I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8
-Ôn tập lại cácdạng bài toán tíng theo công thức, tính theo PTHH và các khái niệm về d2,độ tan, nồng độ dung dịch.
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng viếtPTHH, lập công thức và làm các dạng bài tập.
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: ôn tập bài tập hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/2007.
Tiết 1: ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8
-ôn tập lại cácdạng bài toán tíng theo công thức, tính theo PTHH và các khái niệm về d2,độ tan, nồng độ dung dịch.
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng viếtPTHH, lập công thức và làm các dạng bài tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Chuẩn bị của GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập cơ bản hoá học 8.
2.Chuẩn bị của học sinh: ôn tập các kiến thức đã học ở lớp 8.
III.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:ôn tập các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản.
-GV:hệ thống lại các nội dung chính đã học ở lớp 8.
-GV:vận dụng các kiến thức cơ bản đã học
để luyện tập một số dạng bài tập.
Bài tập 1:dạng phiếu học tập theo nhóm
-Hỏi:Hãy viết CTHH của các chất có tên gọi sau đây và phân loại chúng.
sstt
Tên gọi
công thức
Phân loại
1
Ka li cacbonat
2
Đồng(II) oxit
3
Săt(III)hiđrôxit
-Hỏi: Để làm được bài tập trên ta cần phải sử dụng những đơn vị kiến thức nào?
-GV:yêu cầu h/s các nhóm báo cáo kết quả bài tập số 1.
-GV: nhận xét bổ xung và treo bảng phụkết quả bài tập 1.
-GV: cho h/s về nhà làm các bài tập tương tự.
Bài tập 2:phiếu học tập nhóm
-Hỏi: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
a, P + O2 ---> ?
b, Fe + O2 ---> ?
c, Zn + ? ---> ? + H2
d, ? + ? ---> H2O
e, P2O5 + ? --->H3PO4
h, CuO + ? --->Cu + H2O
GV: y/c hs các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập 2
GV: y/c hs các nhóm báo cáo kết quả
-Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài phương pháp giải bài tập.
-GV: y/c hs nhắc lại các công thức áp dụng để giải một số dạng bài tập đã học ở lớp 8.
GV: nhận xét bổ xung và giải thích các kí hiệu
-Hoạt động3: áp dụnggiải các bài tập.
Bài tập 1: Tính % về khối lượng của nguyên tố oxi trong hợp chất CaCO3
-Hỏi: Nêu cách tính % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất và áp dụng làm bài tập 1.
Bài tập2:Hoà tan 2,8gFe bằng dd HCl 2M vừa đủ.
a. TínhVdd HCl cần dùng
b. tính thể tích khí H2 thoát ở (đktc)
c. Tính CM của dd sau pư.
GV:y/c hs làm bài theo nhóm
+ nhóm 1 làm câu a
+ nhóm 2 làm câu b
+ nhóm 3 làm câu c
+ nhóm 4 theo dõi nhận xét.
-GV gọi đại diện nhóm lên bảng làm
-GV nhận xét bổ xung.
-GV giao bài tập về nhà với các dạng bài tương tự.
I.ôn tập lí thuyết hoá học 8:
-Học sinh theo dõi lâứng nghe củng cố lại kiến thức.
1. Bài tập1:
-HS các nhóm thảo hoàn thành vào phiếu học tập
-HS:nêu những đơn vị kiến thức cần sử dụng.
-HS: báo cáo, nhóm khác nhận xét
stt
Tên gọi
Công thức
Phân loại
1
Kalicacbonat
K2CO3
Muối
2
Đồng(II)oxit
CuO
Oxitbazơ
3
Sắt(III)hiđrôxit
Fe(OH)
Bazơ
2. Bài tập 2:
-HS: thảo luận hoàn thành bài tập 2
-HS: các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xết bố xung.
a, 4P +5O2 -> 2P2O5
b, 3Fe +2O2 -> Fe3O4
c, Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
d, 2H2 +O2 -> 2H2O
e, P2O5 +3H2O -> 2H3PO4
h, CuO + H2 -> Cu + H2O
II.Một sồ công thức áp dụng để giải một số dạng bài toán.
-HS: kể lại các công thức áp dụng làm bài tập đẫ học.
+ n=m/M -> M=m/n; m=n.M.
+ nkhí = V/22,4 ->V=n.22,4.
+ dA/dB =MA/MB (A,B là chất khí)
+ CM=n/V ; C%=mct.100%/mdd
III. áp dụng:
1. Bài tập1:
-HS nêu cách tính. +Tính KL mol h/c
+Tính % các n/tố
MCaCO3=40+12+16.3=100(g)
%O= 48.100%/100=48%
2. Bài tập 2.
HS thảo luận hoàn thành bài tập
nFe =2,8/56 =0,05 mol
a. PTPƯ: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
-Theo ptpư: nHCl =2nFe =2.0,05=0,1mol
- áp dụng công thức CM=n/V
->VHCl=n/CM=0,1/2=0,05(lít)
b. nH2=nFe=0,05mol
->VH2=0,05.22,4=1,12lít
c. nFeCl2=nFe=0,05mol
->CMFeCl2=n/v=0,05/0.05=1M
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
*ôn tập lại toàn bộ dạng câu hỏi và bài tập dạng tương tự như trong SGK, SBT.
*ôn lại các khái niệm về oxit, axit, bazơ, muối.
*Phân biệt được kim loại ,phi kim để phân biệt các loại oxit.
..............................................................................................................................................
Ngày soạn:7/9/2007.
Chương i: các loại hợp chất vô cơ.
Tiết 2. bài 1: tính chất hoá học của oxit
Khái quát về sự phân loại oxit.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-HS biết được những tính chất hoá học quan trọng của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
-HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ, oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.
2. Kỹ năng:
-Vận dụng kiến thức về tính chất hoá học của oxit để giải một số dạng bài tập định tính và định lượng.
-Rèn luyện kỹ năng thực hành.
3. Giáo dục:
-Cẩn thận khi làm thực hành.
-Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
1. Chuẩn bị của GV: cho mỗi nhóm hs
a. Dụng cụ: + Giá ống nghiệm
+ ống nghiệm (4 chiếc)
+ Kẹp gỗ(2 chiếc)
+ Cốc thuỷ tinh
+ ống hút
b. Hoá chất: CuO, CaO, H2O, dd HCl và quỳ tím
2. Chuẩn bị của HS:
-Mỗi tổ một cục vôi sống chưa toả.
-ôn tập lại kiến thức về oxit
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hỏi: oxit là gì? Thế nào là oxit axit, oxit bazơ. Lấy ví dụ
2. Giới thiệu bài: oxit có những tính chất HH như thế nào? Căn cứ vào đâu người ta có thể phân loại được oxit. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:Tìm hiểu t/c HH của oxit
-GV phân dụng cụ hoá chất cho từng nhóm
(4 nhóm)
-GV treo bảng phụ hướng dẫn học sinh các nhóm làm thí nghiệm.
+ống 1: cho 1 ít bột CuO (màu đen)
+ống 2: cho 1 mẫu vôi sống (CaO)
+Thêm vào mỗi ống 2-3ml nước lắc nhẹ
+Lấy dd ở 2 ống nghiệm nhỏ lần lượt lên giấy quỳ tím
GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ.
GV y/c học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và viết PTHH xảy ra
-Hỏi: từ kết quả TN trên em rút ra kết luận gì?
-GV thông báo những oxit bazơ tác dụng với H2O ở đk thường.
-GV y/c hs viết các PTHH của các oxit bazơ trên với nước.
GV hướng dẫn học sinh các nhóm làm TN2 tương tự TN1
+ống 1: cho 1 ít CuO (màu đen)
+ống 2 : cho 1 mẫu vôi sống (màu trắng)
+nhỏ vào mỗi ống 2-3 giọt dd HCl lắc nhẹ
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả TN2. Viết PTHH xảy ra.
-GV dd màu xanh lam là dd CuCl2
dd trong suốt không màu là dd CaCl2
-Hỏi: Từ kết quả thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
-GV bằng thực nghiệm người ta đã chứng minhđược rằng một số oxit bazơ như: K2O, Na2O, BaO, CaO... t/d được với oxit axit -> muối
-GV y/c hs viết các PTHH tương ứng giữa các oxit bazơ trên với CO2.
-Hỏi: Từ thực nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
-Hoạt động2: Tìm hiểu t/c HH của oxit axit
-GV treo bảng phụ hướng dẫn các nhóm tiến hành TN
+Đốt P(đỏ) trong bình thuỷ tinh miệng rộng
+Rót 10 ml H2O vào bình lắc nhẹ để P2O5 tan hết
+Lấy 1 ít dd này thử bằng giấy quỳ tím
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả TN và viết PTHH xảy ra
-GV thông báo 1 số gốc axit tương ứng với các oxit.
VD: oxit axit axit
P2O5 H3PO4
CO2 H2CO3
SO2 H2SO3
SO3 H2SO4
-GV y/c hs viết PTHH tạo thành các axit tương ứng từ các oxit axit trên.
Hỏi :Từ các PTHH trên em rút ra kết luận gì?
-GV y/c hs giải thích hiện tượng vì sao cốc nước vôi trong để qua đêm bị nổi váng? Viết PTHH xảy ra.
-GV nếu thay CO2 bằng các oxit axit khác: SO2, SO3, P2O5...thì có PƯ tương tự.
Hỏi từ các PTHH trên em rút ra kết luận gì?
+Bài tập áp dụng: cho các oxit sau K2O, Na2O,SO3, Fe3O4. Gọi tên và phân loại các oxit trên. Oxit nào t/d với H2O,dd HCl vàdd NaOH. Viết PTHH xảy ra.
-Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát về sự phân loại oxit
-GV dựa vào tính chất HH của oxit người ta phân oxit thành 4 loại:
+oxit axit
+oxit bazơ
+oxit trung tính
+oxit lưỡng tính
I.Tính chất HH của oxit
1.Tính chất HH của oxit bazơ
a.Tác dụng với nước(H2O)
-HS các nhóm nhận dụng cụ hoá chất và kiểm tra
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
+ống 1: không có hiện tượng gì xảy ra
+ống 2: vôi sống toả ra có hiện tượng toả nhiệt dd thu được làm quỳ tím chuyển thành xanh
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
*Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
ví dụ: CaO, BaO, K2O, Na2O...
-HS viết các PTHH
b. Tác dụng với axit.
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
-HS các nhóm báo cáo kết quả TN
+ống1: bột CuO(màu đen) bị hoà tan trong dd HCl-> dd màu xanh lam
+ống2: bột CaO(màu trắng) bị hoà tan trong dd HCl -> dd trong suốt
PTHH: CuO + 2HCl ->CuCl2 + H2O
CaO +2HCl ->CaCl2 + H2O
*Kết luận: oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxit axit
-HS viết các PTHH
CaO + CO2 -> CaCO3
K2O + CO2 -> K2CO3
* Kết luận: Một số oxit bazơ t/d với oxit axit tạo thành muối
2. Tính chất HH của oxit axit
a. Tác dụng với nước
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
-HS các nhóm báo cáo kết quả TN
+dd làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
PTHH: P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
-HS viêt các PTHH tạo thành các axit tương ứng trên.
*Kết luận:Nhiều oxit axit t/d với nước tạo thành dd axit
b v. Tác dụng ới bazơ
-HS giải thích và viết PTHH
Ca(OH)2 +CO2 -> CaCO3 + H2O
*Kết luận: oxit axit t/d với bazơ tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với bazơ (học ở phần 1)
-HS các nhóm thảo luận làm bài tập
II. Khái quát về sự phân loại oxit.
-HS biết phân loại oxit dựa vào t/c HH
VD: +oxit axit: CO2, SO3...
+oxit bazơ: CuO, Fe2O3...
+oxit trung tính: NO, CO...
+oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO...
4.Kiểm tra đánh giá:
-GV y/c hs làm bài tập số 1, 2 SGK
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm các bài tập còn lại SGK, SBT.
-Tham khảo bài mới, mỗi tổ chuẩn bị 1 cục vôi sống.
..............................................................................................................................................Ngày: 10/9/2007.
Tiết 3: Bài 2. một số oxit quan trọng
. A. can xi oxit (caO)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-HS hiểu được những t/c HH của CaO
-Biết các ứng dụng quan trọng của CaO
-Biết được các phương pháp điều chế CaO trong PTN và trong CN.
2. Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng viết các PTHH và làm các bài tập HH.
3. Giáo dục: tính cẩn thận trong thực hành và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: *Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh,đũa thuỷ tinh, tranh lò vôi.
*Hoá chất: CaO, dd HCl, dd H2SO4, CaCO3, dd Ca(OH)2
2. Chuẩn bị của học sinh: mỗi tổ 1 cục vôi sống (CaO)
III, Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: so sánh t/c của oxit axit và oxit bazơ. Viết PTHH -HS2: Làm bài tập số 3 SGK
2. Giới thiệu bài:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu t/c HH của CaO
-GV y/c hs nêu t/c HH của oxit bazơ và viết các PTHH trên góc bảng.
-GV cho hs quan sát mẫu CaO
Hỏi: CaO có những tính chất vật lý ntn?
-GV bổ sung thêm
-GV phát dụng cụ hoá chất cho cácnhóm y/c hs các nhóm làm các TN.
+Nhóm 1,2 làm TN cho 1 mẫu CaO vào ống nghiệm nhỏ từ từ nước vào.
+Nhóm 3,4 làm TN cho 1 mẫu CaO vào ống nghiệm nhỏ từ từ dd HCl vào
-GV y/c hs nhóm 1,2 báo cáo kết quả TN
-GV Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan tạo thành dd bazơ.
-GV CaO có tính hut ẩm mạnh.
GV y/c hs nhóm 3,4 báo cáo kết quả TN
-GV nhờ t/c này mà CaO được dùng để cải tạo đất phèn, sử lý nước thải...
-Hỏi CaO để lâu ngoài k2 có hiện tượng gì?
-GV nhận xét, giải thích và y/c câúch viết PTHH.
-Hỏi: từ các thực nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2:Tìm hiểu ứng dụng của CaO
Hỏi: Hãy kể những ứng dụng của CaO mà em biết?
-GV nhận xét bổ xung
-Hoạt động 3: Sản xuất CaO
Hỏi: kể những nguyên liệu dùng để sản xuất CaO.
-Gv nhận xét bổ sung
-GV treo tranh vẽ lò vôi H14, H15 SGK
-GV thông báo nguyên tắc hoạt động của lò
Và các PTHH xảy ra.
-GV gọi 1 hs đọc em có biết
I. CaO có những tính chất nào?
1. Tính chất vật lý.
CaO là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao 25850C
2. Tính chất HH.
a. Tác dụng với nước:
*Thí nghiệm:
-HS nhóm 1,2 tiến hành TN theo hướng dẫn của giáo viên
*Hiện tượng: CaO tan vào nước PƯ toả nhiệt toạ thành dd màu trắng.
PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2
b. Tác dụng với axit:
*Thí nghiệm:
-HS nhóm 3,4 tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
*Hiện tượng: CaO tan trong ddHCl toả nhiệt-> dd trong suốt
PTHH: CaO +2HCl ->CaCl2 +H2O
c. Tác dụng với oxit axit
-HS giải thích
PTHH: CaO + CO2 -> CaCO3
*Kết luận: CaO là oxit bazơ
II. ứng dụng của CaO
-HS kể những ứng dụng của CaO.
+Dùng trong CN luyện kim, CN háo học.
+Khử đất chua
+Sử lí nước
+Sát trùng khử độc...
III. Sản xuất CaO như thế nào?
1. Nguyên liệu:
-HS kể: CaCO3, than ,củi...
2. Các PTHH xảy ra
C + O2 -> CO2 +Q
CaCO3 -> CaO + CO2
4. Kiểm tra đánh giá:
-Hỏi: viết các PTHH thực hiện chuổi biến hoá sau.
CaCO3 -> CaO ->Ca(OH)2 ->CaCl2.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm các bài tập SGK, SBT
-Đọc em có biết
-Tham khảo bài mới.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/9/2007.
Tiết 4: một số oxit quan trọng (tt)
b. lưu huỳnh đi oxit (so2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-HS biết được các tính chất của SO2
-Biết được các ứng dụng của SO2 và phương pháp điều chế SO2 trong PTN, trong CN.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viêt PTHH và kỹ năng làm các bài tập tính toán theo PTHH
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1, Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2, Chuẩn bị của học sinh: ôn tập tính chất hoá học của oxit axit.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Trình bày t/c HH của oxit axit. Viết các PTHH tương ứng.
-HS2: Làm bài tập số 4 SGK.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của SO2.
-GV thông báo t/c vật lí của SO2.
-Hỏi: SO2 thuộc loại oxit gì? chúng có những t/c HH như thế nào?Viết các PTHH
minh hoạ cho mỗi t/c.
-GV yêu cầu học sinh đọc tên các sp tạo thành
-GV SO2 là khí gây ô nhiễm không khí, là nguyên nhân gây mưa axit.
-Hỏi: Từ các t/c trên giúp em khẳng định được gì?
-Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụmg của SO2
-Hỏi: Kể tên những ứng dụng của SO2 mà em biết?
-GV nhận xét bổ xung
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chế SO2
-GV thông báo cách điều chế SO2 trong PTN và trong CN.
-GV yêu cầu hs viết các PTHH điều chế SO2
-Hỏi: từ tính chất vật lí của SO2 cho biết ta có thể thu khí SO2 bằng cách nào? Giải thích.
I. Lưu huỳnh đi oxit có những t/c gì?
1.Tính chất vật lí: SO2 là chất khí không màu, mùi hắc độc, nặng hơn không khí có
(d 64/29).
2. Tính chất HH của SO2
-HS nêu các t/c HH của SO2
+T ác dụng với H2O:
SO2 + H2O -> H2SO3.
+Tác dụng với dd bazơ;
SO2 + 2 KOH -> K2SO3 + H2O
SO2 + KOH -> KHSO3
+Tác dụng với oxit bazơ:
SO2 +CaO -> CáSO3
*Kết luận; SO2 là oxit axit.
II. Lưu huỳnh đi oxit có những ứng dụng gì?
-HS kể tên những ứng dụng của SO2
III. Điều chế SO2 như thế nào?
1. Điều chế SO2 trong PTN.
-Muối sun pit + axit mạnh -> SO2+...
VD: Na2SO3 +2HCl ->NaCl + SO2 + H2O
-Kim loại t/d + H2SO4(đặc) -> SO2 +...
VD : Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O
2. Điều chế SO2 trong CN:
* Đốt S trong không khí: S + O2 -> SO2
*Đốt quặng pirit: FeS2 +11O2 ->SO2 +...
3. Kiểm tra đánh giá:
-GV yêu cầu hs làm bài tập số 1 SGK.
IV.Hướng dẫn hs học ở nhà:
-Làm các bài tập còn lại SGK, SBT.
-Tham khảo bài mới.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/9/2007
Tiết 5: tính chất hoá học của axit
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được tính chất hoá học chung của axit và dẫn ra được những PTHH
Tương ứng cho mỗi tính chất.
2. Kỹ năng:
-HS biết vận dụng những hiểu biết về tính chất HH để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.
-Biết làm một số dạng bài tập về oxit, về axit.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Hoá chất: các dd HCl, H2SO4, quỳ tím, kim loaij Zn, Al, Fe, Cu(OH)2, CuO.
- Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ, giá ống nghiệm cho mỗi tổ.
2. Chuẩn bị của HS: ôn lại khái niệm về axit.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: axit là gì? viết công thức tổng quát của axit. Lấy ví dụ
-HS2: làm bài tập số 2 SGK.
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo niên và học sinh
I. Tính chất hoá học.
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị.
-Axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
2. Tác dụng với kim loại.
a. Thí nghiệm: (SGK)
b. Hiện tượng:
c. Nhận xét: dd axit t/d được với nhiều KL -> Muối + H2.
PTHH:
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
Al +3H2SO4->Al2(SO4)3+3H2
3. Tác dụng với kim loại:
a. Thí nghiệm: (SGK)
b. Hiện tượng:
c. Nhận xét: axit tác dụng với bazơ-> muối + nước.
PTHH:
Cu(OH)2+H2SO4->CúSO4+2H2O
2NaOH+H2SO4->Na2SO4+H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
a. Thí nghiệm: (SGK)
b. Hiện tượng:
c. Nhận xét: oxit axit t/d với bazơ tạo thành muối và nước.
PTHH
Fe2O3 +6HCl ->2FeCl3 + 3H2O
CuO + H2SO4 -> CúSO4 + H2O
5. Tác dụng với muối(học bài sau)
II. Axit mạnh và axit yếu.
*Axit mạnh : HCl, H2SO4, HNO3..
*Axit yếu: H2S, H2CO3...
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit.
-GV hướng dẫn hs các nhóm làm TN1 SGK.
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả TN và nhận xét.
-GV trong HH quỳ tím là chất chỉ thị dùng để nhận biết dd axit.
-GV phát phiếu học tập với nội dung kiểm tra đánh giá phần 1.
-Hỏi: Trình bày p2 HH để nhận biết các dd không màu sau: dd NaCl, NaOH HCl.
-HS các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
-GV hướng dẫn hs các nhóm tiến hành TN2 SGK.
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
-Gv y/c hs các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
-HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nhận xét và viết PTHH
-GV lưu ý hs viết PTHH phải ghi trạng thái.
-GV y/c hs các nhóm tiến hành thí nghiệm 3(SGK)
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nhận xét và viết PTHH xảy ra.
-GV y/c hs các nhóm tiến hành TN 4(SGK)
-HS các nhóm tiến hành TN
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
-HS các nhóm báp cáo kết quả TN nhận xét và viết PTHH
Hoạt động 2: Tìm hiểu axit mạnh và axit yếu.
-Gv dựa vào tính chất HH người ta phân axit thành 2 loại.
-HS biết axit được phân làm 2 loại.
3. Kiểm tra đánh giá:
-HS làm bài tập số 2 SGK
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm các bài tập còn lại SGK, SBT.
-Tham khảo bài mới
-Đọc em có biết
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/9/2007
Tiết 6: một số axit quan trọng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-HS biết được các t/c HH của HCl, H2SO4(l)
-Biết được cách viết đúng các PTHH thể hiện t/c HH chung của axit
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức về t/c của HCl, H2SO4 vào việc giải các bài toán định tính và định lượng.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
* Hoá chất: ddHCl, dd H2SO4, quỳ tím, H2SO4(đặc), Al, Cu. CuO,Cu(OH)2, dd NaOH.
*Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ (4 tổ)
2. Chuẩn bị của hs: ôn lại tính chất HH chung của axit.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS 1:Trình bày t/c HH của axit. Viết PTHH minh hoạ.
-HS 2: Làm bài tập số 3 SGK.
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
I. Axit clohiđric(HCl)
1. Tính chất vật lý:
2. Tính chất HH.
+dd HCl làm quỳ tím->đỏ
+dd HCl t/d với KL:Fe,Al..
2Al+6HCl->2AlCl3+3H2
+dd HCl t/d với bazơ
HCl + Fe2O3-> FeCl3 +H2O
CuO+2HCl->CuCl2+H2O
*Kết luận: dd HCl mang đầy đủ t/c HH của axit.
3. ứng dụng
-Điều chế muối clorua
-Làm sạch bề mặt kim loại
-Tẩy gỉ kim loại
-Chế biến thực phẩm, dược phẩm.
II. Axit sun furic(H2SO4).
1. Tính chất vật lý.
H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp 2 lần nước(d=1,83g/em3). Không bay hơi, dễ tan trong nước
Và toả nhiệt lớn.
2. Tính chất HH.
a. H2SO4(loãng) có tính chất HH của axit.
+dd làm quỳ tím hoá đỏ
+dd t/d với KL: Fe, Al, Zn.
Fe +H2SO4 ->FeSO4 + H2
Al+H2SO4->2Al2(SO4)3 +H2
+T/d với bazơ->M + H2O
H2SO4+Cu(OH)2->CúSO4+H2O
+T/d với oxit bazơ -> M+H2O
3H2SO4+Al2O3->Al2(SO4)3+3H2O
-Hoạt động 1:Tìm hiểu t/c và ứng dụng của HCl.
-GV cho hs quan sát lọ đựng HCl
-HS quan sát
Hỏi: HCl có những t/c vật lý như thế nào?
-GV để c/m HCl là axit mạnh mang đầy đủ t/c HH của một axit ta nên tiến hành những thí nghiệm nào?
-HS nêu các thí nghiệm sẽ tến hành để c/m HCl mang đầy đủ t/c của một axit. -GV nhận xét bổ xung.
-GV phát dụng cụ hoá chất y/c hs các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-HS các nhóm tiến hành thí nghệm
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả các thí nghiệm, nhận xét và viết PTHH xảy ra(nếu có)
-GV giới thiệu ứng dụng của HCl.
Hoạt động 2:Tìm hiểu các tính hất của H2SO4.
-GV cho hs quan sát lọ đựng H2SO4(đặc)
-HS quan sát
Hỏi: H2SO4 có những tính chất vật lý như thế nào?
-GV nhận xét bổ xung và lưu ý hs cách pha chế H2SO4đ.
Hỏi: Tương tự HCl thì H2SO4(l) có những tính chất HH như thế nào?
-HS nêu và viết PTHH.
-GV: Ngoài những tính chất hoá học trên H2SO4(l) còn có khả năng phản ứng với dd muối (học ở bài 9).
3. Kiểm tra đánh giá:
Hỏi: Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO3, K2O, Mg, Fe, Cu, CuO, P2O5.
* Gọi tên và phân loại các chất trên.
*những chất nào tác dụng được với H2O, dd H2SO4(l), dd KOH. Viết các PTHH
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm các bài tập còn lại SGK. SBT.
-Tìm hiểu t/c HH riêng của H2SO4(đặc nóng)
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/9/2007
Tiết 7: một số axit quan trọng (tt)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-HS biết H2SO4(đ) còn có những t/c HH riêng. Tính oxi hoá, tính háo nước, dẫn ra được những PTHH cho các tính chất này.
-Biết cách nhận biết H2SO4 và các muối sun fat.
-Những ứng dụng quan trọng của H2SO4 trong sản xuất và trong đời sống.
-Biết các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
Rền luyện kỹ năng viết PTHH, nhận biết các lọ hoá chất bị mất nhãn, làm bài tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn, bát sứ (4 tổ)
-Hoá chất: dd H2SO4, H2SO4(đặc), Cu, dd BaCl2, Na2SO4, HCl, NaCl, NaOH
2. Chuẩn bị của hs: ôn lại tính chất của axit
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ và học bài mới:
-HS 1: Nêu t/c HH của H2SO4(l) và viết các PTHH minh hoạ.
-HS 2: Làm bài tập số 6 SGK.
-GV nhận xét, sữa chữa cho điểm.
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
2. Axit sunfuric có những tính chất HH riêng.
a. Tác dụng với kim loại:
*Thí nghiệm:(SGK)
*Hiện tượng:
+Cu không tan trong H2SO4(l)
+Cu tan trong H2SO4(đ)-> khí không màu + dd màu xanh lam
* Nhận xét: Cu PƯ với H2SO4đ
PTHH:Cu + H2SO4->CuSO4+SO2+H2O
*Kết luận: H2SO4(đ) t/d được với hầu hết kim loại nhưng khí bay ra không phải là H2.
b. Tính háo nước:
*Thí nghiệm:(SGK)
*Hiện tượng:
*Nhận xét: chất rắn màu đen là C do H2SO4(đ) loại đi 2 nguyên tố H, O của đường -> H2O
PTHH: C12H22O11-->11H2O + 12C
III.ứng dụng:
IV. Sản xuất axitsunfuric.
1. Nguyên liệu: quặng sắt, không khí, nước.
2. Các công đoạn:
*Sản xuất SO2:
4FeS2 + 11O2 ->2Fe2O3 + 8SO2
*Sản xuất SO3:
2SO2 + O2 -> 2SO3
*Sản xuất axit sunfuric.
SO3 + H2O -> H2SO4
V. Nhận biết H2SO4 và muối sun fat
a. Thí nghiệm: (SGK)
b. Hiện tượng: cả 2 ống có kết tủa màu trắng
PTHH:
H2SO4 +BaCl2 ->BaSO4 +2HCl
Na2SO4 +BaCl2-> BaSO4 +2NaCl
*Kết luận: muối tan Ba2+, Ba(OH)2 là hoá chất dùng để nhận biết gốc =SO4.
Hoạt động1: Tìm hiểu những tính chất HH riêng của H2SO4(đặc).
-GV y/c hs các nhóm làm TN (SGK)
-HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
-GV y/c hs các nhóm báo cáo kết quả TN, nhận xét và viết PTHH xảy ra.
-HS các nhóm báo cáo kết quả TN nhận xét và viết PTHH.
-GV H2SO4 có thể tác dụng với nhiều kim loại nhưng khí sinh ra ko pkải là H2.
Hỏi: Từ kết quả thí nghiệm trên so sánh t/c của H2SO4(l) và H2SO4(đ).
-HS so sánh.
-GV làm thí nghiệm cho 1 thìa đường vào bát sứ, nhỏ lên trên đường 4->5 ml H2SO4(đ)
-HS quan sát thí nghiệm
Hỏi: quan sát thí nghiệm thấy có hiện tượng gì?
-HS trả lời hiện tượng.
-GV hướng dẫn hs nhận xét hiện tượng.Khí đẩy khối xốp màu đen lên khỏi miệng cốc là do 1 phần C sinh ra bị H2SO4đ oxi hoá tạo thầnh CO2 và SO2.
-GV giáo dục hs hết sức cẩn thận khi sử dụng
H2SO4(đặc)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của H2SO4đ.
-GV Treo tranh vẽ phóng to H1.12(SGK)
-HS quan sát
Hỏi: Kể những ứng dụng quan trọng của H2SO4đ đối với nền kinh tế quốc dân.
-HS nêu ứng dụng của H2SO4đ
Hoạt động 3: Tìm hioêủ phương pháp điều chế H2SO4.
-GV thông báo nguyên liệu và các công đoạn
Sản xuất H2SO4
-HS ghi bài và viết các PTHH.
Hoạt động 4: Tìm hiểu p2 nhận biết H2SO4
File đính kèm:
- giao an hoa hoc 9 du ca nam.doc