động 3:
Gv: Hướng dẫn Hs nghiên cứu SGK
gợi ý :Nguyên tử giữ nguyên khi Z bão toàn
Đặc trưng cho nguyên tử ?
Hs: Nêu nhận xét g Định nghĩa
Gv: Hãy nhắc lại khái niệm số hiệu nguyên tử ? viết biểu thức liên hệ
Hs: Trình bày
Gv :Để biểu diễn nguyên tố cần ?
Hướng dẫn Hs nghiên cứu
Gv:từ kí hiệu nguyên tố Na; Mg ;Cl ; O hãy xác định số P,N,số e của các nguyên tố ?
Hs: Hoạt động nhóm vận dụng bài tập
Gv: Hdẫn Hs làm bài tập
chiếu kết quả các nhóm -nhận xét
hoạt động 4:
Gv: Đưa bài tập cho Hs giải
hãy cho biết các nguyên tử trên cùng hay khác loại ? (điểm giống và khác nhau )
Hs: Nhận xét và kết luận
Gv: Giới thiệu một số đồng vị hiện nay và ứng dụng của các đồng vị
hoạt động 5:
Gv: Hãy cho biết nguyên tử C nặng gấp bao nhiêu lần u biết khối lượng nguyên tử C là 19,9265.10-27 kg ? g Định nghĩa NTK
Hs: Tính và định nghĩa
Gv: So sánh NTK và khối lượng hạt nhân ?
từ đó rút ra nhận xét – xác định NTK ?
Gv: ĐVĐ :Trong tự nhiên rát ít nguyên tử không có đồng vị nên giá trị NTK ?
Hs : Giá trị cho 1 đồng vị không chính xác
Gv: Hãy xác định của Clo biết trong tự nhiên chiếm 75% còn lại là 37Cl
Hs: lập biểu thức tính g Rút ra CT tổng quát và làm bài tập vận dụng
Bài cũ : Nguyên tố A có hạt nhân gồm 7p và 8n . xác định khối lượng hạt nhân và điện tích hạt nhân
I- Hạt nhân nguyên tử
1- Điện tích hạt nhân
Số đơn vị điện tích hạt nhân = Z = số P=số e
2- Số khối :A
là tổng số hạt P(Z) và N của hạt nhân đó
A = Z + N Với 1,52 Z N Z
A và Z là đại lượng đặc trưng cho nguyên tố
Bài tập vận dụng
II- Nguyên tố hoá học
1- Định nghĩa :
Là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (Z)
2- Số hiệu nguyên tử : Z
là đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố
3- Ký hiệu nguyên tử : Vì A và Z đặc trưng cho nguyên tố nên dùng ký hiệu biểu diễn
Na
23
11
trong đó X : tên nguyên tố
số khối kí hiệu hoá học
số hiệu
nguyên tử
III- Đồng vị
là những nguyên tử có cùng số P nhưng khác nhau số N nên số khối khác nhau
H
Hyđrô Đơteri Triti
Có 340 đồng vị tự nhiên và hơn 2400 đồng vị nhân tạo
IV- Nguyên tử khối –Nguyên tử khối TB
1- Nguyên tử khối :
Là KLNT biểu thị bằng đơn vị khối lượng u
VD: NTK của C là 12u ; H là 1u
Khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nên NTK xác định bằng số khối A
2-Nguyên tử khối trung bình :
trong tự nhiên nguyên tố hoá học đồng thời tồn tại nhiều đồng vị nên NTK là giá trị trung bình của các đồng vị
= trong đó X,Y là NTK của đồng vị X,Y ; a,b là % số nguyên tử của mỗi đồng vị
Bài tập : 1 - xác định số lượng các hạt có trong các nguyên tử : , , ,
-tổng số hạt có trong nguyên tử nguyên tố A là 13 ; 34 ; 80 ; 48 xác định cấu tạo nguyên tử
-tổng số hạt có trong nguyên tử nguyên tố A là 60 trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 2 lần số hạt không mang điện ,xác định cấu tạo nguyên tử của A
-Đồng có 2 đồng vị và Cu NTK trung bình là 63,54 .Tính % số nguyên tử mỗi đ.vị
Bài 3 LUYỆN TẬP :THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Tiết : 6
Ngày soạn : 9/2007
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Cấu tạo của nguyên tử : vỏ nguyên tử ,hạt nhân : P,N
* Số hiệu nguyên tử Z = s P = số e ; Z đặc trưng cho nguyên tố hoá học
* Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của các nguyên tố
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Biết được cấu tạo nguyên tử ,kí hiệu nguyên tố hoá học
đồng vị ,nguyên tử khối , nguyên tử khối trung bình
Kĩ năng : Làm bài tập xác định số hạt cấu tạo nên nguyên tử
Giải bài tập tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị ,tính tỷ lệ % khối lượng của mỗi đồng vị và bài tập liên quan
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k Bài cũ : Kết hợp luyện tập
l Nội dung luyện tập :
hoạt động 1:
Gv: Nguyên tử có thành phần cấu tạo ? các thuộc tính của các hạt ?
Nguyên tử
Vỏ e gồm các e
Hạt nhân nguyên tử
me = 5,5.10-4u ; e0 = 1-
Prôton
Nơtron
mP = 1u
e0 = 1+
mN = 1u
e0 = 0
Hs: Thảo luận nhóm để đưa ra các giá trị được tổng kết theo sơ đồ
hoạt động 2:
Gv: Tổ chức cho Hs làm bài tập (Chiếu nội dung bài tập lên màn )
Bài tập 1 : Các kí hiệu sau cho ta biết điều gì ? , , ,
Hướng dẫn : Z = 11 g số P = số e = 11 ; A = 23 = N + Z g số n = N = 23-11 = 12
các bài khác tương tự cho Hs thảo luận nhóm
hoạt động 3:
Gv: Tổ chức cho Hs làm bài tập vận dụng (Chiếu nội dung bài tập lên màn )
Bài tập 2 : Tính khối lượng nguyên tử N ,so sánh với khối lượng hạt nhân –nhận xét ?
Hướng dẫn : khối lượng 7p = 1,6726.10-27.7 = 11,7082.10-27 kg
khối lượng 7n = 1,6748.10-27.7 = 11,7236.10-27 kg
khối lượng 7e = 9,1094.10-31..7 = 0,0064.10-27 kg
khối lượng hạt nhân : 23,4318.10-27 kg
khối lượng nguyên tử : 23,4382.10-27 kg
Kết luận :Khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nên coi KLNT là số khối
Vận dụng cho các trường hợp như ở trên
hoạt động 4:
Gv: Tổ chức cho Hs làm bài tập tính khối lượng nguyên tử trung bình ( bài tập 2 )
Mở rộng :Bài tập 3: -Đồng có 2 đồng vị và Cu NTK trung bình là 63,54 .
Tính % số nguyên tử mỗi đ.vị
Bài tập 4: - Trong tự nhiên Li có 7Li chiếm 92,5% và 6Li chiếm 7,5% .
Hãy tính của Li
Bài tập 6 (SGK): Thay yêu cầu lập công thức có thể có và tính khối lượng phân tử
m Dặn dò : Nghiên cứu bài sau bằng câu hỏi :
1- Hai phần tử mang điện trái dấu tương tác với nhau ?
2- Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ như thế nào ?
3- Khi 2 phần tử mang điện trái dấu gặp nhau thì sẽ có hiện tượng gì ?
Bài 4 CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
Tiết : 7-8
Ngày soạn : 9/2007
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Trong nguyên tử e chuyển động không theo 1 quỷ đạo xác định ?
* Cấu tạo vỏ e ,khái niệm lớp ,phân lớp e ,số tối đa trong lớp ,phân lớp
* Vận dụng bài tập cấu hình e
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Biết được các mô hình nguyên tử
Mô hình hiện đại về sự chuyển động của e trong nguyên tử
OBITAN nguyên tử ,hình dạng cơ bản của các OBITAN
Khái niệm lớp,phân lớp , số O có trong 1 lớp ,phân lớp ,số e tối đa trong lớp ,phân lớp
Kĩ năng : Xác định được thứ tự các lớp e trong nguyên tử ,số AO có trong mỗi lớp , mỗi phân lớp ,viết cấu hình e
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập , bản vẽ mô hình vỏ nguyên tử
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức
k Bài cũ : Bài tập 1: - Trong tự nhiên Li có 7Li chiếm 92,5% và 6Li chiếm 7,5% .
Hãy tính của Li
Bài tập 2: Các kí hiệu sau cho ta biết điều gì ? ,
l Bài mới : ĐVĐ: Từ cấu tạo nguyên tử và câu hỏi về nhà .Muốn tồn tại e trong nguyên tử thì các e phải như thế nào ? Sự chuyển động của e trong nguyên tử ?
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
hoạt động 1:
Gv: Treo mô hình ,hướng dẫn Hs đọc SGK
Hs: Thảo luận nhóm
Mẫu ở SGK có giải thích được hoá trị không đổi của các nguyên tố ?
theo em các e sẽ phân bố như thế nào để giải thích 1 số nguyên tố hoá trị o đổi ?
Hs:Thảo luận và dự đoán
hoạt động 2:
Gv: Cùng Hs nghiên cứu SGK theo yêu cầu
-Các e sắp xếp như thế nào ? phương pháp nhận biết các lớp ?
Hs: Dựa vào tài liệu xây dựng bài
-Các e trong cùng 1 lớp có đặc điểm gì ?
- Các lớp sắp xếp như thế nào ? quy tắc xác định thứ tự các lớp ?
Gv: Trong 1 lớp các e chuyển động ở những mức E khác nhau g phân lớp
Những e trong 1 phân lớp có mức E ?
Hướng dẫn :Hs cách gọi tên các phân lớp ,phương pháp viết và gọi tên các phân lớp
- Hướng dẫn : Hs khi e cuối cùng điền vào phân lớp e nào thì tên gọi cho e đó ?
hoạt động 3:
Gv: Củng cố nội dung trên tập trung
-Mối liên quan số lớp và số thứ tự chu kỳ
- Cách sắp xếp các lớp ,kí hiệu lớp e
I- Sự chuyên động của các e trong N.tử
Muốn tồn tại các e phải chuyển động xung quanh hạt nhân ,vận tốc rất lớn
Các e chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
II- Lớp và phân lớp electron
1- Lớp electron :
Các e lần lượt chiếm các mức E từ thấp đên cao tạo thành các lớp e
Các e trong cùng 1 lớp có mức E gần bằng nhau
Các lớp sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài ứng với các giá trị 1 ,2 ,3 ,4 ...
Tên các lớp kí hiệu bằng các chữ cái
n = 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp: K L M N O P Q
2- Phân lớp electron
Mỗi lớp chia thành các phân lớp
các e trong cùng phân lớp có mức E bằng nhau
các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s ,p ,d , f
số phân lớp có trong 1 lớp bằng số thứ tự của lớp : Lớp K có 1 phân lớp 1s ...
Electron ở phân lớp nào thì mang tên phân lớp đó : 1s , 2s ,2p ...
Bài tập 1: Một nguyên tử M có 75e và 110n .Kí hiệu của nguyên tử M là :
A. B. C. D.
Bài tập 2: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây đồng thời chứa 20n ,19p và 19e
A. B. C. D.
hoạt động 4:
Gv: Hướng dẫn :Hs đọc SGK để nắm các quy ước
Phân lớp s có số OA là ? Số e max ?
Phân lớp p có số OA là ? Số e max ?
Phân lớp d có số OA là ? Số e max ?
Thế nào là phân lớp bảo hoà ?
Thế nào là phân lớp bán bảo hoà ?
-Lớp K có bao nhiêu AO ? Số e Max ?
Hs: Trả lời theo yêu cầu
-Tương tự lớp L có bao nhiêu AO ? Số e Max ?
-Tương tự lớp M có bao nhiêu AO ?
Số e Max ?
Hãy lập biểu thức cho số e tối đa ?
III- Số e tối đa trong 1 phân lớp ,lớp
-** nguyên lý PAULI : một obitan có chứa tối đa 2 e
1-trong phân lớp : phân lớp s có 1 AO có 2 e
phân lớp p có 3 AO có 6 e
phân lớp d có 5 AÓ có 10 e
phân lớp f có 7 AÓ có 14 e
phân lớp đầy đủ : bảo hoà rất bền
phân lớp đầy đủ ½ : bán bão hoà bền
phân lớp chưa đầy đủ : chưa bão hoà rất kém bền
2- Trong 1 lớp :
Lớp K có 1 AO 1s g số e max = 2 (2.12)
Lớp L có 4 AO 2s và 2p g số e max = 8 (2.22)
Lớp M có 9 AO 3s,3p và 3d
g số e max =18 (2.32)
Lớp thứ n sẽ là : 2.n2
hoạt động 5: Luyện tập
Gv: Đưa các giá trị lên bảng gợi ý cho Hs điền các số liệu
Số thứ tự của lớp
Số e tối đa trong lớp
Số e phân bố vào các phân lớp
n = 1 lớp K
2
1s2
n = 2 lớp L
8
2s22p6
n = 3 lớp M
18
3s23p63d10
Gv: Sắp xếp các e vào các lớp ,phân lớp của và
hướng dẫn : Số e = Z = 7e g lớp K có 2 e lớp L có 5e
Số e = Z = 12 g Lớp K có 2 e ; lớp L có 8 e lớp M có 2e
m củng cố :-rèn luyện xác định số OA ; hình dạng OA ; số e trong các lớp ,phân lớp
** nâng cao : Số lượng tử phụ l = o ÷ ( n -1)
số lượng tử từ m : từ -l đến +l
số lượng tử Spin : s = 1/2
l= 0 à m = 0 có 1 OA
l = 1 à m = -1 ; 0 ; +1 có 3 OA
l = 2 à m = -2 ; -1 ; 0 ; +1 ; +2 à có 5 OA
điện tử cuối cùng điền vào nguyên tử của nguyên tố A
có số lượng tử n = 3 ; l = 1 ; m =0 ; s = -1/2
Bài tập 1 : Xác định nguyên tử M mà e cuối cùng điền vào đó có các số lượng tử :n = 2 ; l = 1 ; m = 0 ; s = +1/2 ( -1/2 )
mô tả sự tạo thành liên kết ở CH4 cho biết cấu trúc phân tử ,góc liên kết .giải thích tại sao trong phân tử H2O góc liên kết 104o 28, còn trong NH3 là 107o
Bài tập 2 : : Xác định nguyên tử X mà e cuối cùng điền vào đó có các số lượng tử :n = 3 ; l = 1 ; m = -1 ; s = -1/2 . Xác định X ; X có thể có những số oxihoá nào ? giải thích ? biểu diễn công thức phân tử của X với F và O ở dạng số oxihoá max .
Bài tập 3 : Xác định nguyên tử A ,B , X mà e cuối cùng điền vào đó có các số lượng tử : A : n = 3 ; l = 0 ; m = 0 ; s = +1/2
B : n = 3 ; l = 0 ; m = 0 ; s = -1/2
X : n = 4 ; l = 0 ; m = 0 ; s = +1/2
Xác định cấu hình e ; vị trí trong bảng ; công thức o xít cao nhất ; sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính chất bazơ
Bài 5 CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
Tiết : 9
Ngày soạn : 9/2007
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Cấu hình e của nguyên tử
Cấu hình e của 20 nguyên tố đầu
Đặc điểm của lớp e ngoài cùng
II-MỤC TIÊU :
1-Kiến
File đính kèm:
- giao an hoa 10(5).doc